KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: SINH HỌC


THÔNG TIN CHUNG:
Giáo viên
Nguyễn Quang Huy
Term


Lớp
10
Tuần


Chương/ Chủ đề lớn
VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Ngày dạy


Tên bài dạy/ Tiểu chủ đề
SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ

Thời lượng
50 phút
Tiết/bài
30


I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài này HS phải:
Nắm được đặc điểm mỗi giai đoạn nhân lên của vi rút.
Hiểu được HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch và chính do suy giảm miễn dịch mà xuất hiện các bệnh cơ hội.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Phân tích, tổng hợp khái quát kiến thức.
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
3. Giáo dục:HS Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, tránh các bệnh do virut gây nên.
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- phương tiện :Giáo án, SGK, Hình 30.1,30.2 SGK.
- phương pháp: nhóm, vấn đáp, trực quan
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.ổn định lớp,Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày cấu trúc hình thái của virut cho ví dụ?
Trả lời
Hạt virut có 3 loại cấu trúc
+ Cấu trúc xoắn : capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
Ví dụ : virut khảm, virut cúm
+ Cấu trúc khối : capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện.
Ví dụ : virut bại liệt
+ Cấu trúc hỗn hợp : như phagơ có cấu trúc gồm dạng khối và dạng xoắn.
3. Tổ chức dạy học:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu :
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: trò chơi, gợi mở..
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?
( SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý;
Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
Mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định vì trên bề mặt tế bào chủ có các thụ thể dành riêng cho mỗi loại virut, chỉ khi các gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào thì chúng mới có thể xâm nhập vào tế bào được…

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu :
Nắm được đặc điểm mỗi giai đoạn nhân lên của vi rút.
Hiểu được HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch và chính do suy giảm miễn dịch mà xuất hiện các bệnh cơ hội.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức


nguon VI OLET