Công nghệ lớp 10

Bài 53. Xác định kế hoạch kinh doanh  (2 tiết )

I. Mục tiêu:

- Biết được các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

- Biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ.

- Rèn luyện cho học sinh tính kế hoạch, tính phương pháp trong hoạt động học tập và lao động.

II. Phương tiện giảng dạy.

 Một số sơ đồ hình 53.1; 53.2; 53.3 trang 166+167 SGK Công nghệ 10

III. Phương pháp giảng dạy.

- Vấn đáp tìm tòi.

- Hoạt động nhóm.

- Thuyết trình.

IV. Trọng tâm kiến thức.

- Nội dung và phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

V. Tiến trình giảng dạy.

1. ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài củ.

(Không kiểm tra)

3. Bài mới

a. Mở bài: Đẻ tìm hiểu , căn cứ lập kế hoạch kinh doanh thì trước tiên chúng ta phải hiểu kế hoạch kinh doanh là gì?

Là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của kinh doanh trong thời kì nhất định.

Hoạt động 1. Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Hoạt động của GV và học sinh

Nội dung

Giáo viên hỏi:

+ Dựa vào sơ đồ hình 53.1 em hãy cho biết: Lập kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp dựa trên những căn cứ nào?

Giáo viên nhận xét và giải thích.

Giáo viên có thể phân tích ví dụ trong SGK để làm sáng tỏ 4 căn cứ trên.

+ ở địa phương em có thế mạnh về sản xuất mặt hàng gì? Thu nhập bình quân của gia đình em là bao nhiêu / tháng hoặc / năm?

Mặt hàng mà gia đình hoặc đia phương em phải thường xuyên đi mua là gì?

 

 

 

 

 

 

 

? Trong các căn cứ trên căn cứ nào là quan trọng nhất? vì sao?

 

 

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường: Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào...

Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn. 
 

Ba phần của một bản kế hoạch kinh doanh
1. Ý tưởng
Kinh doanh nghành nghề gì?
Tại sao chọn nghành nghề nầy?
Mục tiêu xây dựng trở thành doanh nghiệp mạnh về mặt nào?
Kinh doanh sản phẩm gì?
Cơ sở nào tin tưởng rằng khách hàng sẽ mua của doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh là ai?
Làm thế nào để phát triển nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh

2. Khách hàng
Đối tượng nào là khách hàng và đối tượng nào sẽ là khách hàng trong tương lai?
Doanh nghiệp mang lại lợi ích gì cho khách hàng?
Hiện có bao nhiêu khách hàng?
Doanh nghiệp cần bao nhiêu khách hàng?
Cách thức khách hàng mua sản phẩm là gì (hành vi)?
Hiện khách hàng mua sản phẩm tại đâu (kênh)?
Làm thế nào khách hàng sẽ biết đến doanh nghiệp?
Cơ hội và rủi ro chính của doanh nghiệp sẽ là gì?

3. Vốn (hoặc tiền mặt)
Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn?
Làm thế nào cân đối thu chi và khả năng thanh toán tiền mặt?
Cần bao nhiêu vốn lưu động?
Sẽ khống chế ngân sách gì?
Làm thế nào kiểm tra tài chính?
Khả năng phát triển đến mức nào?

I.Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

-         Nhu cầu của thị trường:

 Mức độ chắc chắn của môi trường phụ thuộc rất lớn tính phức tạp và tính ổn định của chính môi trường. Trong môi trường ổn định, số kết cục là hữu hạn, trong khi đó, môi trường biến động cho một khoảng rộng các kết quả. Thêm vào đó, các điều kiện thường xuyên biến đổi làm cho việc tiếp cận các thông tin cần thiết phục vụ quá trình ra quyết định càng khó khăn hơn. Khi môi trường liên tục biến đổi, hệ thống phải không ngừng học cách điều chỉnh. Hệ thống không thể chỉ dựa vào các thủ tụ và kinh nghiệm quá khứ mà còn phải có khả năng đối mặt với tình huống mới trong đó, mỗi thành viên phải học cách vận dụng các phương pháp mới.

