Trường:                                                  Lớp        :    

SV        : Nguyễn Thị Thanh                Ngày soạn:..../...../2014

 

Ngày dạy

Tiết

Lớp

Tiến độ

     Ghi chú

 

 

9B

 

 

 

 

                    BÀI 46: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA

 

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học này các em cần nắm được:

1. Kiến thức:

  - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha.

  - Hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha.

2. Kỹ năng:

  - Sử dụng máy biến áp một pha đúng các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn điện.

3. Thái độ:

- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện.

II. Chuẩn bị

- GV: + Tranh vẽ, mô hình các vật mẫu. lá thép, lõi thép, lõi thép dây quấn.

             + Các thiết bị, dụng cụ: kìm, tua vít, cờ lê, máy biến áp

  - HS: Đọc và xem trước bài 46

III. Tiến trình trên lớp

1. Ổn định lớp ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ (8’)

     Câu 1: Cấu tạo của động cơ điện gồm những bộ phận cơ bản nào?

.................................................................................................................................................................................................................

Câu 2: Hãy nêu tên và chức năng các bộ phận chính của quạt điện?

................................................................................................................................................................................................................

3. Bài mới:

     Giáo viên vào bài: Nguồn điện nhà em có điện áp 220V. Làm thế nào để sử dụng quạt điện 110V? Để giải quyết vấn đề này, em cần có máy biến áp để biến đổi điện áp từ 220V xuống 110V. Vậy chức năng của máy biến áp là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay:

 

                                           Bài 46:

                          MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA

 

       Nội dung bài giảng

           Hoạt động thầy và trò

 

 

 

 

 

 

1. Cấu tạo.

a, Lõi thép.

- Làm bằng các lá thép kỹ thuật điện ghép thành một khối.

- Dẫn từ cho máy biến áp.

b, Dây quấn .

- Dây quấn sơ cấp.

- Dây quấn thứ cấp.

c, Bộ phận liên quan.

- Vỏ máy.

- Đồng hồ điện.

- Đèn tín hiệu.

- Các núm điều chỉnh.

2. Nguyên lý làm việc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Các số liệu kỹ thuật.

- Công suất định mức( VA, kVA).

- Đèn áp định mức ( V) .

- Dòng điện định mức(A).

4. Sử dụng

- Máy biến áp một pha có cấu tạo đơn giản, sử dụng dễ dàng ít hỏng…

- Yêu cầu khi sử dụng máy biến áp.

Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu bài học (2’).

- GV: Cho HS đọc mục tiêu bài học.

- HS: Đọc.

- HS: Nhắc lại.

- GV: Chuyển ý.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của máy biến áp (15’)

- GV: Yêu cầu HS quan sát H. 46.1, H.46.2vật mẫu.

- HS: Quan sát hình vẽ và vật mẫu.

? Máy biến  áp một pha gồm mấy bộ phận?

- HS: Trả lời câu hỏi .

- GV: Nhận xét.

? Lõi thép có chức năng đặc biệt và hình dạng như thế nào?

- HS: Trả lời câu hỏi .

- GV: Nhận xét.

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H.46.3 và H.46.4.

? Chức năng và vật liệu làm dây quấn là gì?

- HS: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.

- HS: Nhắc lại.

? Ngoài các bộ phận chính máy biến áp còn có các bộ phận nào khác?

- HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi.

- GV: Nhận xét và chuyển ý.

Hoạt động 3: Tìm hiểu số liệu kỹ thuật và công dụng (10’).

? Hãy nêu các đại lượng điện định mức và đơn vị của chúng?

- HS: Trả lời dựa và SGK.

- HS: Nhắc lại.

? Nêu phạm vi sử dụng và yêu cầu sử dụng của máy biến áp?

- HS: Liên hệ thực tế và trả lời.

- GV: Nhận xét và tổng kết.

 

 

 

4. Củng cố (8’)

- Đọc ghi nhớ

- Làm bài tập củng cố

BÀI TẬP

Bài 1: Hãy nối mồi cụm từ cột A với cụm từ ở cột B để được câu trả lời đúng:

 

Cột A

Cột B

1. Lõi thép có tác dụng

2. Dây quấn nối với nguồn điện gọi là

3. Dây quấn lấy điện ra sử dụng

4. Dây quấn sơ cấp có tác dụng

5. Dây quấn thứ cấp có tác dụng

A. Tạo ra từ trường

B. Dẫn từ cho máy

C. Dây quấn sơ cấp

D. Dây dẫn điện cho máy

E. Dây quấn thứ cấp

F. Tạo ra dòng điện cảm ứng

 

- Quan sát một số hình ảnh về máy biến áp.

- Vẽ sơ đồ tư duy:

 

 

 

5. Hướng dẫn về nhà (1’)

  - Học bài và trả lời câu hỏi theo SGK.

  - Làm bài tập số 3 trong SGK và các bài tập trong vở bài tập.

- Đọc phần CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT trong SGK trang 161. 

- Đọc trước bài 48: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG;

  - Tìm hiểu cách sử dụng điện năng hợp lí và biện pháp tiết kiệm điện năng.

 

 

nguon VI OLET