“NÂNG CAO KĨ NĂNG THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC
MÔN CÔNG NGHỆ 9”

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn chuyên đề:
        Nhiều người cho rằng Công nghệ là một môn học phụ không cần phải đổi mới nhiều, nhưng thực tế cho thấy, nếu giáo viên (GV) bộ môn biết tìm tòi sáng tạo và có những phương pháp giảng dạy linh hoạt thì vẫn đem lại hiệu quả cao và tạo được nhiều hứng thú cho học sinh. Lúc đó không còn ranh giới giữa môn chính và môn phụ theo quan niệm của người học.
Đặc thù của bộ môn Công nghệ là đi theo chương trình của từng khối lớp với nhiều phân môn khác nhau: may mặc, nấu ăn, trang trí, trồng trọt, chăn nuôi, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện, cơ khí…Do có liên quan trực tiếp đến cuộc sống nên các lĩnh vực này rất gần gũi với con người, phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày cho con người. Không như các bộ môn khác, tài liệu tham khảo của bộ môn Công nghệ phải nói rất phong phú và đa dạng. Ngoài sách báo, internet…học sinh có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong gia đình thông qua các công việc hàng ngày như chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, sửa chữa điện…Tuy nhiên, do độ tuổi học sinh THCS chưa chọn được hệ thống thông tin hoàn chỉnh nên vai trò hướng dẫn của GV rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng đắn khi học tập, cũng như định hướng cho tương lai sau này.
     Công nghệ là một môn học gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống, tỷ lệ thực hành khá cao nên cần có điều kiện cơ sở vật chất tốt để học sinh thực hành.
Để góp phần cải thiện hiệu quả  việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường và xu thế giáo dục toàn diện cho học sinh, chúng tôi suy nghĩ và đã kết hợp phương pháp dạy “Học đi đôi với hành” nhằm giúp học sinh lĩnh hội tốt kiến thức, nâng cao chất lượng học tập, yêu thích bộ môn.
Với các lý do trên nên tôi chọn chuyên đề: “Nâng cao kĩ năng thực hành trong dạy học môn Công nghệ”.
Mục tiêu xây dựng chuyên đề:
Xây dựng chuyên đề nhằm áp dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào việc dạy học môn Công nghệ nói chung, trong dạy học thực hành nói riêng nhằm trao cho học sinh cách tiếp cận trực tiếp vào xây dựng quy trình thực hành, cách thức xử lý các bài toán kĩ thuật trong thực tiển. (HS đọc sách, tìm hiểu trước, trao đổi với nhau và xây dựng nên quy trình. Đến lớp GV yêu cầu trình bày trước lớp rồi tổ chức trao đổi đi đến thống nhất quy trình thực hành theo công nghệ mới phù hợp với thiết bị mới, ...)
Thông qua xây dựng chuyên đề GV vận dụng các phương pháp mới, kĩ thuật dạy học tích cực vào các tiết dạy tạo ra hứng thú cho học sinh. Cũng thông qua chuyên đề GV tích lũy được kinh nghiệm “tương tác” trong quá trình dạy học để từ đó có cách dạy hiệu quả hơn.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Ở lứa tuổi THCS các em luôn muốn khám phá những điều mới lạ, muốn tự mình tìm ra những điều mình còn thắc mắc trong quá trình nhận thức. Các em có khả năng điều chỉnh các hoạt động của mình trong đó có hoạt động học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động khác nhau nhưng cần phải có sự hướng dẫn, điều chỉnh một cách khoa học và nghệ thuật của mỗi một giáo viên chúng ta.
       Sử dụng phương pháp dạy thực hành giúp cho học sinh quan sát, thực hành tiếp cận với thực tế, củng cố các kiến thức, từ đó hình thành và phát triển tư duy tích cực, độc lập sáng tạo cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Đặc điểm tình hình:
- Ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác dạy và học. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy còn thiếu thốn cả về chủng loại cũng như số lượng và hơn thế nữa đồ dùng môn công nghệ khá lạc hậu với thực tế công nghệ hiện tại.
- Đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiệt tình trong công tác giảng dạy nên việc tiếp cận với phương pháp dạy học mới được giáo viên ứng dụng có hiệu quả.
2.2. Thực trạng và nguyên nhân:
* Đối với học sinh:
- Nhiều học sinh xem môn Công nghệ là môn học phụ do đó các em chưa thực sự hứng thú đối với môn học.
  - Nhiều học sinh chăm học, chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức, lười tư duy nên hiệu quả học tập chưa cao.
- Trong
nguon VI OLET