BÀI GIẢNG  :      KỸ NĂNG LẮNG NGHE CHỦ ĐỘNG

Thời gian

Nội dung

Mô tả hoạt động

Tài liệu

Người hướng dẫn

2 p

I. Chào hỏi, giới thiệu.

Nhóm trưởng giới thiệu các thành viên trong nhóm: tên, tuổi, đơn vị công tác.

 

Cả nhóm

 

 

 

 

10p

II. Tạo động lực, truyền cảm hứng.

 

 

     1. Thế nào là biết lắng nghe ?

-Người hướng dẫn  cho lớp xem 1 clip về kĩ năng sống “học cách lắng nghe “.  

- Người hướng dẫn đặt câu hỏi:

Bạn có suy nghĩ gì sau khi xem xong clip trên?

2. Người hướng dẫn gọi 1 số người trả lời, nhận xét, bổ sung.

3. Người hướng dẫn chốt: Kỹ năng làm lắng nghe:

+ Nghe: tiếp nhận thông tin một cách vô thức.

+ Lắng nghe: ghi nhận thông tin một cách chủ động.

Kỹ năng lắng nghe vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nó giúp mối quan hệ giữa người với người gần gũi hơn.” 3 tuổi học nói, cả đời học nghe”

Lắng nghe tốt là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để hoàn toàn tập trung vào những gì ai đó đang nói.

Trong giao tiếp không phải lúc nào cũng nghe tốt, hiệu quả cao. Vậy làm sao để lắng nghe tốt, hiệu quả cao?

 

 

 

Clip về kỹ năng sống “ học cách lắng nghe

 

 

 

 

Bùi Kim Hoa.

10 p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10 p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3p

III. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Tổng kết.

  1. Tại sao nghe kém hiệu quả?

-Người hướng dẫn mời 4 học viên lên tham gia một bài tập thực nghiệm, giao nhiệm vụ và dụng cụ cho họ:

+ Một người chăm chú ghi chép nội dung.

+ Một người sử dụng tai nghe nhạc.

+ Một người đang đọc công văn.

+ Một người chơi điện tử.

-Người hướng dẫn  ngồi đối diện chuẩn bị sẵn 1 câu chuyện và kể cho họ nghe.

-Sau khi nghe xong người hướng dẫn hỏi họ xem: họ nghe được những gì?

-Ngưới hướng dẫn phân tích các trường hợp nghe ở trên và đưa ra một số nguyên nhân của việc nghe kém hiệu quả ( sử dụng slide ).

 

2. Những việc nên và không nên khi lắng nghe.

- Cả lớp xem một tiểu phẩm ngắn ( kịch bản phần phụ lục): “Xin tiền

- Người hướng dẫn hỏi học viên: Tại sao người bố lại không hiểu ý người con còn người hàng xóm lại giúp được người con ?

-Người hướng dẫn gọi một số người trả lời, nhận xét bổ sung.

-Người hướng dẫn 4 chia lớp thành 4 nhóm, phát dụng cụ cho các nhóm.      

? Theo các anh, chị những việc nào nên làm, những việc nào không nên làm trong lắng nghe?

- Các nhóm quả thảo luận ( 3 p), ghi kết quả vào giấy A0.

-Người hướng dẫn sử dụng slide chiếu đáp án, và nêu những việc nên làm, những việc không nên làm khi lắng nghe.

- Đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm, nhóm nào ghi được nhiều kết quả nhất, nhóm đó chiến thng sẽ nhận một phần quà.

 

 

-Người hướng dẫn tổng kết kỹ năng lắng nghe chủ động:

+ Có rất nhiều rào cản trong khi nghe, nhưng chúng ta biết tránh những việc không nên làm khi lắng nghe và khi lắng nghe chúng ta chú ý lắng nghe, khi nghe thật bình tĩnh, kiên nhẫn, thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng với người nói thì hiệu quả của việc lắng nghe mới cao, quan hệ giữa mọi người mới gần gũi, khó khăn, lỗi buồn được chia sẻ, công việc được giải quyết hiệu quả hơn.

+ Kỹ năng lắng nghe chủ động vô cùng quan trọng để giải quyết tốt mối quan hệ trong gia đình, với bạn bè và trong xã hội, đặc biệt là quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh. “ Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu.

        Trên đây là bài giảng "Kỹ năng lắng nghe chủ động" của nhóm 1.

