Tuần         Ngày soạn:

Tiết                                                                                            Ngày giảng:

Bài 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Biết được ý nghĩa của việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.

- Hiểu được thực trạng phát triển cây công nghiệp ; khai thác và chế biến lâm sản, bảo vệ rừng ; phát triển chăn nuôi gia súc lớn ; phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và những vấn đề của vùng, biện pháp giải quyết những vấn đề đó.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí, giới hạn của Tây Nguyên ; nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất nổi bật.

- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ kinh tế của Tây Nguyên.

3. Thái độ: Yêu quê hương tổ quốc.

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học;  Năng lực giải quyết vấn đề;  Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế vùng duyên hait Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

           - Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà

2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, .....

III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức – 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ:- 5 p

Phân tích tình hình phát triển kinh tế biển ở DH Nam Trung Bộ

3. Bài mới: 37 phút

A. Khởi động: Gọi 1 HS hát bài hát về Tây Nguyên để vào bài:

B. Hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát chung về Tây Nguyên – 8

+ Hình thức: cả lớp

     + Phương pháp: Đàm thoại, khai thác hình ảnh

HOẠT ĐỘNG CỦA HS,GV

NỘI DUNG CHÍNH

Bước 1:  gv Treo bản đồ/ Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam

- Xác định vị trí của Tây Nguyên.

- Đánh giá ý nghĩa vị trí địa lí đối với phát triển KTXH của vùng.

Bước 2:  hs trình bày

Bước 3:  gv nhắc lại kiến thức

I. KHÁI QUÁT CHUNG

- Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lăk, Đắc Nông, Lâm Đồng => Không giáp biển.

- Diện tích: 54,7 nghìn km2 = 16,5% diện tích cả nước.

- Tiếp giáp: Lào, CPC, ĐNB, DHNTB

=> Thuận lợi quan hệ các vùng,các nước bằng đường bộ, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng.

+ Giáp Lào – CPC: Chú ý bảo vệ quốc phòng

+ Giáp ĐNB: Vùng kinh tế phát triển

+ Giáp DHNTB: => cửa ngõ giao thông biển

* Hoạt động 2: Tìm hiểu thế mạnh trong phát triển kinh tế của Tây Nguyên – 25 phút

+ Hình thức: Nhóm

+ Phương pháp: Dạy học hợp tác, Đàm thoại, khai thác hình ảnh

HOẠT ĐỘNG CỦA HS,GV

NỘI DUNG CHÍNH

- Bước 1: Chia  nhóm, giao nhiệm vụ:

II. KHAI THÁC THẾ MẠNH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ


+ Nhóm 1: Phát triển cây CN lâu năm: điều kiện, hiện trạng phát triển và phân bố, biện pháp, ý nghĩa.

Trả lời câu hỏi SGK

+ Nhóm 2: Khai thác và chế biến lâm sản: điểu kiện, hiện trạng,

+ Nhóm 3: Khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi: điều kiện, hiện trạng, ý nghĩa

 

- Bước 2: Thảo luận nhóm 5 phút. đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xet, bổ sung.

Bước 3: GV chuẩn KT, nhận xét tinh thàn làm việc nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Phát triển cây công nghiệp lâu năm

- Điều kiện phát triển

+ Đất đỏ badan, cao nguyên xếp tầng… phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.

+ Khí hậu cận xích đạo 2 mùa: trên cao lạnh => phát triển cây cận nhiệt.

+ Chính sách phân bố lại lao động => thu hút lao động

+ CNCB ngày càng phát triển, thị trường rộng.

- Hiện trạng phát triển và phân bố.

+ Cây cà phê: Là cây quan trọng số 1. Diện tích 450.000ha =4/5 diện tích cà phê cả nước. Phân bố: chủ yếu ở Đắc Lắc; Gia Lai- Kon Tum, Lâm Đồng.

+ Chè: Trồng trên các cao nguyên cao: Lâm Đồng; Gia Lai; Chế biến ở Biển Hồ - Gia Lai.

+ Cao su: Diện tích đứng thứ 2 sau ĐNB: Trồng ở Gia Lai, Đắc Lắc.

- Biện pháp:

+ Hoàn thiện quy hoạch vùng chuyên canh: Mở rộng diện tích đi đôi bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.

+ Đa dạng hóa cây CN.

+ Phát triển công nghiệp chế biến

- ý nghĩa: KT, MT, XH

 

2. Khai thác và chế biến lâm sản

- Thế mạnh:

+ Diện tích rừng = 36% DT cả nước độ che phủ đứng đầu cả nước; sản lượng gỗ có thể khai thác = 52% cả nước.

