Tuần 4- Tiết 4
Ngày soạn: 5/09/2021
Bài 4: BẢO VỆ HOÀ BÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình.
- Giải thích được vì sao cần bảo vệ hoà bình?
- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.
- Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.
+ Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Tích cực, chủ động tôn trọng pháp luật.
- Nhân ái: Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý các hành vi bạo lực gia đình; lên án phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Không vi phạm quy định của pháp luật phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi tiêu cực không đúng với pháp luật
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A.Khởi động
a. Mục tiêu:
- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề, việc làm của thanh niên trong việc bảo vệ hòa bìnhl trong thời kì CNH- HĐH đất nước.
- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.
b. Nội dung: HS nghe bài hát " Khát vọng tuổi trẻ"- Vũ Hoàng
c. Sản phẩm:
-Học sinh hát và nêu cảm nhận.
- HS phát biểu được chủ đề
d. Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Cho HS nghe bài hát " Khát vọng tuổi trẻ"- Vũ Hoàng
? Lời bài hát muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Trao đổi
- Giáo viên: quan sát
- Dự kiến sản phẩm: Lời bài hát là lời nhắn nhủ tới thế hệ thanh niên với trách nhiệm xây dựng và đóng góp, bảo vệ Tổ Quốc
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…
B.Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình?(10’)
a. Mục tiêu:
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Thế nào là hoà bình và bảo vệ hòa bình
b. Nội dung:
- Hs đọc và tìm hiểu “đặt vấn đề” ,nêu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hòa bình
c. Sản phẩm:
-Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT

B1: GV chia lớp thành nhóm thực hiện các yêu cầu sau:
->Hs đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trên máy chiếu.
->Trả lời câu hỏi
? Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem các bức ảnh trên?
? Chiến tranh đã gây hậu quả gì cho con người?
? Chiến tranh đã gây hậu qủa gì cho trẻ em?
? Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình?
B2: HS thực hiện yêu cầu.
- B3: HS: báo cáo
-> Sự tàn khốc của chiến tranh. Giá trị của hoà bình. Sự cần thiết phải đẩy lùi, ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình.
+ Chiến tranh TG I làm 10 triệu
nguon VI OLET