Ngày soạn: 16/02/2017

Ngày giảng: 23/02/2017

  B – SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

              BÀI 37

            SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

   Môn: Sinh học   Lớp: 11A6

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1.1   Kiến thức

- Nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. Lấy ví dụ

- Nêu được khái niệm biến thái. Cho Ví dụ

- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.

- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

- Lấy được các ví dụ về phát triển qua biến thái và không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

- So sánh được sự giống và khác nhau giữa ST và PT ở Động vật và Thực vật

1.2 Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tư duy lôgic.

- Ứng dụng thực tiễn sản xuất, chăn nuôi.

1.3 Thái độ

- Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học.

- Xây dựng ý thức ứng dụng thực tiễn sản xuất, chăn nuôi.

1.4 Định hướng phát triển năng lực

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

2.1 Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dậy học:

- Học liệu:

2.2 Chuẩn bị của học sinh

- Học bài cũ và đọc trước bài ở nhà.

III. Tổ chức các hoạt động học tập

3.1 Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số và tác phong học sinh.

3.2 Kiểm tra bài cũ:

3.3 Bài mới:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Phương pháp: Trực quan kết hợp hỏi đáp

         Dạy học giải quyết vấn đề.

- Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp gợi mở.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

GV: GV nêu lên VD yêu cầu HS trả lời câu hỏi

Câu hỏi? Nhận xét sự biến đổi của gà trong VD: Về kích thước và khối lượng? Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó?

VD: Trứng gà (hợp tử) gà con gà trưởng thành.

HS: + Tăng về kích thước, tăng về khối lượng.

        +  Do sự tăng về kích thước và số lượng TB.

Câu hỏi? Thế nào là sinh trưởng ở động vật? Cho ví dụ minh hoạ?

GV: Nhấn mạnh bản chất của sinh trưởng.

- Tốc độ sinh trưởng của các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống nhau.

- Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau

- Sinh trưởng tối đa của cơ thể đạt ở tuổi trưởng thành và tuỳ thuộc vào mỗi loài động vật.

GV lấy VD về phát triển: Dấu hiệu dậy thì của cả nam và nữ như mọc trứng cá, vỡ giọng, mọc râu…..

GV Cơ thể người qua các giai đoạn có sự biến đổi về hình thái khác nhau.

Câu hỏi? Tại sao lại có sự biến đổi về hình thái, chức năng sinh lý của các cơ quan bộ phận qua các giai đoạn?

HS: Nhờ sự phân chia tế bào, phân hóa tế bào...

Câu hỏi? Phát triển ở động vật là gì?

GV: Nhấn mạnh bản chất của phát triển

- Quá trình gồm nhiều giai đoạn, qua mỗi giai đoạn, cơ thể đã có sự biến đổi khác nhau về hình thái và chức năng sinh lý.

Câu hỏi? Có phải sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình đọc lập với nhau hay không? Vì sao?

HS: Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể luôn liên quan mật thiết với nhau.

Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, sinh trưởng là thành phần của phát triển.

Phát triển làm thay đổi sinh trưởng.

GV: Nhấn mạnh và bổ sung mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

- Liên quan mật thiết với nhau

+ Sinh trưởng tạo tiền đề cho phat triểnphát triển làm thay đổi sinh trưởng

+ Đan xen nhau

- Liên quan với môi trường

HS liên hệ thực tế sản xuất

Câu hỏi? Liên hệ tron chăn nuôi cần phải có biện pháp kỹ thuật gì để có năng suất cao?

HS: Cần cung cấp đầy đủ thức ăn vào giai đoạn vật nuôi đang sinh trưởng mạnh.

 

I. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển

1. Khái niệm về sinh trưởng

Là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể ĐV (cả ở mức độ tb, mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể) theo thời gian.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khái niệm về phát triển

- PT bao gổm 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau, sinh trưởng phân hóa hay biệt hóa TB, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

VD : SGK

 

 

 

 

 

 

3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng và phát triển liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn liên quan đến môi trường

+ ST tạo tiền đề cho PT

+ PT làm thay đổi ST

VD: SGK

                   ST và PT

Hợp tử    -----------------> Cơ thể ĐV

- Quá trình sinh trưởng và phát triển gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau

+ Dài hoặc ngắn tùy thộc ĐV

+ Đơn giản hay phức tạp, tùy ĐV sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

- Phương pháp: Trực quan kết hợp hỏi đáp, SD phiếu học tập.

