A – SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Bài 46. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN
-------- o0o --------
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được cơ chế điều hoà sinh tinh.
- Nêu được cơ chế điều hoà sinh trứng.
2. Khả năng tư duy:
- Quan sát mô tả được hình vẽ.
- So sánh, phân biệt, thảo luận nhóm.
Nội dung trọng tâm:
Vai trò của hoocmôn trong cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng.
Chuẩn bị
Phương pháp:
Phương pháp chính: giảng giải, thảo luận nhóm.
Phương pháp xen kẽ: hỏi – đáp, trực quan.
Phương tiện dạy học:
Hình 46.1/trang 179, hình 46.2/trang 180.
Máy compuer và projector (nếu có).
Giáo án Powerpoint.
Nội dung và tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ: <3 phút>
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV - HS1: - Nêu các hình thức thụ tinh ở động vật SSHT?
-- Hình thức nào tiến hoá hơn? Tại sao?
-- So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?
HS2: Nhận xét, bổ sung và đánh giá.
GV: Nhận xét chung và đánh giá HS1.
Vào bài mới:
Mở bài: <1 phút>
GV: Ở nữ, khi đến tuổi dậy thì, thì bắt dầu xuất hiện chu kì kinh nguyệt. Nhưng khi mang thai thì không có hiện tượng đó? Vì sao khi phụ nữ mang thai thì không có hiện tượng kinh nguyệt?
Câu hỏi này sẽ được trả lời sau khi chúng ta học xong bài 46- CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN.
( Vào bài mới.
Tiến trình dạy học: <39 phút>

Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức

GV: Cung cấp thông tin.

?Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế sinh sản ở động vật?
HS:
- Nghe và ghi nhận thông tin
- Phát biểu dựa vào SGK.
GV: Nhận xét và kết luận.

GV: Đặt vấn đề chuyển ý sang mục I
GV: Cho HS quan sát hình cơ chế sinh tinh và sinh trứng ở người.
? Quan sát hình và cho biết: Tên, nơi sản sinh và tác dụng của các hoocmôn kích thích tham gia cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng ở người?
HS: Quan sát hình và phát biểu.
GV: Tổ chức hoạt động thảo luận : Phát phiếu học tâp (4 nhóm - thời gian: 5 phút)
? Mô tả các bước của cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng? (Từ đó rút ra điểm khác nhau giữa 2 cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng)
? Khi nồng độ testostêron và prôgestêron, ơstrôgen tăng cao trong máu thì hiện tượng gì xảy ra? Tại sao?
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Yêu cầu một HS của một nhóm trình bày kết quả.
HS:
- Lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi phiếu HT và chấm bài lẫn nhau.
GV: Nhận xét - kết luận (yêu cầu các nhóm khác đổi phiếu HT và chấm bài lẫn nhau)
*Câu hỏi phụ:
? Rối loạn sản xuất FSH, LH, Testostêron có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh không?
? Quá trình sản xuất FSH, LH, Ơstrôgen và Prôestêron bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng không? Tại sao?
? Dựa vào các sơ đồ điều hoà sinh tinh và sinh trứng, hãy cho biết các biện pháp để tránh thai?
HS: Suy nghĩ dựa vào kiến thức vừa học và phát biểu.
GV: Nhận xét và bổ sung thông tin về các hiện tượng biến đổi trong chu kì kinh nguyệt ở nữ (dựa vào hình ảnh minh họa)
? Quan sát hình và cho biết:
1. Thời gian, độ dài của chu kì kinh nguyệt, thời gian rụng trứng.
2. Những biến đổi trong buồng trứng và trong dạ con.
3. Thời gian có kinh nguyệt.
(Trả lời câu hỏi đầu bài và liên hệ giáo dục học sinh về vệ sinh thân thể, chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh…
HS: Ghi nhận, quan sát hình và phát biểu.
- Điều hoà sinh sản chủ yếu là điều hoà sinh tinh và sinh trứng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế điều hoà sinh sản:
+ Hệ nội tiết: có vai trò chủ yếu.
+ Thần kinh và các yếu tố MT.
I. Ảnh hưởng của hệ nội tiết đến cơ chế điều hoà sinh sản
1. Cơ chế điều hoà sinh tinh
nguon VI OLET