Trường THPT Thiệu Hóa                                       Giáo sinh: Phan Thị Trúc Đào

GVHD: Đỗ Xuân Chinh

Ngày Soạn:23/02/2017

Tiết 42

 

Bài 41

 SINH SẢN VÔNH Ở THỰC VẬT

 

 

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được:

1. Kiến thức:

-         Nêu khái niệm sinh sản và trình bày các hình thức sinh sản ở thực vật.

-         Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật.

-         Trình bày các hình thức sinh sản vô tính và các phương pháp nhân giống vô tính được áp dụng trong đời sống thực tiễn.

-         Hiểu được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và nêu được vai trò và ý nghĩa của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.

-         Trình bày được vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính trong đời sống con người.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát.

- Kĩ năng học tập: đọc sách, tự học, hợp tác.

- Kĩ năng khoa học/ sinh học: quan sát , định nghĩa, thiết lập mối quan hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

3. Thái độ:

- Tích cực giải thích các phương pháp nhân giống trên cơ sở sinh học.

- Vận dụng các phương pháp nhân giống vào trồng trọt.

II. Trọng tâm

- Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính.

- Ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong đời sống.

III. Phương pháp dạy học.

-         Thuyết trình, vấn đáp.

IV. Phương tiện dạy học:

-         Máy chiếu

-         Một số hình ảnh, video.

V. Bài giảng.

  1. n định t chc:

2.Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Câu 2: Phân biệt giữa phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

 

     3. Vào bài

 GV đặt vấn đề:

- Như chúng ta đã biết cơ thể sống có 4 đặc trưng cơ bản đó là: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và cuối cùng là sinh sản. Muốn sinh vật sinh trưởng và phát triển được thì cơ thể cần có sự trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng là quá trình tăng về kích thước và cả khối lượng của sinh vật, phát triển bao gồm cả sinh trưởng và phát sinh hình thái cơ quan trong cơ thể, cảm ứng là sự trả lời các kích thích của sinh vật đối với mỗi trường bên ngoài và cuối cùng đến một giai đoạn nào đó sinh vật sẽ bắt đầu sinh sản để duy trì nòi giống của mình.

 -Vậy sinh sản là gì là quá trình như thế nào mà lại là một trong bốn đặc trưng của cơ thể sống chúng ta sẽ lần lượt giải đáp qua các bài ở chương 4: sinh sản.

Ở chương 4 sẽ phân ra thành sinh sản ở thực vật và sinh sản ở động vật.

Chúng ta sẽ tìm hiểu A: Sinh sản ở thực vật .

 - Từ trước đến nay chúng ta cũng được biết là có 2 hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật sẽ giải quyết cho ta biết sinh sản vô tính là hình thức sinh sản như thế nào?

       4. Bài mới

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

 

Nội dung

 

I- Tìm hiểu khái niệm chung về sinh sản

GV: Theo các em số lượng cá thể của loài tăng lên là do đâu?

HS: Số lượng cá thể loài tăng lên là do quá trình sinh sản.

GV: -Đưa một số ví dụ : cua đứt càng mọc càng mới, thằn lằn đứt đuôi mọc đuôi mới, hạt đậu nảy mầm thành cây đậu, một đoạn thân mía vùi xuống đất mọc thành cây mía mới...

       - Các ví dụ trên ví dụ nào là sinh sản? tại sao?

HS: Hạt đậu nảy mầm và một đoạn thân mía vùi xuống đất là sinh sản => vì có sự tạo thành cá thể mới.

GV:- Phân tích lại ví dụ.

       - Vậy sinh sản là gì?

HS: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

GV: Như chúng ta đã nói ở trên thì có 2 hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Chúng ta sẽ tìm hiểu sinh sản vô tính là quá trình sinh sản như thế nào qua.

II- Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật

 

1. Tìm hiểu về sinh sản vô tính là gì?

GV: - Hỏi học sinh là cây mía được trồng từ một đoạn mía vùi xuống đất, cây rau ngót lên từ một nhánh thân được vùi xuống đất nó khác gì so với một cây đậu nảy mầm từ hạt đậu.