- Hình thức tổ chức hoạt động: Sử dụng hình 37.1, 37.2 SGK

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 37.1 đồ các giai đoạn phát triển phôi cá lưỡng tiêm.

Câu hỏi? Giai đoạn phát triển phôi cá lưỡng tiêm gồm các giai đoạn nào? Đặc điểm của từng giai đoạn?

HS: Hợp tử (1 TB) → giai đoạn phân cách trứng → phôi (nhiều TB giống nhau) giai đoạn phôi nang (gồm 2 lá phôi có tế bào khác nhau) → giai đoạn phôi vị →phôi (3 lá phôi có TB khác nhau) → giai đoạn mầm cơ quan (trong đó có ống thần kinh)

- Tức là 3 lá phôi vị (ngoại bì, trung bì, nội bì) → mô → cơ quan → cơ thể theo sơ đồ sau:

+ Ngoại bì → biểu bì da, hệ thần kinh

+ Trung bì → xương, cơ

+ Nội bì→ ống ruột, gan ,tụy

GV: Ở VD đầu gà con mới nở ra đã có cấu tạo giống gà trưởng thành

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 37.2 sơ đồ sự phát triển hậu phôi

Câu hỏi? Hãy cho biết sự phát triển của ếch nhái trải qua những giai đoạn phát triển nào và con nòng nọc (giai đoạn ấu trùng) có những đặc điểm gì về hình dạng và sinh lí khác với ếch trưởng thành?

HS: Trứng → nòng nọc (sống trong nước, mang ngoài đuôi bơi) ếch (cạn, hô hấp (da, phổi), có 4 cặp chân nhảy)

Đây là quá trình biến đổi ở mức phân tử,tế bào, mô, cơ quan đòi hỏi nhân tố tác động quan trọng là hoocmôn tuyến giáp

Câu hỏi? Hãy quan sát phát triển của bọ cánh cứng chỉ ra con non biến đổi qua những giai đoạn nào và chúng khác với con bọ trưởng thành ở những đặc điểm gì về hình thái, sinh lí?

HS: Bọ cánh cứng: sâu → nhộng → ruồi: dòi → nhộng → ruồi

→Muỗi: cung quăng

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 37.2 đồ sự phát triển hậu phôi hoàn thành phiếu học tập.

HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận  hoàn thành PHT.

GV nhận xét, bổ sung → kết luận

Câu hỏi? Liên hệ trong sản xuất nông nghiệp hiểu biết về biến thái có ý nghĩa ntn?

Đối với sâu bướm hại câu trồng biết được các giai đoạn phát triển để có biện pháp tiêu diệt hiệu quả nhất.

II. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

- Gồm 2 giai đoạn sinh trưởng và phát triển:

+ Giai đoạn phôi

+ Giai đoạn hậu phôi

1. Giai đoạn phôi

Giai đoạn phân cắt trứng → Giai đoạn phôi nang → Giai đoạn phôi vị → Giai đoạn mầm cơ quan.

 

 

 

2. Giai đoạn hậu phôi

- Gồm 2 kiểu phát triển:

+ Phát triển không qua biến thái

+ Phát triển qua biến thái

a, Phát triển không qua biến thái

Con non có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự con trưởng thành

VD:

b, Phát triển qua biến thái

*  Phát triển qua biến thái hoàn toàn

Con non hoàn toàn khác con trưởng thành

+Hoàn toàn

+Khác một phần

VD:

* Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

Giai đoạn ấu trùng giống con trưởng thành như để trưởng thành cơ thể trưởng thành thì chúng phải qua nhiều lần lột xác

VD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các kiểu ST & PT

Ví dụ

Đặc điểm

Không qua biến thái

 

 

Qua biến thái hoàn toàn

 

 

Qua biến thái không hoàn toàn

 

 

IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập

4.1 Tổng kết

4.2 Hướng dẫn học tập

Đáp án phiếu học tập

Các kiểu ST & PT

Ví dụ

nguon VI OLET