+ Rừng có nhiều gỗ quý, thú quý

- Hiện trạng phát triển: diện tích rừng giảm => sản lượng gỗ giảm.

Hiện SL: 200 – 300.000m3/ năm.

+ CNCB ít => gỗ khai thác chủ yếu gỗ tròn => gỗ cành, ngọn chưa tận thu.

- Hậu quả:

+ Giảm lớp phủ thực vật

+ Mức nước ngầm hạ thấp

+ Nơi sống của động vật bị đe dọa

- Biện pháp: Khai thác đi đôi với bảo vệ

 

3. Khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi

- Tiềm năng: thứ 2 sau TTMN bắc bộ, trên các sông lớn

- Hiện trạng:

Sông

Nhà máy đã XD

Đang XD

Ý nghĩa

Xêxan

Yaly (720MW)

Xê xan 3,3A

- Phát triển CN điện năng

- Cung cấp điện cho CN, đời sống


 

 

 

 

 

 

 

 

- Phát triển thủy điện – cung cấp nước mùa khô

- Phát triển du lịch

Xrepoc

Đray Hlinh 12MW

 

Đồng Nai

Đa Nhim 160MW

 

 

4. Tổng kết - đánh giá:

 - GV chốt lại nội dung của bài bằng vẽ sơ đồ tư duy

5. Hướng dẫn học ở nhà:

 Học và trả lời câu hỏi SGK.

-         Chuẩn bị trước bài thực hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Phiếu học tập

 

 

 

 

 

 

1. Phát triển cây công nghiệp lâu năm

 

- Điều kiện phát triển

 

 

 

- Hiện trạng phát triển và phân bố.

 

 

 

- Biện pháp:

 

 

ý nghĩa:

 

 

 

 

 

2. Khai thác và chế biến lâm sản

 

- Thế mạnh:

 

 

 

- Hiện trạng phát triển:

 

 

- Hậu quả:

 

 

- Biện pháp:

 

 

3. Khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi

 

- Tiềm năng:

 

- Hiện trạng:kể tên các nhà máy đang hoạt động hoặc đang xây dựng. Ý nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tuần         Ngày soạn:

Tiết                                                                                Ngày giảng:

Bài 38: Thực hành: SO SÁNH VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ

CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN GIỮA VÙNG TÂY NGUYÊN VỚI TDMNBB

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 - Củng cố thêm kiến thức trong bài 37

 - Biết những nét tương đồng và khác biệt về cây công công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa TN và TDMNBB.

2. Kỹ năng

 - Xử lý, phân tích số liệu theo yêu cầu và rút ra nhận xét cần thiết.

 - Biết cách nhận xét, đánh giá so sánh các vấn đề giữa các vùng.

3. Thái độ: Yêu quê hương tổ quốc.

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học;  Năng lực giải quyết vấn đề;  Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế TDMN bắc bộ, bản đồ kinh tế Tây Nguyên

           - Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà

      2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, Máy tính cá nhân, thước kẻ.....

III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi SGK

3. Bài mới:  Phương pháp đàm thoại, phát vấn, dạy học hợp tác

+ Hoạt động 1: Bài tập 1

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV

NỘI DUNG CHÍNH

GV: yêu cầu HS đọc đề bài xác định nôi dung sau:

- Xác định dạng biểu đồ theo yêu cầu

- Các bước tiến hành

+ Cách xử lí số liệu

+ Cách vẽ

HS: lần lượt trả lời và làm

GV: Chuẩn xác KT

 

 

 

 

 

Nhóm

B1: GV chia nhóm thảo luận

Yêu cầu mục b

B2: Các nhóm thảo luận

B3:: GV chuẩn xác kiến thức

 

1, Bài tập 1

a, Vẽ biểu đồ.

-  Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu cây CN năm 2005 (%)

Cây CN lâu năm

100

100

100

Cà phê

30,4

3,6

70,2

Chè

7,5

87,9

4,3

Cao su

25,9

-

17,2

Cây khác

32,6

8,5

8,3

Cả nước

TDMNBB

TN

+ Tính quy mô và bán kính

Quy mô: TDMNBB = 1; => TN = 7,7 ;=> Cả nước   = 17,95

Bán kính: TN = 1cm; TDMNBB = 2,64cm; Cả nước = 14,05cm.

- Vẽ biểu đồ: Vẽ 3 vòng tròn theo bán kính tính

b, Nhận xét – giải thích sự giống , khác nhau cây công nghiệp

* Giống nhau:

- Về quy mô: là hai vùng chuyên canh cây CN lớn

- Hướng CN hóa: Tập trung chủ yếu cây CN lâu năm đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Điều kiện phát triển: Đất, nước, khí hậu thuận lợi phát triển cây CN


 

- Dân cư có kinh nghiệm sản xuất.

