Phiếu thông tin về giáo viên dự thi

 

- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh: Bắc Giang

 

- Phòng giáo dục và đào tạo : Việt Yên

 

- Trường : THCS Quang Châu

 

- Địa chỉ: Xã Quang Châu- Huyện Việt Yên- Tỉnh Bắc Giang

 

- Điện thoại: 02403866084 Email: c2quangchau.vy@bacgiang.edu.vn

 

- Họ và tên giáo viên: Đỗ Thị Thuận

 

- Điện thoại: 0973918747, Gmail: ngquang1979@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên

 

1. Tên dự án dạy học: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP ĐỂ GIẢNG DẠY TIẾT 5- BÀI 5: VẼ TRANH- ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG ( MÔN MĨ THUẬT 9)

 

2. Mục tiêu dạy học:

2.1. Về kiến thức:

- Kiến thức môn Mĩ thuật: Học sinh hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh; cảm nhận được vẻ đẹp và nét đặc trưng của phong cảnh mỗi vùng miền, vẽ được phần hình của bức tranh phong cảnh quê hương.

- Ngoài kiến thức môn Mĩ thuật, bài giảng vận dụng kiến thức của một số môn khoa học khác để giúp học sinh nắm nội dung bài.

- Kiến thức môn Địa lý: Giúp học sinh thấy rõ được vị trí địa lý và đặc điểm, nét đặc trưng của mỗi vùng miền. Thấy được điều kiện khí hậu và diễn biến phức tạp và khó lường của thời tiết nước ta hiện nay.

- Kiến thức môn Ngữ văn: giúp học sinh dùng trí tưởng tượng trong môn văn học để phác họa ra vẻ đẹp các bức tranh phong cảnh trong mỗi tác phẩm văn học miêu tả thiên nhiên.

- Kiến thức môn Lịch sử: giúp học sinh nắm được lịch sử Việt Nam có nhiều giai đoạn biến động, triều đại nọ thay thế triều đại kia nhưng việc quản lí hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được diễn ra liên tục, việc binh lính ra đảo Trường Sa, Hoàng Sa để thu lượm hải sản, đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên đảo luôn được nối tiếp nhau, bất chấp những thay đổi về chính trị.

- Kiến thức môn Toán: giúp học sinh biết vận dụng kiến thức môn toán để sắp xếp hình ảnh hợp lí trong tranh.

- Kiến thức môn Âm nhạc: Giúp học sinh thấy được nét đặc trưng trong môn Âm nhạc, các nhạc sĩ đã dùng những ca từ giàu hình ảnh, những giai điệu mềm mại,

1

 


giàu cảm xúc để nói lên vẻ đẹp của những bức tranh về quê hương đất nước.

- Kiến thức môn Giáo dục Công dân: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường; thấy được tác hại của việc ô nhiễm môi trường do chính con người gây ra; phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung để môi trường sống luôn xanh- sạch- đẹp.

2.2. Về kĩ năng:

- Học sinh biết cách tìm, chọn những phong cảnh đẹp về đề tài phong cảnh quê hương; biết vận dụng luật xa- gần vào bài vẽ để bài vẽ có không gian.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn: Vận dụng kiến thức môn Âm nhạc, Địa lý, Lịch sử,Văn, Toán, Giáo dục Công dân.

2.3. Về thái độ:

Học sinh biết yêu quê hương đất nước và tự hào về nơi mình đang sống thông qua vẻ đẹp của các bức tranh phong cảnh quê hương; có thái độ biết trân trọng, giữ gìn chủ quyền của đất nước và biết chung tay bảo vệ môi trường luôn xanh- sạch- đẹp.

* Tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.

3. Đối tượng dạy học của dự án:

- Số học sinh đã được áp dụng: 29 học sinh lớp 9a trường THCS Quang Châu- Việt Yên- Bắc Giang.

- Là học sinh cuối cấp, nhìn chung hiểu biết của các em về các môn khoa học tự nhiên, xã hội khá đầy đủ và cơ bản theo nội dung chương trình được học, khả năng tiếp thu kiến thức mới của các em nhanh và chính xác.