       - Đưa hình ảnh ví dụ về sinh sản vô tính: lá cây thuốc bỏng mọc cây con, đoạn thân sắn vùi xuống đất sau thời gian mọc rễ ở các mắt và ra chồi...

      - Cây thuốc bỏng được sinh ra từ bộ phận nào của cây mẹ?

       -Đặc điểm của cây con so với cây mẹ?

HS: - Cây thuốc bỏng con mọc từ lá của cây mẹ.

       - Đặc điểm của cây con giống hoàn toàn so với cây mẹ.

GV: Đó là ví dụ về hình thức sinh sản vô tính vậy nghiên cứu sách giáo khoa và kết hợp sự hiểu biết của mình hãy cho biết sinh sản vô tính là gì?

HS: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

GV: -Ví dụ như ở khoai lang, mía, rau ngót ta chỉ cần cắt một đoạn thân vùi xuống đất thì có thể mọc thành cây mới đó là một trong các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật và có một hình thức sinh sản rất đặc biệt, tại sao lại nói nó đặc biệt bởi vì gây ra sự hiểu lầm. Ở chương trình lớp 6 chúng ta lại học đó là hình thức sinh sản hữu tính nhưng ở bài hôm nay chúng ta lại xếp vào hình thức sinh sản vô tính. Thực hư thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua.

 

2.  Tìm hiểu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

a) Tìm hiểu về hình thức sinh sản bằng bào tử.

GV: - Hình thức sinh sản này có ở thực vật bào tử.

        - Hình thức sinh sản này có ở thực vật bào tử là những cơ thể luôn biểu hiện rõ sự xen kẽ của 2 thế hệ như ở rêu và dương sỉ.

            + Giai đoạn giao tử thể.

             + Giai đoạn bào tử thể.

       - Đưa hình ảnh về vòng đời của cây rêu. Thực chất vòng đời sống của rêu bao gồm cả sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

        - Đâu là giai đoạn sinh sản vô tính và đâu là giai đoạn sinh sản hữu tính. Tại sao?

HS:- Cây đơn bội -> cây lưỡng bội: sinh sản hữu tính vì thấy có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

       - Cây lưỡng bội -> cây đơn bội: sinh sản vô tính.

GV: - Kết luận và phân tích hình ảnh.

=> Có thể nói rêu là sinh vật trung gian giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Tuy nhiên thời gian của sinh sản vô tính dài hơn sinh sản hữu tính nên vòng đời của rêu thì giai đoạn sinh sản vô tính là chủ yếu.

       - Tương tự đưa hình ảnh về dương sỉ phân tích sơ qua về hình ảnh để thấy sự xen kẽ 2 thế hệ trong vòng đời của dương sỉ.

       - Chúng ta vừa tìm hiểu về hình thức sinh sản bào tử vậy sinh sản sinh dưỡng nó có phức tạp như vậy không chúng ta cùng tìm hiểu qua.

b)Tìm hiểu về hình thức sinh sản sinh dưỡng.

GV: - GV trình bày sinh sản sinh dưỡng có sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng nhân tạo.

            + Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hình thức sinh sản không có sự can thiệp của các biện pháp kĩ thuật của con người, sinh sản xảy ra tự nhiên.

            + Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo là có sự can thiệp các biện pháp kĩ thuật của con người. Con người lợi dụng sự sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của thực vật để áp dụng các biện pháp kĩ thuật để làm thức vật sinh sản phát triển theo ý muốn và tạo ra cá thể mới nhằm có lợi đáp ứng nhu cầu mang lại lợi ích kinh tế cho con người. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

        -Đưa một số hình ảnh ví dụ về sinh sản sinh dưỡng như: cây dâu tây, củ khoai tây, củ khoai lang, lá cây thuốc bỏng ... mọc ra các cây con. Kết hợp nghiên cứu SGK .

        - Sinh sản sinh dưỡng là gì?

HS: Là hình thức sinh sản mà cây con được hình thành từ một phần cơ quan sinh dưỡng.