* Khác nhau:

Yếu tố

TDMN BB

Tây Nguyên

Quy mô

Nhỏ hơn

Lớn hơn

Ý nghĩa

Vùng chuyên canh số 3

Vùng chuyên canh số 2

Cây CN quan trọng

Chè

Cà phê

Điều kiện pt

Địa hình chia cắt

Cao nguyên xếp tầng

Khí hậu

Có mùa đông lạnh

Cận xích đạo

Đất

Feralit

Đất đỏ badan

Dân cư

Dân tộc ít người phía Bắc

Dân tộc ít người phía nam

Kĩ thuật

CNCB ít

Cơ sở hạ tầng khá

 

* Giải thích: Do điều kiện tự nhiên, khí hậu khác nhau=> cây công nghiệp khác nhau; do tập quán sản xuất khác nhau.

 

* Hoạt động 2: Bài tập 2

Cá nhân

GV hướng dẫn cách làm

HS tự làm

GV chuẩn xác KT

 

 

 

 

 

 

 

2, Bài tập 2

a, Tính tỉ trọng trâu bò 2 vùng và cả nước trong tổng trâu bò

 

Cả nước

TDMNBB

TN

Trâu

34,5

65,1

10,4

65,5

34,9

89,6

b, Giải thích:

- Hai vùng có diện tích đồng cỏ, cao nguyên và đồi rộng lớn; khí hậu nhiệt đới ẩm

- Hai vùng: số lượng trâu bò khác nhau

TN: khí hậu nóng khô – phù hợp bò

TDMNBB: khí hậu lạnh ẩm – trâu dễ thích nghi

4. Củng cố - đánh giá

 - GV nhận xét giờ thực hành

5. Hướng dẫn học ở nhà

           Làm bài thực hành vào vở

          Đọc và tìm hiểu trước bài mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tuần         Ngày soạn:

Tiết                                                                                   Ngày giảng

Bài 39: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU

Ở ĐÔNG NAM BỘ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Phân tích được các thế mạnh nổi bật và những hạn chế đối với việc phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.

- Chứng minh và giải thích được sự phát triển theo chiều sâu trong công nghiệp, nông nghiệp của Đông Nam Bộ.

- Giải thích được sự cần thiết phải khai thác tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí, giới hạn và nhận xét, giải thích sự phân bố một số ngành kinh tế tiêu biểu của Đông Nam Bộ.

- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về vùng Đông Nam Bộ để nhận biết vấn đề kinh tế của vùng.

3. Thái độ: Yêu quê hương tổ quốc.

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học;  Năng lực giải quyết vấn đề;  Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, SD số liệu thống kê

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ

           - Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà

      2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, .....

III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức – 1 phút

2.  Tiến trình – 40 phút

A. Khởi động:

Qua phần kiến thức địa lí các ngành kinh tế, em hãy nêu những hiểu biết của em về kinh tế vùng Đông Nam Bộ?  câu hỏi thông hiểu

Gọi HS trả lới. GV nhận xét.

Gợi ý:  Vùng Đông Nam Bộ là vùng có trình độ phát triển cao nhất so với các vùng khác trong cả nước:

- Về nông nghiệp: vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước, cả cây CN lâu năm và cây hàng năm.

- Về công nghiệp: đây là vùng công nghiệp phát triển mạnh, với cơ cấu ngành đa dạng, hiện đại, có các TTCN có quy mô lớn, rất lớn.

- Về Dịch vụ: đa dạng, hiện đại,cơ cấu hoàn thiện, GTVT phát triển.

--> Vì vậy vấn đề đặt ra đối với vùng là cần khai thác phát triển theo chiều sâu ---> Vào bài

B. Hình thành kiến thức:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát chung về vùng – 10 phút

+ Hình thức: Cả lớp

+ Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV

NỘI DUNG CHÍNH

Bước 1:

Dựa vào Atlat địa lí trang 29, hoặc hình 39-SGK Địa lí 12.

I.KHÁI QUÁT CHUNG

- Gồm: 6 tỉnh, thành phố

- Là vùng có diện tích hẹp


- Kể tên các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ?

- Nêu đặc điểm vì trí địa lí của vùng? Ảnh hưởng của vị trí đối với phát triển kinh tế vùng?