          + Đơn đặt hàng

          + Hợp đồng mua bán

 

-         Tình hình phát triển kinh tế xã hội

+ Phát triển sx hàng hoá

          + Thu nhập của dân cư

-         Pháp luật hiện hành

     Chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước

-         Khả năng của doanh nghiệp.

          Vốn, lao động, công nghệ, trang thiết bị, nhà xưởng

 

Hoạt động II. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

 

Dựa trên sơ đồ hình 53.2 em hãy cho biết:

+ Nội dung chính của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là gì?

 

 

Giáo viên nhận xét và phân tích kĩ từng nội dung chính trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

 

  • Liên hệ thực tế:

Em hãy lấy ví dụ về:

-Kế hoạch bán hàng

-Kế hoạch mua hàng

-Kế hoạch tài chính

-Kế hoạch lao động

-Kế hoạch sản xuất

Của một doanh nghiệp nào đó mà em biết?

 

 

Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sơ đồ hình 53.3 để nêu các công thức tính.

Mỗi công thức lấy một ví dụ minh hoạ

 

Ví dụ 2: Mức bán hàng của doanh nghiệp X năm 2008 là 5 tỉ đồng. Năm 2009 dự kiến phấn đấu tăng thêm 200 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp X năm nay?

Kế hoạch bán hàng doanh nghiệp X năm nay là:

    5 tỉ đồng + 200 triệu = 5 tỉ 200 triệu đồng/năm

(mỗi tháng kế hoạch bán hàng tăng thêm

                 200 triệu : 12 tháng = 16,7 triệu đồng)

Ví dụ 4: Một doanh nghiệp Y có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm/tháng; nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó của doanh nghiệp. Hãy xác định kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp Y trong 1 năm?

Kế hoạch sản xuất 1 năm của doanh nghiệp Y là:

10.000 sản phẩm/tháng x 12 tháng = 120.000 sản phẩm.

Ví dụ 3: Anh H nhận thấy nhu cầu mua máy tính của người dân tăng, anh đầu tư mở cửa hàng bán máy tính và dự kiến một tháng sẽ bán được 7 máy, cất dự 2 máy phòng khi cần thiết. Hãy xác định kế hoạch mua hàng trong 1 năm của cửa hàng anh H?       

Kế hoach mua hàng trong 1 năm của cửa hàng anh H là:

          ( 7 máy + 2 máy ) x 12 tháng = 108 máy

 

II. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

1. Nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

5 nội dung chính của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là:

- Kế hoạch bán hàng: Mức doanh số bình quân mà mỗi khách hàng mang lại

+Lượng khách hàng mới mà bạn có, và bạn mất bao nhiêu khách hàng mỗi năm

+Khi nào thì sẽ vào mùa bận rộn và khi nào thì sẽ là mùa rảnh rỗi 

 

- Kế hoạch mua hàng: Cần mua hàng gì? Khi nào mua? Mua bằng cách nào?...

 

- Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.

Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý. 
Sản xuất như thế nào..

 

-Kế hoạch lao động : Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào? bộ phận nào cần? khi nào cần? bố trí ra sao?.

 

-Kế hoạch sản xuất: Huy động bằng cách nào? phục vụ vào mục đích gì? khi nào cần?....

 

2. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

 

KHBH = Mức bán hàng thực tế trong thời gian qua - các yếu tố tăng (giảm)

KHMH = Mức bán kế hoạch - nhu cầu dự trữ hàng hoá

KHVKD = Vốn hàng hoá + tiền công + tiền thuế

         Doanh số bán hàng (dịch vụ)

KHL§ =

        Định mức lao động của một người

 

KHSX = Năng lực sản xuất 1 tháng x số tháng

 

4. Củng cố.

Giáo viên yêu cầu 12 học sinh tóm tắt nội dung chính của bài từ đó nhận xét về tiết học.

5. Hướng dẫn về nhà.

  • Giáo viên nhắc học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài 53
  • Đọc trước bài 54 trang 170 SGK.

 

 

nguon VI OLET