Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI TK XVIII ĐẾN ĐẦU TK XX
Tuần 3: Tiết 6
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ THẾ KỈ XIX.
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức được:
- Bản chất bóc lột của giai cấp tư sản xã hội tư bản. Sự cần thiết, tính tất yếu phải có cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột. Phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX: Phong trào đập phá máy móc và bãi công.
- Giúp học sinh thấy được g/c công nhân độc lập đấu tranh, PTCN quốc tế cuối TK XIX diễn ra rất sôi nổi và quyết liệt tiêu biểu là nước Nga
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích đánh giá về quá trình phát triển của phong trào công nhân.
So sánh được PTCN ở cuối TKXIX- đầu TKXX với PTCN ở TK XVIII.
3. Thái độ:
- HS thấy được tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân.
- Giáo dục đạo đức: tinh thần hòa bình đoàn kết; Trung thực, tôn trọng sự thật lịch sử.
4.Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: - Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
- So sánh, phân tích, phản biên, khái quát hóa, nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, nv lịch sử.
- Vận dung, liện hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
- Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.
II/. CHUẨN BỊCỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án. Đọc và sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học.
- Phương pháp dạy học: PP vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm, phân tích, tổng hợp.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu. Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước SGK và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh lịch sử.
III/ . TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
ỔN ĐỊNH: Điểm danh, Kiểm tra vệ sinh lớp
KIỂM TRA BÀI CŨ:
/ Nêu sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi ? Tại sao các nước phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa?
3. BÀI MỚI:
1. HOẠT ĐỘNG :Tạo tình huống học tập. (2p)
Giai cấp vô sản ra đời cùng với giai cấp tư sản, nhưng bị áp bức bóc lột ngày càng nặng nề, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt đưa tới cuộc đấu tranh của vô sản với tư sản, tuy vậy bước đầu họ chưa ý thức được sứ mệnh của mình.
2. HOẠT ĐỘNG:Lĩnh hội kiến thức mới.

HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
* Kiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Nguyên nhân hình thức, kết quả buổi đầu của PTCN .(10p)
H1: Vì sao ngay từ khi mới ra đời , giai cấp công nhân đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản ( Bị bóc lột nặng nề, lệ thuộc vào máy móc, làm việc từ 14- 16 giờ mỗi ngày trong những điều kiện lao động vất vả, lương thấp)
GV: Sử dụng hình 24 miêu tả cuộc sống công nhân Anh
H2: Qua bức tranh 24 em có suy nghĩ gì về quyền trẻ em hôm nay ?Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK trang 28,29.
- Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? ( Vì trẻ em cũng làm những công việc nặng nhọc nhưng lương lại thấp)
H3:Bị áp bức, giai cấp cn đấu tranh bằng hình thức nào ?
H4: Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, cn lại đập phá máy móc ?( Do nhận thức còn thấp, cn tưởng lầm máy móc làm cho họ khổ cực nên họ đập phá máy móc )
H5: Muốn đấu tranh chống tư bản thắng lợi, công nhân phải làm gì ? (Phải đoàn kết thành lập công đoàn )
HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK.
HOẠT ĐỘNG 2: Nắm được hình thức, qui mô, kết quả, ý nghĩa, tính chất của phong trào công nhân 1830- 1840, qua đó thấy được sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế.(15p)
- Nêu những phong trào cn tiêu biểu trong những năm 1830- 1840 ?( Ở Pháp, Đức, Anh
nguon VI OLET