Bài..4....Tiết 4

Tuần :2

 

          

 

LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

 

 

1. MỤC TIÊU:

     1.1.kiến thức

*Học sinh hiểu:

  - Hiểu và trình bày đặc điểm nguồn lao động và sử dụng lao động.

*Học sinh biết:

  - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta.

    1.2. kỹ năng

-Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng số liệu

    1.3.thái độ

-Tạo cho học sinh ý thức lao động tự giác, nâng cao chất lượng cuộc sống

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

-Trọng tâm bài này ở mục I,II

3. CHUẨN BỊ :

    3.1. Giáo viên: - biểu đồ H4.1, H4.2 phóng to

    3.2. Học sinh :. - Sách giáo khoa,  vở bài tập bản đồ, tập ghi bài học.

4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:  

    4. 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

   4.2. Kiểm tra miệng:

    Câu 1: Điền các cụm từ sau vào những chỗ trống của đoạn văn dưới cho thích hợp: cao, thấp, đô thị, thưa thớt, đông đúc, đồng bằng, vừa và nhỏ, ven biển.

“ Nước ta có mật độ dân số................Dân cư tập trung ..............ở................và các........., miền núi dân cư.............. Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn. Đa số các đô thị của nước ta có quy mô...............phân bố tập trung ở vùng.............và.................Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng..............tuy trình độ đô thị hóa còn.............”

Câu 2:

+Nước ta có nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động như thế nào

+Tỉ lệ lao động giữa thành thị và nông thôn

+Tình hình việc làm và chất lượng cuộc sống hiện nay như thế

TL:

-Nguồn lao động nước ta dồi dào. Mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người

-Tỉ lệ thành thị chiếm 24,2%, nông thôn chiếm 75,8%

-Lao động ồi dào gây sức ép tới việc làm, chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao


4.3.Tiến trình bài học:

 

                  HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

        NỘI DUNG

               Giới thiệu bài mới.

Hoạt động 1

*Trực quan.

* Hoạt động nhóm.

+ Nguồn lao động nước ta có như thế nào? Có những mặt mạnh và hạn chế nào?

    TL: - Mạnh: Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, lâm nghiệp, tcn,khả năng tiếp thu KHKT.

           - Hạn chế: Thể lực trình độ chuyên môn.

- Qsát H4.1(biểu đồ cơ cấu lao động).

- Giáo viên chia nhóm cho học sinh họat động. Đại diện nhóm trình bày bổ xung, Giáo viên ghi bảng.

  * Nhóm 1: Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn? Giải thích nguyên nhân?

     TL:

# Giáo viên: - Lao động thành thị thấp 24,2%

            - Lao động nông thôn cao 75,8%

            - Do Việt Nam là nước nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trình độ chuyên môn còn non kém.

  * Nhóm 2: - Nhận xét chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta? Giải pháp nâng cao chất lượng lao động?

      TL:

# Giáo viên: - Lao động qua đào tạo thấp 21,2%

             -  Lao động không qua đào tạo 78,8%

             - Giải pháp: Tăng cường đào tạo nhưỡng lao động lành nghề, hợp tác lao động nước ngoài…

- Giáo viên : Cùng với quá trình đổi mới KTXH số lao động có việc làm ngày càng tăng 1991-2003 số lao động trong nghành kinh tế tăng từ 30,1 tr lên 41,3 tr người.

-  Quan sát biểu đồ H4.2(cơ cấu sử dụng lao động).

+ Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta?

      TL:        1989    ---   2003

                    17,3%  --   24% (nông, lâm ngư nghiệp)                                                                         11,25% .... 16,4% ( CN - XD).

                    71,5%   --  59,6%( dich vụ).

 

 

I Nguồn lao động và sử dụng lao động:

  + Nguồn lao động:

 

 

 

 

-Nước ta có nguồn lao động dồi dào và có tốc độ tăng nhanh. Trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động

 

 

 

 

 

-Năm 2003, nước ta có 41,3 triệu người lao động, trong đó khu vực thành thị chiếm 24,2%, nông thôn chiếm 75,8%

-Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhưng còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+Sử dụng lao động:

 

- Cơ cấu sư dụng lao động của nước ta đang có sự thay đổi.