Xin trân thành cảm ơn ban giám khảo và cả lớp đã theo dõi, góp ý để bài giảng được hoàn thiện hơn!

Bút, cuốn sổ, điện thoại di động, tai nghe, một đoạn văn bản.

Slide về nguyên nhân nghe kém hiệu quả.

 

 

Giấy Ao, bút dạ, băng dính,

căp sách, tờ tiền 5000đ, slide về những việc nên làm và không nên làm khi lắng nghe, phần quà.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn thị Hải Yến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Ngọc Tuyến.

Trường  THCS Thanh Xuân:  Bùi Kim Hoa, Nguyễn Ngọc Tuyến.

Trường THCS Quang Tiến:    Nguyễn thị Hải Yến.

Trường THCS Phú Cường :   Lộc thị Tuyến

 

PHỤ LỤC:

  1. Slide 1: Những nguyên nhân nghe kém hiệu quả:

+ Thành kiến, đầu óc bảo thủ.

+ Chểnh mảng không chú ý.

+ Thông tin quá nhiều.

+ Thông tin, lời nói và ngôn ngữ không rõ ràng.

+ Sự sợ hãi hay đe dọa.

+ Nghe đại khái, bỏ qua các chi tiết cụ thể.

+ Giả vờ nghe, nghe không nỗ lực, tập trung.

+ Có vấn đề về thính giác.

+ Có nhiều âm thanh ở xung quanh.

+ Tâm trạng không tốt của người nghe.

  1. Silde 2:

-         Những việc không nên làm khi lắng nghe:

+ Lơ đãng, coi thường câu chuyện người khác.

+ Cắt ngang, gic giã.

+ Luôn liếc nhìn đồng hồ.

+ Đưa ra lời khuyên khi không được yêu cầu.

+Tranh luận khi chưa nghe hết câu chuyện.

+Quy kết, áp đặt ý kiến của cá nhân mình.

+ Nói chen ngang.

+ Nghe đại khái bỏ qua các chi tiết cụ thể.

-         Những việc nên làm khi lắng nghe:

+ Thể hiện sự muốn nghe.

+ Giữ yên lặng.

+ Nhìn vào người nói.

+ Tránh sự phân tán.

+ Kiên nhẫn.

+ Giữ bình tĩnh.

+ Đặt câu hỏi thể hiện sự quan tâm, để hiểu vấn đề hơn ( ai, cái gì, ở đâu…).

+ Để những khoảng lặng.

  1. Phần quà: Một tràng vỗ tay, mt gói kẹo mút.
  2. Kịch bản câu chuyện: Xin tiền
  •   Phân vai:   Người bố : Ngọc Tuyến.

                    Người con: Kim Hoa.

                    Người hàng xóm: Hải Yến.

  • Nội dung:

Trong một ngôi nhà người bố đang ngồi làm việc ( viết , đánh máy tính…) thì người con đi học về và nói

-         Bố ơi, con đã đi học về, bố cho con ít tiền để…

Người bố vừa nghe đến từ “ để” đã vội mắng con:

-         Lại xin tiền để mua bimbim chứ gì, mập ú ra rồi mà suốt ngày ăn quà. Đi ra chỗ khác để cho bố còn làm việc.

Người con sụt sùi đi ra ngoài, miệng lẩm bẩm:

-         Bố không chịu nghe mình nói hết gì cả, bố thật khó gần.

Người con đang đi ra người thì gặp người hàng xóm đi qua, người hàng xóm thấy cháu nhỏ khoc liền hỏi:

-         Sao cháu khóc vậy?

Người con nói với người hàng xóm:

-         Hôm nay trong giờ mỹ thuật, bạn A không có bút màu để tô, bạn ấy nhà nghèo. Cháu muốn giúp bạn ấy nhưng cháu không có đủ tiền muốn về xin bố thêm tiền để mua tặng bạn. Bố cháu chưa nghe xong đã vội mắng và đuổi cháu ra ngoài.

Người hàng xóm nhẹ nhàng nói:

-         Bác hiểu rồi. Bác có thể giúp cháu không? Cháu cần thêm bao nhiêu tiền?

Người con vui vẻ lên và nói:

-         Cháu cần thêm 5000đ. Cháu cảm ơn bác ạ! Cháu sẽ đi mua bút để tặng bạn A.

 

 

 

nguon VI OLET