THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC ( TT )
XI CHÂU Á
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
- Số tiết: 1
- Ngày soạn: 03/09/2020
- Tiết theo phân phối chương trình: 1
- Tuần dạy: 1

I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lý, giới hạn của châu Á trên bản đồ.
- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.
2. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên châu Á.
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, biểu đồ, bảng thống kê và bảng số liệu ( HĐ 1, HĐ 2 ).
- Tự nhận thức: Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân (HĐ 1, HĐ 2 ).
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc cặp đôi ( HĐ 1, HĐ 2 ).
3. Thái độ:
Giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước và châu lục.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Học liệu: SGK, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tập, bút.
- Atlat Địa lí.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định: Điểm danh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Thiết kế tiến trình bài học:
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Nắm được vị trí địa lí, kích thuóc, địa hình và khoáng sản Châu Á.
Châu Á là một châu lục rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng. Tính phức tạp, đa dạng đó được thể hiện trước hết qua các cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Bài học nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản.
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, tư duy, động não.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập,..
Trình bày vị trí địa lí, kích thuóc, địa hình và khoáng sản Châu Á?
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi…
- Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới:
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và kích thước của châu lục
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Nắm được vị trí địa lí và kích thước của châu lục.
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ.
- Phương thức:
+ Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập,..
Cho HS quan sát H1.1 SGK kết hợp với bản đồ hãy:
Điểm cực Bắc và cực Nam của châu lục nằm ở những vĩ độ nào?
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi,…

GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG

* GV: Cho HS quan sát H1.1 SGK kết hợp với bản đồ hãy:
- Điểm cực Bắc và cực Nam của châu lục nằm ở những vĩ độ nào?
- Điểm cực Tây và cực Đông của châu lục nằm ở khoảng kinh độ nào?
- Chiều dài từ điểm cực B N chiều rộng từ bờ Đ T là bao nhiêu km?
- Từ các yếu tố trên em hãy rút ra nhận xét về lãnh thổ châu Á
* DKSP:
+ Điểm cực Bắc: 77044’B (mũi Sê-li-u-xkin).
+ Điểm cực Nam: 1016’B (mũi Pi ai nằm trên bán đảo Ma lắc ca)
- Xác định trên bản đồ:
+ Điểm cực Tây của Châu lục là mũi Baba nằm ở kinh độ 2604’T.
- Điểm cực Tây của châu lục là mũi Baba nằm ở kinh độ 2604’T.
- Điểm cực Đông của châu lục là mũi Đê-giơ-nep nằm ở kinh độ 169040’Đ.
- Từ B N là 8.500km.
nguon VI OLET