Tuy nhiên đây là môn học thiên về năng khiếu, khả năng diễn đạt những suy nghĩ, sáng tạo của học sinh bằng nét vẽ là rất khó khăn, vì thế trong khi học và khi học sinh thực hành rất dễ gây ra chán nản, mất hứng thú. Đặc biệt ở bài học này là vẽ tranh phong cảnh, ngoài trí tưởng tượng  và khả năng sáng tạo ra thì các em phải có cách nhìn, cách cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh th

1

 


iên nhiên. Từ đó các em biết cách chọn cảnh, cắt cảnh để được những hình ảnh phù hợp trong một bức tranh, phải biết vận dụng luật xa- gần để bài vẽ có không gian, có chiều sâu.

4. Ý nghĩa của dự án:

- Mĩ thuật là một môn khoa học xã hội, với môn học này học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp; vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xung quanh mình, từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay, trí óc của mình, hình thành thị hiếu thẩm mĩ, hoàn thiện nhân cách thông qua nội dung các bài học, góp phần cùng các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức- Trí- Thể- Mĩ.

- Tuy nhiên để đạt được kết quả cao thì cần phải chú ý đến phương pháp thông tin- Học sinh phải được quan sát, nhận xét về đặc trưng phong cảnh các vùng miền một cách chính xác, sinh động và hấp dẫn. Kết hợp các môn học khác để khai thác kiến thức của bài học.Vì vậy trong dạy học cần sử dụng các tài liệu khác nhau, trong đó phải kể đến các tài liệu về Địa lý, Lịch sử, Văn học, Giáo dục Công dân, Âm nhạc và cả Toán...

- Việc sử dụng hợp lí các tài liệu liên môn trong dạy học Mĩ thuật giúp học sinh củng cố, phát triển kiến thức Mĩ thuật, tạo ra không khí thoải mái khi học.

5. Thiết bị dạy học, học liệu:

- Ứng dụng công nghệ thông tin: Việc ứng dụng công nghệ thông tin với các thiết bị hỗ trợ như âm thanh, hiệu ứng...sẽ làm tăng tính hiệu quả trong giảng dạy, tạo hứng thú học tập, lôi cuốn học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu bài.

- Sử dụng tài liệu, tranh ảnh các vùng miền trên đt nước Việt Nam.

- Sử dụng ca khúc “ Quê hương tươi đẹp”. Dân ca Nùng, viết lời Anh Hoàng.

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

 

 

 

1

 


Tiết 5: Vẽ tranh

ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG ( tiết 1)

I. Mục tiêu bài:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh, cảm nhận được vẻ đẹp và nét đặc trưng của phong cảnh mỗi vùng miền. Nắm được các bước vẽ tranh phong cảnh, vẽ được phần hình của bức tranh về đề tài phong cảnh quê hương.

2. Kĩ năng: 

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, đánh giá, nhận xét các bức tranh.

 - Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề của bài học.

-  Học sinh biết cách tìm, chọn cảnh đẹp về đề tài phong cảnh quê hương.

3. Thái độ:

  - Học sinh biết yêu quê hương và tự hào về nơi mình đang sinh sống, có thái độ biết trân trọng, giữ gìn và biết chung tay bảo vệ môi trường luôn xanh- sạch- đẹp.

* Trọng tâm: HS vẽ được hình của bức tranh.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

   - Giáo viên: Đầu chiếu một số tranh phong cảnh các vùng miền trên đất nước Việt Nam, tranh phong cảnh các họa sĩ và các bài vẽ tranh phong cảnh của học sinh.

   - Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, tẩy.

2. Phương pháp:

   Quan sát, vấn đáp, thực hành, trò chơi.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

1. Ổn định tổ chức: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới: (2’)

Giới thiệu bài: GV lng ghép kiến thức môn âm nhạc đ vào bài:GV và HS cùng hát một bài hát có liên quan đến bài học, bài “ Quê hương tươi đẹp”, từ đó hướng HS vào bài mới.

- GV giới thiệu: Vừa rồi chúng ta vừa hát một bài hát rất sôi động “Quê hương tươi đẹp, nhạc dân ca Nùng, viết lời Anh Hoàng. Bài hát cho ta thấy những bức tranh phong cảnh về quê hương thật tươi đẹp, giàu hình ảnh, với những giai điệu mềm mại giàu cảm xúc. Đó chính là đặc trưng nghệ thuật của các nhạc sĩ trong môn Âm nhạc đã thổi hồn vào tác phẩm của mình. Vậy các học sĩ họ hoàn thành tác phẩm của mình bằng phương tiện gì và thổi vào đó như thế nào thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu

1

 


:Tiết 5- bài 5: Vẽ tranh- Đề tài phong cảnh quê hương.

