Câu 1:

- K/n kinh doanh: là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ.

- K/n công ty: Là loại hình công nghiệp có ít nhất từ 2 thành viên trở lên, trong đó các thành viên cũng chịu lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ti trong phần vốn của mình góp vào công ti.

- Có 2 loại công ti:

   + Công ti trách nhiệm hữu hạn

   + Công ty cổ phần.

Câu 2: Để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, ta cần phải tiến hành phân tích:

- Phân tích Môi trường kinh doanh:

   + Nhu cầu thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu của thị trường

   + Các chính sách và luật pháp hiện hành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phân tích, đánh giá năng lực đội ngũ lao động của doanh nghiệp:

   + Trình độ chuyên môn

   + Năng lực quản lí kinh doanh

- Phân tích Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp

- Phân tích Điều kiện về kĩ thuật công nghệ

- Phân tích tài chính:

   + Vốn đầu tư kinh doanh và khả năng huy động vốn

   + Thời gian hoành vốn đầu tư.

   + Lợi nhuận.

   + Các rủi ro

Câu 3: 1) Thuận lợi và khó khăn của công nghiệp nhỏ:

* Thuận lợi:

      + Hoạt động kinh doanh linh hoạt dễ thay đổi

      + Dễ quản lí chặt chẽ và hiệu quả

      + Dễ dàng đổi mới công nghệ

* Khó khăn:

   + Vốn ít, khó đầu tư toàn bộ

   + Trình độ lao động thấp, thiếu thông tin về thị trường

   + Trình độ quản lí thiếu chuyên môn

2) Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:

- Nhu cầu thị trường:

   + Đơn đặt hàng hay hợp đồng mua bán hàng hóa

   + Dự đoán nhu cầu thị trường

- Tình hình phát triển kinh tế xã hội:

   + Phát triển sản xuất hàng hóa

   + Thu nhập của dân cư

- Khả năng của daonh nghiệp:

   + Vốn, nguồn lao động

   + Cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Pháp luật hiện hành: Chủ trương đường lối chính sách của nhà nước 

* Căn cứ về pháp luật hiện hành là quan trọng nhất, Vì: pháp luật hiện hành chính là chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước. Mà doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân nến các kế hoạch sản xuất kinh tế do doanh nghiệp đề ra phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước, Nếu hoạt động của doanh nghiệp mà đi ngược lại xu thế phát triển, sẽ vi phạm những lợi ích chung của nền kinh tế, nó sẽ bị đào thải. Ngược lại, nếu nhận thức và hòa mình vào xu thế phát triển chung thì doanh nghiệp sẽ ổn định phát triển bền vững.

 

 

Câu 4:

- Lĩnh vực kinh doanh phù hợp là lĩnh vực kình doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đính kinh doanh phù hợp với luật phát và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Để lập kế hoạch kinh doanh cảu daonh nghiệp, chúng ta cần phải xác định:

Kế hoạch bán hàng= Mức bán hành+ (-) Yếu tố tăng (giảm) thực tế trong thời gian qua

- Kế hoạch mua hàng= Mức bán kế hoạch=(-) Nhu cầu dự trữ hàng hóa

- Kế hoạch vốn kinh doanh= Vốn hàng hóa+ Tiền công+ Tiền thuế

- Kế hoạch lao động cần sử dụng=        Doanh số bán hàng                                                                                

                                                        Định mức lao động của một người

- Kế hoạch sản xuất= Năng lực sản xuất 1 tháng X Số tháng

Câu 5:

- K/n thị trường doanh nghiệp bao gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

   + Khách hàng hiện tại: là những khách hàng thường xuyên có quan hệ mua, bán hàng hóa với doanh nghiệp

   + Khách hàng tiềm năng: là những khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ và họ sẽ đến với doanh nghiệp.

- Có 2 loại doanh nghiệp:

   + Doanh nghiệp nhỏ

   + Doanh Nghiệp có quy mô vừa và lớn

 

Bài tập: Công thức tính

- Doanh thu của doanh nghiệp= Số lượng sản phẩm bán được X Giá bán 1 sản phẩm

Chi phí kinh doanh:

2.1) Chi phí mua NVL= Lượng NVL loại Acần mua X giá mua 1 đơn vị NVL loại A+ Lượng NVL loại B cần mua X giá mua 1 đơn vị NVL loại B

2.2) Chi phí tiền lương= Số lượng lao động X Giá tiền ương bình quân/ 1 lao động.

2.3) Chi phí mua hàng hóa= Lượng hàng hóa Acần mua X giá mua 1 đơn vị Hàng hóa loại               A + Lượng hàng hóa B cần mua X giá mua 1 đơn vị hàng hóa loại B.

2.4) Chi phí quản lí doanh nghiệp= Tỉ lệ % nhất định trên doanh thu

 

 

 

nguon VI OLET