Trường: THCS Phú Xuân Họ và tên giáo viên:
Tổ: Khoa Học Tự Nhiên Đỗ Thị Linh
ĐA DẠNG SINH HỌC
Tiết 58
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Mức độ/yêu cầu cần đạt
- Trình bày được sự đa dạng các loài sinh vật ở các môi trường khác nhau: đới lạnh, đới nóng.
- Nêu được đặc điểm môi trường ở các đới khác nhau.
- Phân tích được các đặc điểm thích nghi của sinh vật với các môi trường sống tương ứng.
- Yêu thiên nhiên, yêu sự đa dạng sinh học
- Biết bảo vệ các loài sinh vật trên trái đất để bảo vệ sự đa dạng sinh học
2. Năng lực
+ Tự học: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin trả lời các câu hỏi, thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
+ Giải quyết vấn đề: Phân tích và giải quyết được tình huống học tập; tình huống khi thảo luận.
+ Hợp tác: Phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tuyên truyền bảo vệ môi trường sống của các loài động vật để đảm bảo không làm tổn hại đến sự sinh tồn các loài động vật.
- Nhân ái: Không săn bắt, buôn bán trái phép các loài động vật, đặc biệt những loài nằm trong danh sách động vật quý hiếm.
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống…
- Trung thực: Đưa thông tin chính xác, có dẫn chứng.
II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, soạn bài theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh. Có thể dự kiến chia nhóm, chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh và dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học:
+ Máy chiều projector
+ Phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh:
Đọc nội dung bài học trước khi đến lớp.
SGK và các dụng cụ học tập cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Gây hứng thú cho học sinh khi vào bài mới
b. Nội dung: Đọc thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động
GV có thể mời 1 học sinh đọc mục giới thiệu bài đa dạng sinh học. Sau khi học sinh đọc xong, giáo viên có thể giới thiệu vào bài: Chúng ta cùng nhau nghiên cứu sự đa dạng sinh học ở các điều kiện môi trường khác nhau.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh
a. Mục tiêu: - Nêu được các đặc điểm của môi trường đới lạnh
- Phân tích được các đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh.
b. Nội dung: Đọc thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Môi trường đới lạnh có đặc điểm:
+ Nhiệt độ thấp quanh năm
+ Cây cối thưa thớt, thấp lùn
- Đặc điểm thích nghi của động vật:
+ Bộ lông dày, lớp mỡ dưới da dày để giữ ấm cơ thể
+ Lông màu trắng để hấp thụ được nhiều nhiệt hơn và lẩn trốn kẻ thù.
+ Có thể ngủ đông hoặc di cư tránh rét.

Giao nhiệm vụ học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV giới thiệu: Môi trường đới lạnh là môi trường luôn có nhiệt độ rất thấp, có hiện tượng băng tuyết gần như quanh năm.
- Nghe thông tin
- Tìm hiểu thông tin sách giáo khoa, đưa ra những phương án trả lời cho các câu hỏi


Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận


Vậy, môi trường đới lạnh có ở những vùng nào trên Trái đất?
- Nhiệt độ luôn thấp, hệ thực vật và môi trường ở đây thế nào?
- Động vật có những đặc điểm nào phù hợp với điều kiện môi trường khắc nhiệt ở đới lạnh như vậy?
- Các đặc điểm ấy thích nghi như thế nào?
Những vùng đới lạnh như ở Cực Bắc hay Cực Nam của Trái Đất.


- Thực vật thưa thớt, thấp lùn.


- HS thảo luận nhóm,
nguon VI OLET