Trường THCS Thái Bình  Địa Lý 9   

Tuần 28                                                                              

Tiết 44

Bài..38 PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO.

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

*Học sinh biết :

- Được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo.

- nắm vững đặc điểm của các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch giao thông vận tải biển. Đặc biệt thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.

*Học sinh hiểu:

- Được sự giảm sút của tài nguyên biển,vùng biển ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển.

2. Kĩ năng:

- Tư duy :

+Tìm kiếm và xử lí thông tin về lược đồ,bản  đồ và bài viết khai thác khoáng sản biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.

+Phân tích mối quan hệ kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển đảo

- Giao tiếp:

+Tự tin khi làm việc, phản hồi lắng nghe, tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng giao tiếp hợp tác khi làm việc.nhóm

-Làm chủ bản thân :

+Đàm nhận trách nhiệm các công việc được giao trong nhóm, quản lí thời gian khi trình bày kết quả trước nhóm và tập thể lớp trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo.

- Tự nhận thức :

+Tự tin khi trình bày thông tin và trả lời các câu hỏi.

-Đọc phân tích sơ đồ, bản đồ, lược đồ.

3. Thái độ:

-Ý thức bảo vệ môi trường.

II/NỘI DUNG BÀI HỌC

-. Biển và đảo Việt Nam

-. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

-Giáo án, tập bản đồ, bản đồ kinh tế chung VN.

2. Học sinh:

-Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài.

IV/CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC BÀI HỌC:

1. Ổn định  tổ chức và kiểm diện

Kiểm tra sĩ số lớp

2. Kiểm tra mệng(không)

4.3. Bài mới: .

          HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.

                NỘI DUNG.

Giới thiệu bài mới.

Hoạt động 1

* Trực quan. Phân tích.

- Giáo viên giới thiệu sơ đồ cắt ngang vùng biển VN, các bộ phận của biển Đông.

( . Nội thủy: vùng nước ở phía trong đường cơ sở, giáp với bờ biển, đường cơ sở tính từ các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài củng của các đảo từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra.

. Lãnh hải rộng 12 hải lí, phía ngoài được coi là biên giới quốc gia trên biển

. Vùng tiếp giáp lãnh hải quy định đảm bảo cho thực hiện chủ quyền đất nước, nơi đây chúng ta có quyền thực hiện các quyền bảo vệ an ninh, thuế quan..

. Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí tính từ đường cơ sở nơi đây có toàn quyền về kinh tế nhưng các nước có thể đặt dây dẫn dầu, máy bay…

. Thềm lục địa gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, Nơi nào bờ ngoài rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí  thí thềm lục địa được tính đến 200 hải lí ( có tòan quyền).

- Quan sát H38.1 giáo viên giới thiệu từng bộ phận của vùng biển nước ta.

+ Bờ biển nước ta có đặc điểm gì?

  TL: Bờ biển dài, vùng biển rộng.

GV:Tích hợp-Khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí, tiết kiệm bảo vệ môi trường và phát triền bền vững khả năng khai thác năng lượng thủy triều và sóng ở nước ta.  

Hoạt động 2

* Trực quan.

+ Quan sát bản đồ TNVN và H 38.2 sgk tìm các đảo và quần đảo lớn của nước ta?

  TL: Học sinh lên bảng xác định.

 

 

- Giáo viên : HSa nằm khoảng 1110 - 1130Đ. 15045’ – 17015’B. gồm 30 đaỏ nằm rải rác trong vùng biển rộng chừng 15 nghìn km2.

                       TSa nằm từ 111020’ – 117020’Đ. và 6030’ – 120B. gồm khoảng 100 hòn đảo, đá cồn và bãi san hô. nằm rải rác trong vùng biển rộng chừng 160000 – 180000km2; trong đó có khoảng 23 hòn đaỏ nhô khỏi mặt nước diện tích khoảng 10km2.

+ Nêu ý nghĩa của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng?

  TL:

                                        Chuyển ý.

Hoạt động 2

* Hoạt động nhóm

* Phương pháp đàm thoại

- Giáo viên nói qua về sự phát triển tổng hợp kinh tế biển và phát triển bền vững.

- Quan sát H 38.3 ( sơ đồ các ngành kinh tế biển).

- Giáo viên cho học sinh họat động nhóm từng đại diện nhóm trình bày bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.

* Nhóm 1: Hãy nêu tiềm năng phát triển, một số nét phát triển, những hạn chế, phương hướng phát triển của ngành khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản?

  TL:

# Giáo viên: - Vùng biển có hơn 2000 loài cá trong đó 110 loài có gía trị kinh tế , có 100 loài tôm.

         - Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 tr tấn (95% là cá biển). Khai thác hằng năm 1,9 tr tấn.

         - Ngành đang ưu tiên phát triển khai thác xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển.

? Tại sao cần ưu tiên khai thác hải sản xa bờ?

  TL: Khai thác thủy sản ven bờ đã vượt quá mức cho phép. Sản lượng đánh bắt gấp hai lần khả năng cho phép, dẫn đến tình trạng kiệt quệ suy thoái.

* Nhóm 2: Hãy nêu tiềm năng phát triển, một số nét phát triển, những hạn chế, phương hướng phát triển của ngành du lịch biển đảo?

  TL:

# Giáo viên: - VN có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú. Từ Bắc – Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài. Phong cảnh đẹp.

         - Nhiều đảo có phong cảnh kì thú…

         - Một số trung tâm du lịch biển đang phát triển nhanh, thu hút khách trong và ngoài nước…

? Ngoài họat động tắm biển, chúng ta cón có khả năng phát triển các họat động du lịch biển nào khác?

  TL: - Khu sinh thái biển nhiệt đới, du lịch thể thao trên biển, lặn biển, ( Nha Trang)..

+ Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?

  TL: - Tăng giá trị sản phẩm, chế biến khối lượng lớn.

         - Tăng nguồn hàng xuất khẩu, ổn định kích thích sản xuất.

         - Tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập người lao động.

 

I. Biển và đảo Việt Nam:

1. Vùng biển nước ta:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nứơc ta là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng.

 

2. Các đảo và quần đảo:

 

 

 

- Vùng biển ven bờ nước ta có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng sa.

 

 

 

- Vùng biển có nhiều tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

 

 

 

 

 

II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển:

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:

 

 

- Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác và nuôi trồng, chế biến hải sản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Du lịch biển đảo:

 

 

- Du lịch biển – đảo phát triển nhanh trong những năm gần đây.

 

 

 

 

 

 

4.Tổng kết

Câu 1

+ Xác định các đảo và quần đảo lớn của VN?

Đáp án câu 1- Học sinh lên bảng xác định.

Câu 2

+ Chọn ý đúng: Vùng biển nước ta có nhiều quần đảo là:

a. Vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.

b. Vùng biển Bắc Trung Bộ.

c.Vùng biểnduyên hải Nam Trung Bộ.

@. Vùng biển Cà Mau – Kiên Giang.

Đáp án câu 2a

Câu 3

– Hướng dẫn học sinh làm  bài tập bản đồ tại lớp

5. Hướng dẫn học sinh tự học

+ Đối với bài học ở tiết học này:

(chú ý)

- Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo.

- nắm vững đặc điểm của các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch giao thông vận tải biển. Đặc biệt thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.

- Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển,vùng biển ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển.

+ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

(chú ý)

–Học thụôc bài.

- Chuẩn bị bài mới: - Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk.

V. PHỤ LỤC:

:

………………………………………………………………………….…..………………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………......................................................................................................

………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………........................................................

GVBM: Nguyễn Kim Phương 

nguon VI OLET