Ngày soạn: 25/9/2021
Tiết số 4

BÀI 4.
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX) - Tiết 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Phân tích được từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam á. Hầu hết các nước trong khu vực, trừ Xiêm đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước thuộc địa nói chung, các nước ĐNA nói chung.
- Trình bày các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra ở các nước ĐNA, trước tiênlà ở Inđônêxia, Việt nam, CPC, Lào.
2. Kỹ năng
- Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu.
- Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á thời kỳ này.
3. Tư tưởng
- Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
- Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
4.Địnhhướngpháttriểnnănglực vàphẩmchấtcôngdân
-Hìnhthành và phát triển các năng lực:sưutầm vàxửlíthông tin lịch sử; trìnhbày lịchsử;vận dụng kiến thức lịch sử để giảiquyết vấn đề; giao tiếp và hợptác…
-Hìnhthành và phát triển các phẩm chấtcông dân: yêunước, chăm chỉ,trách nhiệm.
II.CÔNGTÁCCHUẨNBỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học:Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.Các tài liệu, tranh ảnh các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học. Máy vi tính kết nối máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài ở nhà
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
III.TỔCHỨCCÁCHOẠTĐỘNGDẠY- HỌCTRÊNLỚP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu:Gv trình chiếu lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: Yêu cầu HS quan sát, chỉ ra và đọc tên 10 nước trong khu vực và nêu hiểu biết chung về Đông Nam Á. Qua một số hiểu biết của HS thì GV đặt vấn đề : trong bối cảnh chung khi các nước Châu Á lần lượt trở thành thuộc địa của các nước phương Tây thì số phận của Đông Nam á như thế nào ?
- Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức:
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giáo nhiệm vụ cho HS (theo sách HDH). Cụ thể như sau:Hãy quan sát lược đồ ĐNÁ cuối thế kỉ XIX, Trả lời câu hỏi sau: Tại sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây ?
- Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ như thế nào và tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau ra sao ?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hs làm việc cá nhân hoặc cặp đôi.
*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV gọi hs trả lời. Hs bổ sung.
* Bước 4. Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, chốt ý.
3. Gợi ý sản phẩm:
- Mỗi nhóm HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
- Nắm được tình hình các nước Đông Nam Á từ sau thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này.
- Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu Lào, Campuchia và Xiêm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở các nước Đông Nam Á.
- Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
1. Mục tiêu: Trình bày được theo lược đồ những nét chính về quá trình xâm lược của các nước đế quốc đối với Đông Nam Á
2. Phương thức:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV
nguon VI OLET