Bài 4: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG

Câu 128: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:
A. Sắt (II) clorua và khí hiđrô B. Sắt (III) clorua và khí hiđrô
C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđrô D. Sắt (II) clorua và nước
Câu 129: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với đồng (II) hiđrôxit tạo thành dung dịch màu:
A. Vàng đậm B. Đỏ C. Xanh lam D. Da cam
Câu 130: Oxit tác dụng với axit clohiđric là:
A. SO2 B. CO2 C. CuO D. CO
Câu 131: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch axit clohiđric là:
A. Zn(NO3)2 B. NaNO3 C. AgNO3 D. Cu(NO3)2
Câu 132: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:
A. Rót nước vào axit đặc B. Rót từ từ nước vào axit đặc
C. Rót nhanh axit đặc vào nước D. Rót từ từ axit đặc vào nước
Câu 133: Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí:
A. CO2 B. SO2 C. SO3 D. H2S
Câu 134: (Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:
A. Sủi bọt khí, đường không tan B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt
C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra
Câu 135: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí
C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần
Câu 136: Để điều chế muối clorua, ta chọn những cặp chất nào sau đây?
A. Na2SO4, KCl B. HCl, Na2SO4 C. H2SO4, BaCl2 D. AgNO3, HCl
Câu 137: Dãy các chất thuộc loại axit là:
A. HCl, H2SO4, Na2S, H2S B. Na2SO4, H2SO4, HNO3, H2S
C. HCl, H2SO4, HNO3, Na2S D. HCl, H2SO4, HNO3, H2S
Câu 138: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch axit clohiđric:
A. Al, Cu, Zn, Fe B. Al, Fe, Mg, Ag C. Al, Fe, Mg, Cu D. Al, Fe, Mg, Zn
Câu 139: Để nhận biết dung dịch axit sunfuric và dung dịch axit clohiđric ta dùng thuốc thử:
A. NaNO3 B. KCl C. MgCl2 D. BaCl2
Câu 140: Để nhận biết gốc sunfat (= SO4) người ta dùng muối nào sau đây?
A. BaCl2 B. NaCl C. CaCl2 D. MgCl2
Câu 141: Sắt tác dụng với khí clo ở nhiệt độ cao tạo thành:
A. Sắt (II) Clorua B. Sắt Clorua
C. Sắt (III) Clorua D. Sắt (II) Clorua và sắt (III) Clorua
Câu 142: Hàm lượng cacbon trong thép chiếm dưới:
A. 3 % B. 2 % C. 4 % D. 5 %
Câu 143: Đinh sắt không bị ăn mòn khi để trong:
A. Không khí khô, đậy kín B. Nước có hoà tan khí ôxi
C. Dung dịch muối ăn D. Dung dịch đồng (II) sunfat

Câu 144: Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp?
A. Cu  SO2  SO3  H2SO4 B. Fe  SO2 SO3  H2SO4
C. FeO  SO2  SO3  H2SO4 D. FeS2  SO2  SO3  H2SO4
Câu 145: Cặp chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric:
A. NaOH, BaCl2 B. NaOH, BaCO3 C. NaOH, Ba(NO3)2 D. NaOH, BaSO4
Câu 146: Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và nước ta dùng:
A. Quì tím, dung dịch NaCl B. Quì tím, dung dịch NaNO3
C. Quì tím, dung dịch Na2SO4 D. Quì tím, dung dịch BaCl2
Câu 147: Cho magiê tác dụng với axit sunfuric đặc nóng xãy ra theo phản ứng sau:
Mg + H2SO4 (đặc,nóng) → MgSO4 + SO2 + H2O. Tổng hệ số trong phương trình hoá học là:
A. 5 B. 6 C.
nguon VI OLET