Giáo án thi GVDG Tỉnh năm học 2016-2017 - Lớp 12 Ban Cơ bản

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày soạn: 26/02/2017

Tiết 55- Bài 34:                           CROM VÀ HỢP CHẤT CROM

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Vị trí, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí (độ cứng, màu, khối lượng riêng) của crom, các số oxi hoá trong hợp chất.

- Tính chất hoá học của crom là tính khử (phản ứng với O2, Cl2, S, dung dịch axit).

- Tính chất của hợp chất crom(III): Cr2O3, Cr(OH)3 (tính tan, tính oxi hoá và tính khử, tính lưỡng tính).

- Tính chất của hợp chất crom(VI): K2Cr2O7, K2CrO4 (tính tan, màu sắc, tính oxi hoá)

2. Kỹ năng

- Dự đoán và kết luận được về tính chất của crom và một số hợp chất.

- Viết các phương trình hóa học thể hiện tính chất hoá học của crom và hợp chất crom.

- Làm và quan sát thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của 1 số hợp chất crom.

- Giải các bài toán hoá học liên quan.

3. Thái độ:

- Tích cực, thoải mái, tự giác tham gia vào các hoạt động .

- Củng cố niềm tin vào khoa học.

- Tính cẩn thận, yêu thích bộ môn.

- Biết giữ gìn đồ dùng, thiết bị sẵn có.

II. PHƯƠNG PHÁP

- Học theo góc (Phương pháp góc).

- Phát hiện và giải quyết vấn đề

- Thảo luận nhóm

- Kỹ thuật sơ đồ tư duy

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Trình chiếu Powerpoint

- Hoá chất: dung dịch NaOH, HCl, CrCl3, K2Cr2O7, K2CrO4, H2O.

- Dụng cụ: ống nghiệm, cặp gỗ, giá để, bình thủy tinh.

- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm, giấy A0, bút dạ, nam châm.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa Hóa 12 Cơ bản.

- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Ổn định tổ chức

Thời gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

4 phút

- Ổn định tổ chức,  kiểm tra sĩ số lớp, chia số lượng HS thành 3 nhóm.

-   Giới thiệu các góc và các nhiệm vụ cơ bản ở mỗi góc (3 góc)

-   Hướng dẫn HS nghiên cứu và lựa chọn các góc.

-   Đặt tên nhóm:

+ Nhóm 1: nhóm chọn góc trải nghiệm

+ Nhóm 2: nhóm chọn góc phân tích.

+ Nhóm 3: nhóm chọn góc áp dụng.

-         - Lựa chọn góc.

-         - Tiến về góc đã chọn.

-          

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Vào bài (1 phút)

Cơ thể người trưởng thành chứa trung bình 1-5mg crom. Crom cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất béo (lipit) và đường (gluxit), nó kiểm soát đường huyết thông qua việc kết hợp với insulin đồng hóa glucozơ. Do đó, người bị bệnh tiểu đường cần bổ sung crom qua thực phẩm như: men bia, súp lơ xanh, khoai tây, lòng đỏ trứng, thịt bò, …Nhưng chú ý nếu lượng crom cao vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa dễ gây tử vong, qua tiếp xúc (mỹ phẩm) gây loét da, viêm da.

Crom và hợp chất của nó có tính ứng dụng cao, ở đâu crom cũng tỏ ra được việc như trong luyện kim, thuốc nhuộm và sơn, chất xúc tác hóa học, dùng trong dụng cụ y tế, dụng cụ gia đình

4. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS

NỘI DUNG

-         Hoạt động 1: HS hoạt động theo góc

-         (Thời gian 25 phút)

-         - Yêu cầu HS đọc “ Mục tiêu và nhiệm vụ” cụ thể của góc mình đang ngồi.

-         - GV kiểm tra xem HS đã nắm được nhiệm vụ của góc mình chưa.

-         - GV cho HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ đã được giao.

-         - HS thảo luận, trao đổi trong nhóm, có thể tự chia nhóm nhỏ hơn để hoàn thành nhiệm vụ trong 1 thời gian cố định (7-8 phút).

-         - GV quan sát, theo dõi các nhóm và hướng dẫn HS(nếu cần).

