Chủ đề 2:MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
Họ và tên: Đinh Thị Hồng Nga
Lăng kính:
Lăng kính là gì?
Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất ( thủy tinh, nhựa…), thường có dạng hình lăng trụ tam giác.

/

Cấu tạo và các đặc trưng quang học:
Cấu tạo: cạnh, đáy, hai mặt bên.
Đặc trưng quang học: góc chiết quang A, chiết suất n.
Đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính:
Gọi n là chiết suất tỉ khối của lăng kính với môi trường chứa nó: n = nlăng kính / nmôi trường .
Chiều lệch của tia sáng :
+) n > 1 : lệch về phía đáy lăng kính.
+) n < 1 : lệch về phía đỉnh lăng kính.
Xét trường hợp thường gặp n > 1:
/

Tia sáng ló JR qua lăng kính bị lệch về phía đáy của lăng kính so với phương của tia sáng tới.
Vẽ đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính:
Khi tia sáng vuông góc với mặt lăng kính sẽ đi thẳng.
Nếu r2< igh : tia sáng khúc xạ ra ngoài, với góc ló i2 (sin i2 = n sini2).
Nếu r2 = igh => i2 = 90° : tia ló đi sát mặt bên thứ 2 của lăng kính.
Nếu r2> igh : tia sáng sẽ phản xạ toàn phần tại mặt bên này.
Công thức của lăng kính:
Sin i1 = nSin r1; A = r1 + r2
Sin i2 = nSin i2; D = i1 + i2 – A
Trong đó:
A: là góc chiết quang.
n: chiết suất.
D: góc lệch.
SI: tia tới mặt lăng kính
IR: tia đi ra khỏi lăng kính gọi là tia ló.
I1 : góc tới.
I2: góc ló.
Tác dụng của lăng kính đối với sự truyền ánh sáng qua nó:
Ánh sáng đơn sắc:
Ánh sáng đơn sắc qua lăng kính sẽ bị khúc xạ.
Ánh sáng trăng:
Ánh sáng trăng gồm nhiều ánh sáng màu và lăng kính có tác dụng phân tích chùm sáng truyền qua nó thành nhiều chùm sáng khác nhau.
Tác dụng của lăng kính:
Thông qua việc xác định góc lệch cực tiểu và góc chiết quang của lăng kính bạn có thể tính được chiết suất của lăng kính => ứng dụng đo chiết suất của chất rắn, chất lỏng bằng giác kế.
Ánh sáng dùng trong phòng thí nghiệm là ánh sáng đơn giản trường hợp ánh sáng tới từ nguồn sáng phức tạp thì tia đó sẽ bị tách ra thành nhiều thành phần ánh sáng có màu sắc khác nhau.
/

Thấu kính mỏng:
Thấu kính mỏng là gì? Phân loại? Tính chất quang học của quang tâm, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật?
Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi 2 mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.
Phân loại: thấu kính dày (thấu kính rìa mỏng), thấu kính lõm (thấu kính rìa dày).

/

Tính chất quang học của quang tâm: thấu kính mỏng có bề dày chính giữa rất nhỏ so với bán kính mặt cầu.

/
O gọi là quang tâm của thấu kính.
Đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính là trục chính của thấu kính.
Mọi đường thẳng khác đi qua quang tâm O là trục phụ.
Mọi tia tới quang tâm của thấu kính đều truyền thẳng.
Tiêu điểm ảnh:

/
Trên mỗi trục có một tiêu điểm ảnh:
Tiêu điểm ảnh chính được ký hiệu F’
Tiêu điểm ảnh phụ được ký hiệu F’n
Các tiêu điểm ảnh của thấu kính hội tụ đều hứng được trên màn. Đó là tiêu điểm ảnh thật.
Tiêu điểm vật:

/
Trên mỗi trục của thấu kính hội tụ còn có một điểm mà chùm tia tới xuất phát từ đó sẽ cho chùm tia ló song song. Đó là tiêu điểm vật của thấu kính.
Tiêu điểm vật chính ký hiệu F.
Tiêu điểm vật phụ được ký hiệu là Fn (n = 1,2,3,…).
Công thức của thấu kính:
Công thức liên hệ giữa vị trí vật, vị trí ảnh và tiêu cự của thấu kính:
1/f = 1/d + 1/d’
Qui ước dấu:
Thấu kính hội tụ: f > 0.
Thấu kính phân kỳ: f < 0.
Ảnh có thật: d’ > 0.
Ảnh là ảo: d’ < 0.
Vật là thật: d > 0.
Công thức số phóng đại của thấu kính
/k/ = A’B’ / AB
k = -d’/d = f / f-d
Qui ước dấu:
k > 0 : ảnh và vật cùng chiều
k < 0 : ảnh và vật
nguon VI OLET