GV: Dựa vào sự hiểu biết của mình hãy kể tên một số hình thức sinh sản sinh dưỡng mà em biết?

HS: Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng:

   + Rễ: cỏ tranh, khoai lang(rễ củ)...

   + Thân: mía, sắn, khoai lang, rau muống...

   + Lá: hoa đá, sen đá, thuốc bỏng...

GV: Từ hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật con người đã biết ứng dụng vào trong cuộc sống nhằm mục đích đáp ứng cho nhu cầu, thị hiếu của con người chính là các hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo hay gọi là phương pháp nhân giống vô tính chúng ta cùng tìm hiểu qua.

3. Tìm hiểu về các phương pháp nhân giống vô tính( nhân giống sinh dưỡng).

GV: Nghiên cứu SGK hãy nêu một số phương pháp nhân giống vô tính.

HS: Một số phương pháp nhân giống vô tính :

   +Ghép chồi  và ghép cành.

   + Chiết cành và giâm cành.

   + Nuôi cấy tế bào và mô thực vật.

GV: - Ta có các phương pháp nhân giống vô tính truyền thống có thể các em đã biết đến hoặc một số em đã từng thực hiện các phương pháp này đó là: ghép chồi, ghép cành, chiết cành, giâm cành.

      - Ví dụ: đến ngày tết người ta thường bày bán các loại cây ngũ quả trên một cây mà lại có rất nhiều loại quả như: phật thủ, bưởi, cam, quất hay thanh long, xoài, mận, đào...

            + Có bao giờ các em thắc mắc tại sao trên một cây mà lại cho ra nhiều loại quả như vậy không?

             + Theo em người ta đã áp dụng phương pháp nhân giống vô tính nào ở đây?

HS: Người ta đã áp dụng phương pháp ghép chồi và ghép cành.

GV: Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thế nào là ghép chồi và ghép cành.

a) Tìm hiểu ghép chồi và ghép cành

GV: -Đưa hình ảnh về ghép chồi và ghép cành.

        - Trình bày cách tiến hành: chúng ta có cành ghép và gốc ghép.

             + Dùng 1 đoạn thân, cành, chồi của cây này ( cành ghép) ghép lên thân hay gốc của 1 cây khác ( gốc ghép).

             + Các mô tương đồng của cành ghép và gốc ghép ăn khớp với nhau.

             + Để nâng cao hiệu quả của việc ghép chồi, ghép cành thì cành ghép và gốc ghép càng gần gũi về họ hàng thì hiệu quả ghép càng cao.

GV: - Cô có một thắc mắc tại sao trước đây cô thấy ở các loại cây ăn quả người ta trồng phải từ 4 năm trở lên thì mới cho thu hoạch có nông phẩm để bán ra thị trường nhưng có những gia đình người ta chỉ trồng 2 năm thì cây đã cho ra quả và thu hoạch được.

       - Tại sao lại rút ngắn thời gian cho thu hoạch được như vậy?

HS: Người ta đã ứng dụng phương pháp nhân giống vô tính là chiết cành và giâm cành.

GV: Vậy chiết cành là như thế nào mà lại có thể rút ngắn thời gian thu hoạch như vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua.

b) Tìm hiểu về phương pháp nhân giống vô tính chiết cành và giầm cành.

GV: - Đưa hình ảnh về chiết cành và giâm cành.

        - Trình bày cách tiến hành:

       Cách tiến hành: Chọn cây, cành khỏe không sâu bệnh

 gọt lớp vỏ

  bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hoặc ghim giữ phần bóc vỏ xuống lớp đất mặt

  ra r

 cắt đem trồng.

Ví dụ: trồng được một vườn khoai tây nhưng cả vườn khoai tây đều bị sâu bệnh hại, cây còi cọc chỉ sót lại một cây cô thấy nó vẫn phát triển tốt, củ to => nhận thấy cây này chống chịu được sâu bệnh hại tốt. Cô muốn đem cây này ra nhân giống để trồng.

     Nhưng nếu áp dụng phương pháp sinh sản sinh dưỡng bình thường thì: 1 củ khoai tây 1 cây khoai tây.

