CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ..............
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3. 1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Hiện nay, học sinh bỏ học là vấn đề nan giải và là nỗi lo của ngành giáo dục. Trường Tiểu học nơi tôi công tác trong vài năm gần đây đã có tình trạng học sinh nghỉ học nhưng đã được kịp thời vận động trở lại lớp. Còn hiện tượng học sinh đi học không đều, vắng học, có ý định bỏ học vẫn thường xuyên diễn ra hàng năm. Với quan niệm giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, công tác phòng chống học sinh bỏ học được lãnh đạo nhà trường, tập thể giáo viên, chính quyền địa phương chú trọng cải thiện bằng nhiều biện pháp, cụ thể:
● Đối với nhà trường: Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả công tác giáo dục, nhà trường còn thực hiện cải thiện cơ sở vật chất, đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, làm tăng số học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Đối với gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn đầu năm được trường vận động ủng hộ sách vở, quần áo... giúp học sinh nghèo ổn định học tập.
● Đối với giáo viên: Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; không ngừng học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ và chất lượng giảng dạy. Tăng cường bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh còn hạn chế về kiến thức, kĩ năng. Chú trọng đặc biệt đối với học sinh cá biệt, lười học, hay trốn học; phối hợp với phụ huynh quản lí, giáo dục, theo dõi sát sao những đối tượng này.
● Đối với chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương chú trọng toàn diện và thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm, lồng ghép các dự án phát triển kinh tế, xã hội. Tăng cường kết hợp với nhà trường vận động học sinh bỏ học trở lại trường. Đồng thời, thông qua các nguồn vốn tín dụng lãi suất ưu đãi giúp hộ nghèo, cận nghèo có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho con em được đến trường, không bỏ học giữa chừng.
Nhìn chung, các giải pháp chống học sinh bỏ học trước đây có ưu điểm là đã giúp cho tình hình học sinh bỏ học có nhiều chuyển biến tốt, không còn xảy ra trầm trọng như thời gian trước kia. Học sinh có nhiều điều kiện tốt về cơ sở vật chất, môi trường học tập, hoàn cảnh kinh tế gia đình để ổn định học tập. Tuy nhiên còn một số hạn chế là nhà trường chưa quan tâm đúng mức các biện pháp phòng ngừa khi học sinh có nguy cơ bỏ học mà chỉ thực hiện việc phòng chống học sinh bỏ học theo kiểu “theo đuôi”, khi học sinh đã bỏ học rồi mới thực hiện việc tìm hiểu nguyên nhân và vận động trở lại lớp nên nhiều khi gặp khó khăn. Gia đình học sinh, chưa thật sự hết lòng và tích cực xem trọng công tác này nên hiệu quả thu được không cao. Trong khi, công việc này lại đòi hỏi nhiều công sức, sự kiên trì và tâm huyết của những người có liên quan. Chính vì thế, vấn nạn học sinh bỏ học đến nay vẫn chưa giải quyết được triệt để. Hiện tượng học sinh bỏ học như hiện nay nhìn chung là một thực trạng rất đáng lo ngại, là nỗi bức xúc của ngành giáo dục, nỗi trăn trở của cấp ủy, chính quyền và cả cộng đồng. Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục là một mục tiêu phấn đấu quan trọng của những vùng đất còn nhiều khó khăn, trong đó có trường tôi. Vì thế, tìm ra biện pháp duy trì, giữ vững sĩ số học sinh cũng là giải pháp giúp ngăn chặn học sinh bỏ học. Bản thân tôi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp nên tôi nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc duy trì sĩ số học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục nơi địa bàn đơn vị mình đang công tác. Với tâm huyết của mình đối với sự nghiệp giáo dục, tôi rất quan tâm đến nỗi lo chung của ngành và suy nghĩ, đề ra một số giải pháp nhằm bảo đảm, duy trì sĩ số học sinh lớp mình góp phần chấn chỉnh kịp thời tình trạng học sinh bỏ học của trường.
3. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a) Mục đích của giải pháp
nguon VI OLET