Giáo án Công nghệ 10

 

Bài 3, 4: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG

I. Mục tiêu

- Kiến thức:

+ Trình bày được mục đích của sản xuất giống cây trồng

+ Nếu được các cấp trong hệ thống tổ chức sản xuất giống và giải thích đặc điểm của mỗi cấp trong quá trình sản xuất giống cây trồng.

+ Phân biệt được khái niệm giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng và giống xác nhận.

+ Nêu đặc điểm của quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và phục tráng đối với cây tự thụ phấn.

- Kĩ năng:

Phân biệt nội dung quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và phục tráng đối với cây tự thụ phấn.

- Ý thức, thái độ:

Hình thành ý thức lao động, làm việc có khoa học.

II. Phương tiện dạy học: 

- Sách giáo khoa, phấn, bảng…

- Hình 3.1; Hình 3.2; Hình 3.3 ; Hình 4.1 được phóng to bằng giấy A0

III. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp:

Kiểm tra số học sinh, tình hình chung của lớp….   1 phút

2. Kiểm tra bài cũ       3 phút

a. Phương pháp kiểm tra: vấn đáp

b. Số học sinh dự kiến kiểm tra: 1 học sinh

c. Câu hỏi kiểm tra: Để giống mới được đưa vào sản xuất đại trà phải qua các thí nghiệm khảo nghiệm nào? Mục đích của từng thí nghiệm đó là gì?

d. Đáp án:

- TN so sánh, TN kiểm tra kỹ thuật, TN sản xuất quảng cáo.

GV: Lê Thị Thanh Nhàn


Giáo án Công nghệ 10

- TN so sánh giống để đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu… của giống.

- TN kiểm tra kỹ thuật nhằm xác định quy trình kỹ thuật gieo trồng.

- TN sản xuất quảng cáo để tuyên truyền đưa vào sản xuất đại trà.

3. Đặt vấn đề:        1 phút

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp giống là một yếu tố quan quyết định năng suất chất lượng nông sản, song thực tế cho thấy sau một thời gian sử dụng giống thường bị thoái hóa, lẫn tạp, kém phẩm chất. Vì vậy để sản xuất có hiệu quả, cần tập trung làm tốt khâu giống. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những nội dung cơ bản của công tác giống cây trồng.

4. Bài mới:  35 phút

 

Hoạt động thầy và trò

Nội dung

Nếu một số giống cây trồng ở địa phương có biểu hiện thoái hóa, kém chất lượng cần cải tạo. Nhu cầu thực tiễn của sản xuất nông nghiệp luôn đòi hỏi phải có giống mới phong phú, đa dạng về chủng loại đáp ứng yêu cầu thị trường.

? Vậy mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là gì?

- Lắng nghe, tìm ra dẫn chứng thực tế rút ra mục đích.

? Hệ thống sản xuất giống cây trồng bắt đầu từ đâu và khi nào kết thúc?

? Hãy cho biết sản xuất hạt giống gồm những giai đoạn nào?

? Thế nào là hạt giống SNC?

- Nhiệm vụ của giai đoạn 1 là gì? Nơi nào có nhiệm vụ sản xuất hạt giống SNC?

? Thế nào là hạt giống NC và hạt giống XN?

? Cơ quan nào thực hiện sản xuất hạt NC và hat XN?

 

 

 

 

 

 

 

 

I, Mục đích công tác sản xuất giống cây trồng

- Duy trì, củng cố đặc điểm tốt của giống

- Tạo số lượng giống cần thiết

- Đưa giống tốt nhanh chóng vào sản xuất

II, Hệ thống sản xuất giống cây trồng

 

Hạt giống SNC

 

NC

 

 

 

XN

 

 Đại trà

Hình 3.1: Hệ thống sản xuất giống cây trồng

III, Quy trình sản xuất giống cây trồng

1. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp.

GV: Lê Thị Thanh Nhàn


Giáo án Công nghệ 10

- Cây trồng nông nghiệp có cả 2 phương pháp sinh sản: hữu tính và vô tính, sinh sản hữu tính có thể bằng tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo .Vì vậy sản xuất giống cây trồng nông nghiệp có 3 quy trình tương ứng. trước hết chúng ta tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn.

 

Quan sát hình 3.2 cho biết quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn từ hạt tác giả thường diễn ra trong mấy năm? Nhiệm vụ của từng năm là gì?

- Sản xuất giống cây trồng đã áp dụng hình thức chọn lọc nào?

 

 

 

 

 

 

- Qúa trình chọn lọc ở phương thức phục tráng có gì giống và khác quá trình chọn lọc ở phương thức duy trì?

- Nhìn vào sơ đồ, em hãy mô tả quy trình sản xuất giống cây trồng theo phương thức phục tráng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn

- Hạt SNC, tác giả

 

Hạt SNC, hạt tác giả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hạt nhập nội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Lê Thị Thanh Nhàn


Giáo án Công nghệ 10

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thế nào là hình thức sinh sản thụ phấn chéo?

- Vì sao cần chọn ruộng sản xuất hạt giống ở khu cách li?

- Tại sao cần phải loại bỏ những cây không đạt yêu cầu từ trước khi tung phấn?

- Có nhận xét gì về các hình thức chọn lọc của quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Cây sinh sản vô tính bằng cành, hom, củ có thể áp dụng quy trình sản xuất giống cây tự thụ phấn được không? Vì sao?

 

- Giống cây rừng được sản xuất theo quy trình như thế nào? Vì sao? Rừng giống là thế nào?

- Vận dụng kiến thức thực tế và SGK để trả lời

 

b. Sản xuất cây trồng thụ phấn chéo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính

SNC→NC→XN

2. Sản xuất giống cây rừng

B1: Chọn những cây rừng tốt đạt tiêu chuẩn, khảo nghiệm và chọn lấy các cây đạt tiêu chuẩn xây dựng thành vườn giống hoặc rừng giống

B2: Lấy hạt của những cây ở vườn giống đưa vào sản xuất.

 

IV. Củng cố       5 phút

HS làm theo phiếu học tập sau:

GV: Lê Thị Thanh Nhàn


Giáo án Công nghệ 10

So sánh quy trình sản xuất giống ở 3 nhóm cây trồng

 

 

Cây tự thụ phấn

Cây thụ phấn chéo

Cây nhân giống vô tính

Giống

 

khác

 

 

 

 

Đáp án:

 

Cây tự thụ phấn

Cây thụ phấn chéo

Cây nhân giống vô tính

Giống

Qua 3 giai đoạn: SNC, NC, XN

khác

- Vật liệu khởi đầu là hạt tác giả, hạt nhập nội hoặc hạt thoái hóa

- Không đòi hỏi yêu cầu cách li cao

- Vật liệu khởi đầu là hạt SNC, hạt tác giả

- Yêu cầu cách li nghiêm ngặt

- Vật liệu khởi đầu là thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn cấp SNC.

- Không yêu cầu cách li.

 

V. Dặn dò

Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 50 hạt đậu xanh bình thường có tố có xấu và đọc kỹ bài thực hành để hôm sau thực hành.

 

VI. Rút kinh nghiệm

 

 

 

GV: Lê Thị Thanh Nhàn

nguon VI OLET