PHÒNG GD&ĐT CHỢ ĐỒN
TRƯỜNG TH&THCS YÊN MỸ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Yên Mỹ, ngày 8 tháng 9 năm 2018


KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ 7
NĂM HỌC 2018 – 2019
Họ và tên GV: Triệu Thị Dung
Nơi công tác: Trường TH&THCS Yên Mỹ

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm tình hình về học sinh:
Tổng số Hs: 18. Trong đó có 8 nam và 9 nữ. Chủ yếu là HS dân tộc Tày
2. Thuận lợi: Được sự quan tâm của BGH nhà trường, GVCN lớp, TPT đội; HS có đầy đủ SGK, đồ dùng học tập; Ban cán sự lớp nhiệt tình, có trách nhiệm.
3. Khó khăn: Một số học sinh còn mải chơi, chưa tự giác học tập, phụ huynh chưa quan tâm đúng mức trong việc phối hợp giáo dục học sinh. Một số em nhà xa trường phải đi trọ học nên không được sự kèm cặp thường xuyên của phụ huynh.
II. CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
Mục tiêu cần đạt được:
- Giúp học sinh nắm chắc và biết vận dụng những kiến thức đã học, tích cực tham gia thảo luận nhóm trong giờ học, tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài trong quá trình học.
- Phát huy tính tự giác, độc lập trong học tập, biết nhận xét, đánh giá, biết giúp đỡ bạn bè trong học tập, không chủ quan, kiêu ngạo, không bi quan, tự ti trong học tập.
- Hướng dẫn học sinh cách tự học ở nhà, tự tra lại kiến thức trên mạng Internet, thông qua phụ huynh.
Chỉ tiêu cần đạt:
Xếp loại giỏi: 0
Xếp loại khá: 2
Xếp loại trung bình: 12
Xếp loại yếu: 3
III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1) Đối với Giáo viên:
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh;
+ Phát huy tính tích cực của học sinh theo phương pháp học mới hiện nay: Tích cực hoá hoạt động của học sinh, tổ chức học sinh hoạt động nhóm hợp tác thảo luận
tìm ra kiến thức.
+ Chú trọng việc học sinh chuẩn bị bài ở nhà, hướng dẫn cụ thể công vịêc chuẩn bị của học sinh trong từng bài, từng tiết để học sinh có hướng học tốt.
+ Thường xuyên kiểm tra tình hình ghi chép, làm bài của học sinh, kiểm tra bài cũ đầu tiết học cũng như quá trình học, đánh giá ghi điểm kịp thời, quan sát tất cả các đối tượng. Tìm tòi phương pháp truyền thụ phù hợp đối tượng, sử dụng đồ dùng dạy học, dụng cụ trực quan để giảng dạy có hiệu quả hơn.
- Thực hiện quy chế chuyêm môn:
+ Soạn giảng cần chú trọng các loại học sinh trong lớp, chú trọng việc phụ đạo học sinh yếu kém để hình thành cho học sinh những kỹ năng tính toán cần thiết.
+ Hướng dẫn học sinh khá, giỏi tự học và tham khảo thêm các kênh kiến thức như: Sách tham khảo, sách nâng cao và học qua Internet.
2) Đối với học sinh:
Đối với học sinh khá - giỏi:
- Bồi dưỡng cho các em lòng ham thích, hứng thú, say mê học tập môn. Biểu dương đúng mức khi học sinh có lời giải hay, động viên khuyến khích khi các em chưa giải được bài toán khó nào đó.
- Yêu cầu các em nắm vững kiến thức và giải hết bài tập sách giáo khoa, bài tập trong sách bài tập, bài tập nâng cao. Không nên coi nhẹ lý thuyết.
Đối với học sinh trung bình:
- Giáo viên cần tăng cường kiểm tra bài cũ đầu giờ hoặc trong tiết dạy, tổ chức dạy phụ đạo. Phân công học tổ, học nhóm với học sinh khá - giỏi môn.
- Yêu cầu các em nắm vững kiến thức sách giáo khoa trước khi giải bài tập, bước đầu cho các em giải một vài bài tập nâng cao.
Đối với học sinh yếu – kém:
- Trong quá trình dạy trên lớp, giáo viên quan tâm phát hiện những hạn chế về kiến thức, kỹ năng để khắc phục kịp thời. Trong mối liên quan với từng nội dung mới giáo viên nên tách thành một khâu riêng, tái hiện một cách tường minh.
- Nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kỹ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao mở rộng kiến thức. Tăng cường luyện tập các bài tập vừa sức, gia tăng lượng bài tập cùng thể loại về mức độ.
IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ
KẾ HOẠCH HỌC KÌ I
19 tuần x 1 tiết = 19 tiết
Tuần dạy
Tiết thứ
Tên chủ đề/tên bài

nguon VI OLET