 

Bước 2:Gọi HS trả lời

Bước 3:GV chuẩn kiến thức

- Ví trí dịa lí:

+ Giáp ĐB sông Cửu Long, Tây Nguyên, DH Nam Trung Bộ giao lưu với các vùng

+ Giáp Campuchia, Biển Đông giao lưu quốc tế thông qua các cửa khẩu, cảng biển.

- Đứng đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng CN, giá trị về xuất khẩu.

- Số dự án đầu tư của nước ngoài và vốn đầu tư nước ngoài cao.

=> Phát triển kinh tế theo chiều sâu

GV giới thiệu cho HS đọc SGK

 

II. NHỮNG THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA VÙNG (Giảm tải)

 

* Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đê khai thác lãnh thổ theo chiều sâu – 27 phút

+ Hình thức: nhóm

+ Phương pháp: Dạy học hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại.

- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ

+ Nhóm 1: tìm hiểu phát triển công nghiệp theo chiều sâu: điểm nổi bật, Hướng phát triển, trả lwoif câu hỏi trong SGK.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu phát triển dịch vụ: điểm nổi bật, Hướng phát triển.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu vấn đề Nông – lâm – ngư nghiệp: điểm nổi bật, Hướng phát triển.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu phát triển tổng hợp kinh tế biển: điểm nổi bật, Hướng phát triển.

Bước 2: Các nhóm tiến hành tìm hiểu, thảo luận.

Bước 3:: GV chuẩn xác kiến thức

 

* Khó khăn:

- Thiếu nguồn năng lượng

- Dân số đông, diện tích hẹp => ô nhiễm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU

1, Về công nghiệp

a. Đặc điểm

- Là vùng chiếm tỉ trọng công nghiệp – GTSLCN cả nước (55,6%)

- Cơ cấu ngành hoàn chỉnh nổi bật các ngành có trình độ công nghệ cao: luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất, chế biến lương thực thực phẩm.

b. Hướng phát triển:

- Giải quyết vấn đề năng lượng cho vùng

+ Xây dựng nhà máy thủy điện trong vùng

+ Chuyển điện từ Hòa Bình vào

+ Phát triển điện tuốc bin khí

+ Phát triển nhà máy điện chạy bằng dầu.

- Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng

- Mở rộng quan hệ hợp tác => thu hút đầu tư

- Chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường

 

2, Về dịch vụ

a. Đặc điểm

- Là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế vùng.

- Hoạt động dịch vụ: đa dạng: thương mai, ngân hàng, tín dụng, .....

- Đứng đầu cả nước về phát triển nhanh và đầu tư có hiệu quả.

b. Hướng phát triển:

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ

- Thu hút đầu tư nước ngoài

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Về nông – lâm – ngư nghiệp

a. Đặc điểm

- là vùng chuyên canh cây công nghiệp số 1

- Tài nguyên rừng có ý nghĩa lớn

 

b. Hướng phát triển:

- Phát triển thủy lợi là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu => nhiều công trình đã xây dựng: Hồ Dầu Tiếng – Phước Hòa--> tăng diện tích đất trồng trọt,tăng hệ số dử dụng đất và đảm bảo khả năng lương thực.

- Thay đổi cơ cấu cay trồng đăng nâng cao hơn vị trí của vùng: Mở rộng diện tích, thay đổi giống cây trồng, chọn các giống cây tròng năng suất cao, phù hợp.

- Bảo vệ tài nguyên rừng: rừng đàu nguồn, rùng ngập mặn, VQG, khu dự trữ sinh quyển.

 

4. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

- Vùng biển và bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển.

- Việc khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là ở Bà rịa – Vũng Tàu.

- Việc phát triển CN lọc hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng.

- Cần dặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ

=> Thay đổi cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ

 

4. Tổng kết - đánh giá – 3 phút

 - GV chốt lại nội dung của bài.

           - Tại sao trong phát triển lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiepejluoon quan tâm vấn đề môi  trường?

         Vì:

- Hoạt động CN có nhiều tác động tới môi trường: đất, nước, không khí,.... Tác động càng mạnh khi khai thác theo chiều sâu.

- Lãnh thổ có diện tích không lớn, mạng lưới sông ngòi dày đặc, diện tích rừng không lớn,  và chủ yếu là rừng đầu nguồn có tính nhạy cảm cao, các lưu vực sông là nơi tập ttrung nheieuf khu CN với nhiều nahf máy nhiều loại chất thải khác nhau.

5. Hướng dẫn học ở nhà – 1 phút

 - Học và trả lời câu hỏi SGK

           - Đọc và tìm hiểu trước bài thực hành, đầy đủ: com pa, máy tính.

.

nguon VI OLET