CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT

Bài 34: CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.
- Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dữa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng.
- Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các chất rắn dựa trên cấu trúc tinh thể, kích thước tinh thể và cách xắp xếp các tinh thể.
- Nêu được những ứng ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời số.
2. Kĩ năng
- So sánh chất rắn, chất lỏng và chất khí.
3. Thái độ: chú ý nắng nghe, có tinh thần xây dựng bài học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực thực nghiệm.
- Năng lực dự đoán, suy luận, khái quát rút ra kết luận khoa học.
- Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Về phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề, nếu có điều kiện sử dụng bài giảng điện tử trình chiếu trên máy chiếu.
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm biểu diễn.
2. Về phương tiện dạy học
- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,…
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Dụng cụ và các đồ dùng dạy học.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức về cấu tạo chất.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.

- Chất rắn được phân làm 2 loại: kết tinh và vô định hình. Và để phân biệt biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình cũng như phân biệt chất đơn tinh thể và đa tinh thể.
Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
HS định hướng
CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT

Bài 34CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH


HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: Phân biệt biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.
Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng.
Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực:giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

- Giới thiệu về cấu trúc tinh thể của một số lọai chất rắn (muối ăn, thạch anh, kim cương, than chì,…)
- Các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1
- Hãy quan sát và suy nghĩ trả lời các câu hỏi của thầy:
+ Cấu trúc tinh thể được cấu tạo từ gì?
+ Chúng liên kết được với nhau là vì đâu?
Quan sát và nhận xét về cấu trúc của các chất rắnTinh thể mỗi chất có hình dạng hình học xác định.
- Hoạt động nhóm trả lời phiếu học tập số 1



- Nguyên tử, phân tử, ion
- Do có lực tương tác

I. Chất rắn kết tinh
1. Cấu trúc tinh thể
- Các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) được sắp xếp theo một trật tự hình học xác định gọi là mạng tinh thể.
Mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
- Chất rắn có cấu trúc tinh thể được gọi là chất rắn kết tinh. Tốc độ kết tinh càng nhỏ, tinh thể có kích thước càng lớn.


nguon VI OLET