Tiết  48                Bài 32.        HỢP CHẤT CỦA SẮT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

* Biết được :

-         Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.

-         Nhận biết ion Fe2+, Fe3+ trong dung dịch bằng phản ứng hóa học.

*Hiểu được :

Tính khử của hợp chất sắt (II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).

Tính bazơ của FeO, Fe(OH)2, Fe2O3, Fe(OH)3.

Tính oxi hoá của hợp chất sắt (III) : Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III).

2.Kĩ năng

Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt.

Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.

Nhận biết được ion Fe2+ , Fe3+ trong dung dịch.

Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng . Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm. Bài tập khác có nội dung liên quan.

     3. Thái độ:

Thích tìm hiểu khoa học.

II. PHƯƠNG PHÁP

-   Thuyết trình, phát vấn, đàm thoại nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Hóa chất: Dung dịch HCl, dd FeCl3, dd NaOH, dd FeCl2.

- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, giá thí nghiệm, kẹp ống nghiệm.

- Máy tính, bảng phụ, giáo án, phiếu học tập.

2. Học sinh

- Xem trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, giới thiệu giáo viên dự giờ.

2.Kiểm tra bài cũ:

 Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau,ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):

     a. Fe + Cl →    

      b.  Fe + HCl →

     c. Fe + HNO3 (loãng)  →

     d. Fe + CuSO4

 

3. Bài mới :

Giới thiệu bài: Ở bài trước các em đã được học về sắt, biết sắt có tính khử. Vậy các hợp chất của sắt có tính chất vật lý, tính chất hóa học và điều chế như thế nào? Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài HỢP CHẤT CỦA SẮT.

HOẠT ĐỘNG

CỦA GV-HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Nghiên cứu tính chất chung của hợp chất sắt (II) và hợp chất sắt (III)

GV: Em hãy cho biết sắt có những trạng thái số oxi hóa nào?

HS: Trả lời.

GV: Phát vấn: từ đó suy ra hợp chất sắt (II), hợp chất sắt (III) có khả năng thể hiện tính chất hóa học như thế nào?

HS: Trả lời.

GV: nhấn mạnh tính khử là tính chất đặc trưng của hợp chất sắt (II).

GV: Để nghiên cứu về tính chất của hợp chất sắt, cô chia lớp làm 4 nhóm.

 

            + 2e                  - 1e

 

           Oxh                 khử

Fe0                   Fe2+                Fe3+        

             + 3e           + 2e   

 

 

                   Oxi hóa

→ Tính khử là tính chất đặc trưng của hợp chất sắt (II)

Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế của  sắt (II) oxit và sắt (III) oxit

GV: Các em hãy quan sát hình ảnh oxit sắt, kết hợp với SGK cho biết về tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế sắt(II) oxit, sắt(III) oxit?

- Nhóm I, III hoạt động với sắt(II) oxit.

- Nhóm II, IV hoạt động với sắt(III) oxit.

Các em hãy hoàn thành bảng phụ và phiếu học tập số 1.

HS: thực hiện.

GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét và kết luận.

 

I. SẮT(II) OXIT. SẮT(III) OXIT

 

SẮT(II)OXIT

 

SẮT(III)OXIT

Tính chất

vật lý

Chất rắn màu đen, không có trong tự nhiên

 

Là chất rắn màu đỏ nâu, không t
n trong nước.

Tính chất

hóa học

 

-Tác dụng với axit:

FeO + 2HCl →FeCl2 +H2O

-Tác dụng với chất oxi hóa:

3FeO+10HNO3      3Fe(NO)3 + NO + 5H2O

→thể hiện tính khử

- Tác dụng với axit:

Fe2O3 + 6HCl →2FeCl3 +3H2O

- Tác dụng với chất khử (CO, H2, Al,...)                     

                  

                   to

Fe2O3 + Al →

  Fe + Al2O3

→ thể hiện tính oxi hóa

 

Điều chế

 

                     to

Fe2O3 + CO  2FeO  + CO2

 

                 to

2Fe(OH)3 Fe2O3  + 3H2O

 

Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế của  sắt (II) hiđroxit và sắt (III) hiđroxit

GV: Để nghiên cứu về  tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế sắt (II) hiđroxit và sắt (III) hiđroxit; cô yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và kết hợp với SGK hãy điền vào bảng phụ, hoàn thành phiếu học tập số 2:

- Nhóm I, III tiến hành:

+ Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dd HCl vào 2 ống nghiệm đựng dd FeCl2.

+ Thí nghiệm 2:

  - Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào 1 ống nghiệm chứa Fe(OH)2 (vừa điều chế ở thí nghiệm 1.

+ Ống nghiệm còn lại chúng ta sẽ quan sát sau.

- Nhóm II, IV tiến hành:

+ Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dd HCl vào  2 ống nghiệm đựng dd FeCl3.

+ Thí nghiệm 2:

- Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào 1 ống nghiệm chứa Fe(OH)3 (vừa điều chế ở thí nghiệm 1.

+ Ống nghiệm còn lại chúng ta sẽ quan sát sau.

HS: thực hiện.

GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét và kết luận.

 

 

 

 

II. SẮT(II) HIDROXIT.SẮT(III)HIDROXIT

 

SẮT(II) HIDROXIT

 

SẮT(III) HIDROXIT

 

Tính chất

vật lý

- Chất rắn màu trắng hơi xanh, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit.

Là chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit.

Tính chất

hóa học

 

- Tác dụng với axit:

Fe(OH)2 + 2HCl →FeCl2 + 2H2O

- Tác dụng với chất oxi hóa:

4Fe(OH)2+O2 +2H2O 4Fe(OH)3

- Phản ứng nhiệt phân:

                    To, chân không

Fe(OH)2  →                           2FeO  + 2H2O.

 

                   +1/2O2

Fe(OH)2  →              

                    To,không khí

Fe2O3+2H2O

-Tác dụng với axit:

Fe(OH)3 +3 HCl →FeCl3 + 3H2O

 

 

 

 

 

- Phản ứng nhiệt phân:

  2Fe(OH)3 Fe2O3  + 3H2O

 

Điều chế

 

FeCl2 +  2NaOH→            

                   Fe(OH)2↓ + 2NaCl

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

 

Hoạt động 4: Nghiên cứu tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế của  muối sắt (II) và muối sắt (III)

GV: Các nhóm hãy nghiên cứu SGK cho biết về  tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế muối sắt (II) và muối sắt (III) hãy điền vào bảng phụ, hoàn thành phiếu học tập số 3.

HS: Thực hiện.

GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét và kết luận.

 

III . MUỐI SẮT (II). MUỐI SẮT (II)

 

 

MUỐI SẮT (II)

MUỐI SẮT (II)

Tính chất

vật lý

Đa số muối sắt (II) tan trong nước, khi kết tinh ở dạng ngậm nước.     

Ví dụ : FeSO4.7H2O

Đa số muối sắt (III) tan trong nước, khi kết tinh ở dạng ngậm nước.

Ví dụ :

Fe2(SO4 )3.9H2

Tính chất

hóa học

 

 

- Tính chất của muối:

FeCl2 + 2 NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

- Tác dụng với chất oxi hóa:

                                  t0

2FeCl2 + Cl2  → 2FeCl3

 

- Tính chất của muối:

FeCl3 + 3NaOH →Fe(OH)3↓ + 3NaCl

Điều chế

 

Fe +  2 HCl

→ FeCl2 + H2

Fe(OH)3 +3 HCl →FeCl3 + 3H2O

V. CỦNG CỐ- DẶN DÒ

1. Củng cố:

nguon VI OLET