Hoạt động của GV- HS

TG

Nội dung

* Hoạt động 1:

- GV giới thiệu 2 bức tranh (hình 1 và hình 2), và đặt câu hỏi:

? Nêu nội dung của hai bức tranh trên? (Tranh hình 1 vẽ về đề tài phong cảnh, tranh hình 2 vẽ về đề tài sinh hoạt).

 

 

 

 

 

 

 

 

? Thế nào gọi là tranh phong cảnh?

 ( là tranh vẽ về cảnh vật thiên nhiên; nhà của, cây cối, sông nước, đất trời…)

? Trong tranh phong cảnh có người không? (có thể có người hoặc không có người).

- GV giải thích thêm: Trong tranh phong cảnh có thể có người hoặc không có người, nếu có thì người chỉ là phần phụ, chiếm diện tích nhỏ trong tranh. Còn những bức tranh phong cảnh không có người thì được gọi là tranh phong cảnh thuần túy.

- GV trình chiếu 2 bức tranh phong cảnh điểm người và không điểm người cho học sinh quan sát. ( hình 3.1 và hình 3.2), và đặt câu hỏi:

? Nêu cảm nhận của em về hai bức tranh trên?

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Tìm và chọn nội dung đề tài:

Picture5

               Hình1

Picture5

                Hình 2

 

- Tranh phong cảnh là vẽ cảnh chủ yếu, tranh thể hiện những đặc điểm và vẻ đẹp riêng của mỗi vùng miền. Mỗi người vẽ thường có cảm xúc và cách thể hiện riêng.

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


- Học sinh trả lời theo cảm nhận riêng.

- GV chốt lại ý kiến nhận xét của học sinh: Ở bức tranh phong cảnh điểm người gợi cho người xem một cảm giác vui tươi, sinh động, ấm áp…Còn ở bức tranh phong cảnh không có người thì tạo cho người xem có cảm giác vắng vẻ, tĩnh lặng.

- Khác với tranh phong cảnh là tranh sinh hoạt; là tranh vẽ về các hoạt động của con người là chính, cảnh trong tranh lại là phần phụ, có tác dụng làm rõ hơn cho nội dung đề tài.

- GV giới thiệu: Bài học này yêu cầu chúng ta vẽ tranh về đề tài phong cảnh quê hương, vậy theo em vẽ tranh về đề tài phong cảnh quê hương là chúng ta vẽ về những hình ảnh gì?

- HS trả lời theo sự hiểu biết, GV chốt lại ý kiến của HS:

+ Quê hương hiểu theo phạm vi hẹp thì đó là làng, xã, là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, nhưng rộng hơn nữa thì là huyện, tỉnh và là đất nước của chúng ta. Vậy ở bài này chúng ta có thể vẽ về phong cảnh của non sông đất nước Việt Nam dược không các em?

- Học sinh trả lời.

- GV nhấn mạnh nội dung bài học và đặt câu hỏi lồng ghép môn Địa lý:

? Thông qua môn Địa lí hãy kể tên những vùng miền trên đất nước Việt Nam ta?

- HS trả lời, GV chốt lại ý kiến nhận xét của HS.

 

- GV cho HS xem một số tranh phong cảnh các vùng miền: ( Hình 4.1, 4.2, 4.3, 4.4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     

             Hình3.1

 

    

            Hình 3.2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất nước ta có nhiều vùng miền khác nhau: thành phố, đồng bằng, miền núi, miền biển… với cảnh sắc rất phong phú. Đó là những đề tài lí thú để vẽ tranh.

 

1

 


? Quan sát các bức tranh chỉ ra đó là phong cảnh của các vùng miền nào?

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

? Nêu những hình ảnh đặc trưng của các vùng miền? ( Miền núi; nhà sàn, cây cối, núi rừng, ruộng bậc thang. Đồng bằng; Cánh đồng, làng xóm, con đường làng …Thành phố; Các ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, có đường phố với nhiều phương tiện ô tô, xe máy qua lại… Miền biển; Có biển, trời, tàu, thuyền, bờ cát trắng…)

 

 

 

 

 

 

 

? Nêu cảm nhận của em về phong cảnh các vùng miền trên đất nước Việt Nam?

- HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, chốt lại ý kiến của HS: Mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam đều có những hình ảnh đẹp, mang đặc trưng của từng vùng.

 

 

 

 

? Ngoài  những vùng miền trên, trên đất nước Việt Nam còn có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nào? (Nha Trang, Đà Lạt, vịnh Hạ Long(Hình 5.1, 5.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    e

Hình 4.1

 

  

Hình 4.2

 

   C:\Users\TANH_KTV\Documents\Downloads\T.PHO.jpg

Hình 4.3

 

    C:\Users\Administrator\Downloads\thuyền biển.jpg

Hình 4.4

 

  

Hình 5.1

 

1

 


 

 

 

 

 

 

 

Các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa),

( Hình 6.2, 6.2)

- GV lồng ghép hình ảnh quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa giáo dục học sinh về chủ quyền biển đảo, về lịch sử Việt Nam.

- GV giới thiệu: Biển đảo trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. Từ các triều đại phong kiến, mặc dù có nhiều biến động về lịch sử, triều nọ thay thế triều kia nhưng việc quản lí Trường Sa, Hoàng Sa vẫn diễn ra liên tục, việc binh lính ra Trường Sa, Hoàng Sa để thu lượm hải sản, trồng cây, dựng cột mốc, tuần tra…luôn được nối tiếp nhau qua các triều đại cho tới ngày nay. Là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc, được cha ông ta truyền lại. Tuy nhiên những năm gần đây Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo Việt Nam.? Với vai trò là một công dân của nước Việt Nam chúng ta phải làm gì để đóng góp vào công cuộc xây dựng và giữ gìn chủ quyền biển đảo, như Bác Hồ năm xưa đã dặn: Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.

- HS trả lời- GV kết luận:

+ Nhận thức sâu sắc ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đào, đó là giá trị to lớn mà cha ông ta đã đổ xương máu để xây dựng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 5.2

Hình 6.1

 

Hình 6.2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


+ Cần phải hưởng ứng tích cực các diễn đàn hợp pháp về chủ quyền biển đảo trên các phương tiện thông tin đại trúng.

+ Đồng thời phải kịch liệt lên án và đấu tranh các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

+ Thanh thiếu niên luôn là chỗ dựa vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực; gửi thư đến các lính đảo để động viên, tiếp sức cho các anh có thêm nghị lực để canh giữ biển đảo.

- GV lồng ghép kiến thức môn Địa lí: Thông qua môn học Địa lý giúp ta biết được nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên trước những diễm biến phức tạp và khó lường của thời tiết như hiện nay, có những lúc khí hậu Việt Nam giống như khí hậu của các nước hàn đới đã tạo ra những khung cảnh đặc biệt; hiện tượng tuyết rơi ở Sapa, Lai Châu và Lạng Sơn( Hình 7.1, 7.2)

 

 

 

 

 

 

- GV giới thiệu một số tranh phong  cảnh quê hương của các họa sĩ và của HS  để quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhên qua các tác phẩm hội họa.( Hình 8.1, 8.2, 8.3, 8.4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Hình 7.1

 

  

Hình 7.2

 

 

 

 

 

   C:\Users\Administrator\Downloads\images (5).jpg

Hình 8.1. Nhớ một chiều Tây bắc

( Phan Kế An)

 

1

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hoạt động 2:

- GV gợi ý HS có thể vẽ trực tiếp ngoài thiên nhiên, có thể vẽ dựa theo kí họa hoặc theo trí nhớ, trí tưởng tượng của người vẽ.

- GV giới thiệu: trong cùng một nội dung nhưng vẽ ở những thời điểm khác nhau hay góc nhìn khác nhau cũng sẽ tạo ra vẻ đẹp riêng cho mỗi bức tranh.( Hình 9.1hình 9.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   C:\Users\Administrator\Downloads\images (3).jpg

Hình 8.2.Phong cảnh nông thôn (Nguyễn Văn Bình)

 

    tranh phong canh hoc sinh ve_2(1)

Hình 8.3. Bài vẽ của học sinh

 

 

   

Hình 8.4. Bài vẽ của học sinh

 

II. Cách vẽ:

 

 

 

 

 

   images (19)

Hình 9.1

 

 

 

1

 

nguon VI OLET