  Nhưng cô có 1 phương pháp khác: 1 củ khoai tây hàng nghìn của khoai tây có đặc tính giống nhau và giống cây mẹ. Vậy phương pháp đó như thế nào mà lại đặc biệt đến vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua.

c) Tìm hiểu về nuôi cấy tế bào và mô thực vật.

GV: - Đưa hình ảnh mô tả nuôi cấy mô ở cà rốt.

        - Trình bày cách tiến hành?

HS:  Củ cà rốt

cắt lát cắt ngang

phân thành các mảnh nhỏ

nuôi cấy trong môi trường thích hợp

phát triển thành phôi 

phát triển thành mô sẹo

 đưa vào nuôi trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt

kích thích tạo chồi và rễ

phát triển thành cây con

phát triển thành cây trưởng thành.

GV: Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình theo em cơ sở khoa học của phương pháp này là gì?

HS: Tính toàn năng của tế bào là khả năng của tế bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên ven và ra hoa kết quả bình thường.

GV: Cơ sở khoa học của phương pháp này nó liên quan đến khái niệm về "tính toàn năng của tế bào": mọi tế bào từ bất kì cơ quan, mô nào của cơ thể thực vật đều chứa bộ gen đầy đủ thông tin di truyền đảm bảo trong điều kiện thích hợp sẽ phát tiển thành cây nguyên vẹn đặc trưng cho loài, ra hoa và kết quả bình thường.

GV: Từ những gì chúng ta tìm hiểu trên vậy sinh sản vô tính ở thực vật vậy nó có vai trò gì hay không đối với cả thực vật và con người chúng ta cùng tìm hiểu qua.

4. Tìm hiểu vai trò sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.

a) Tìm hiểu vai trò sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật.

GV: Theo các em sinh sản vô tính có vai trò như thế nào đối với thực vật từ các phần đã tìm hiểu ở trên?

HS:Đảm bảo cho sự phát triển của loài trong các điều kiện bất lợi.

GV: - Ý nghĩa của sinh sản vô tính cũng chính là ý nghĩa chung của sinh sản đảm bảo sự duy trì nòi giống ngoài ra sinh sản vô tính còn có ý nghĩa là đảm bảo sự phát triển liên tục của loài trong các điều kiện bất lợi ví dụ như trong các điều kiện bất lợi cây không thể xảy ra quá trình sinh sản hữu tính thì các cơ quan sinh dưỡng của cây ở chế độ ngủ khi gặp điều kiện thuận lợi thì phát triển thành cây mới.

      - Vậy còn đối với con người sinh sản vô tính ở thực vật có ý nghĩa gì? Chúng ta tìm hiểu qua.

 

 

b) Tìm hiểu vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người.

GV: Vậy đối với con người sinh sản vô tính có vai trò như thế nào?

HS:.....

GV: -Gợi ý cho HS vai trò của sinh sản vô tính đối với con người chính là ý nghĩa của các phương pháp nhân giống vô tính: ghép chồi, ghép cành, chiết cành, giâm cành, nhân giống vô tính.

       - Gợi ý cho HS trả lời ý nghĩa( vai trò) của từng phương pháp.

HS:......

GV:- Hình thức sinh sản này chó phép:

           + Duy trì được tính trạng tốt có lợi cho con người.

           + Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn.

           + Tạo được các giống cây trồng sạch bệnh ( như giống khoai tây sạch bệnh).

           + Phục chế được các giống cây quý đang bị thoái hóa nhờ nuôi cấy tế bào và mô thực vật , hạ giá thành nông phẩm, hiệu quả kinh tế cao.

       - Đưa một số hình ảnh ví dụ cụ thể và phân tích cho HS về vai trò của sinh sản sinh dưỡng vô tính đối với con người.

I- Khái niệm chung về sinh sản

 

- Khái niệm: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

 

- Có 2 hình thức sinh sản:

       + Sinh sản vô tính.

       + Sinh sản hữu tính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II- Sinh sản vô tính ở thực vật

 

 

nguon VI OLET