 

 

 


                                 Chuyển ý

Hoạt động 2.

** Phương pháp đàm thoại.

- Giáo viên : nguồn lao động dồi dào trong điều kiện  nền kinh tế chưa phát triển Tạo sức ép lớn dối với vấn đề việc làm ở nước ta.

+ Tại sao vấn đề việc làm đang là vấn đề gay găt ở nước ta?

      TL: Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp, ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế – nông thôn thiếu việc làm 2003 tỉ lệ lao động nông thôn 77,7%. Tỉ lệ thất nghiểp ở thành thị 6%

 

 

 

 

 

 

+ Cần có những giải pháp nào để giài quyết vấn đề việc làm?

     TL: - Phân bố lại lao động, dân cư giữa các vùng.

            - Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn

            -Phát triển các hoạt động công nghệp, dịch vụ ở đô thị.

            - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

                              Chuyển ý  

Hoạt động 3

** Phương pháp đàm thoại.

+ Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta thay đổi như thế nào?

      TL: - Người biết chữ 90,3%(1999). GĐP gia tăng, dịch vụ xã hội tốt hơn, tuổi thọ tăng nam 76,4, nữ 74. tử vong ,suy dinh dưỡng giảm, dịch bệnh bị đẩy lùi.

+ Chất lượng cuộc sống giữa các vùng miền? Liên hệ thực tế ?

      TL: Có sự chênh lệâch giữa thành thị & nông thôn, giữa các  tầng lớp trong xã hội .

+ Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta ngày nay đã được nâng cao là do nguyên nhân nào?

       TL Do sự quan tâm đúng mức của nhà nước  đồng thời nền y học phát triển nên cuộc sống của nhân dân càng ngày càng cao, đặc biệt là tuổi thọ đã kéo dài.

 

II Vấn đề việc làm:

 

 

1: Tình hình chung:

 

 

 

 

 

 

-Lực lượng lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển đã gây sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm, đặc biệt ở nông thôn

-Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cả nước khá cao khoảng 6%

2: Hướng giải quyết:

 

-Phân bố lại lao động và dân cư các vùng

-Đa dạng hóa các loại hình kinh tế ở nông thôn

-Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm

 

III. Chất lượng cuộc sống:

 

-Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.

 

 


GV: Tích hơp

-  Khi cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu về nguồn năng lượng càng tiêu thụ nhiều. Vậy theo em cần có những biện pháp gì để tiết kiệm điện năng trong cuộc sống

- Học sinh trả lời gv lấy ví dụ minh họa.

 

 

    4.4.Tổng kết:

- Hướng dẫn làm bài tập bản đồ.

 Câu 1. 

+ Nguồn lao động và sử dụng lao động như thế nào?

Đáp án câu 1 

-Nước ta có nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng gây sức ép lớn cho vấn đề việc làm.

Câu 2

-Cơ cấu sư dụng lao động của nước ta đang thay đổi.

+ Nối cột A với B:

                       A                                                    B

 Đáp án câu 2

  1. Lao động thành thị                                     a. 21,2% 

  2.Lao động nông thôn                                    b.21,2%

    3.Lao động qua đào tạo                                  c.75,8%

     4.Lao động không qua đào tạo                       d.78,8%

     4.5. Hướng dẫn học tập:

  + Đối với bài học tiết học này

-Học bài.

 + Đối với bài học ở tiết học tiếp theo

- Đọc và tìm hiểu trước bài 5 thực hành “Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 “

+Tháp tuổi có hình dạng gí

+Cơ cấu dân số theo độ tuổi ( tỉ lệ của 3 nhóm tuổi )

+Tỉ lệ dân số phụ thuộc là gì

5. RÚT KINH NGHIỆM:

- Nội dung:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

-Phương pháp

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

-Sử dụng đồ dùng,thiết bị dạy học

 

 

nguon VI OLET