-         -Yêu cầu HS nộp sản phẩm và luân chuyển sang góc khác.

- Là các sản phẩm của HS được treo lên bảng.

 

-         Hoạt động 2: HS báo cáo, thảo luận kết quả (Thời gian 15 phút)

-         * Phương án 1:

- Cho các nhóm lựa chọn góc để báo cáo kết quả.

-         - GV treo kết quả của cả 3 nhóm lên bảng để HS quan sát, đối chiếu.

-         - Nhóm HS cử đại diện lên báo cáo.

-         - Các nhóm khác theo dõi, chất vấn, bổ sung (nếu cần).

-         - GV xử lý các tình huống có thể xảy ra, chốt lại kiến thức.

-         * Phương án 2: (áp dụng cho trường hợp HS không hoàn thành hoạt động 1 trong thời gian dự kiến của GV là 25 phút)

-         - GV yêu cầu HS chốt kiến thức trọng tâm.

-         - Cho 1 nhóm báo cáo kết quả áp dụng. Cả lớp trao đổi, thống nhất.

I. ĐƠN CHẤT CROM

- Cr có tính khử

- : khi Cr tác dụng với H+.

: khi Cr tác dụng với phi kim, HNO3 và H2SO4 đặc.

V. CỦNG CỐ

Bài tập góc áp dụng

VI. DẶN DÒ

- Học bài

- Làm bài tập về nhà

- Xem bài: Đồng và hợp chất của đồng.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC:

GÓC PHÂN TÍCH

1. Mục tiêu:

Từ việc nghiên cứu sách giáo khoa, HS rút ra kết luận về kiến thức mới.

2. Nhiệm vụ:

2.1. Nghiên cứu SGK thảo luận nhóm, rút ra kết luận về:

- Vị trí bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử.

- Dự đoán và kết luận được về tính chất của crom và một số hợp chất crom.

- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hoá học của crom và hợp chất crom.

2.2. Hoàn thành sản phẩm

- Hoàn thành phiếu học tập số 1. Thống nhất ý kiến trong nhóm,  trình bày nội dung kiến thức dưới dạng “sơ đồ tư duy” theo nội dung ghi ở phiếu học tập số 1 trên giấy A0.

- Phiếu học tập số 2 ghi trực tiếp lên giấy A0.

- Nộp sản phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:

ĐƠN CHẤT CROM

Câu hỏi 1:

Cho crom (Cr) có số hiệu nguyên tử Z= 24. Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí Cr trong bảng tuần hoàn.

- Cấu hình electron nguyên tử:

- Vị trí trong bảng tuần hoàn: ô.......nhóm.........chu kì

Câu hỏi 2:

Crom có những tính chất vật lý nào?

....................................................

....................................................

Câu hỏi 3:

a/ Xác định số oxi hóa của crom trong các chất sau:

CrO3, Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, NaCrO2, Na2CrO4, K2Cr2O7, Cr.

b/ Dựa vào số oxi hóa có thể có của Crom, dự đoán tính chất hóa học:

....................................................

c/ Tính chất hóa học của crom:

* Tác dụng phi kim

- Ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng được với phi kim nào?

....................................................

- Ở nhiệt độ cao, crom tác dụng được với .................................. và trong các phản ứng này .

- Viết phương trình hóa học chứng minh.

....................................................

* Tác dụng với nước

- Crom tác dụng được với nước không? Vì sao?

....................................................

-  Ứng dụng của tính chất này:

....................................................

....................................................

- Tính chất này giống với kim loại nào đã học?

....................................................

* Tác dụng với axit

Với HCl, H2SO4 loãng:

- Điều kiện phản ứng là gì?

- Giải thích tại sao cần điều kiện đó?

....................................................

....................................................

- Viết phương trình hóa học minh họa.

....................................................

....................................................

Với HNO3, H2SO4 đặc: .

- Hoàn thành phương trình hóa học sau:

Cr + HNO3 loãng

- Cr thụ động trong HNO3 và H2SO4 đặc nguội không? Tính chất này giống với kim loại nào đã học?

....................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:

 

 

 

 

 

 

 

1

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên: Trương Thị Thuận – Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh

nguon VI OLET