Ngày soạn: …../…../ 2015

Ngày giảng:…./…../ 2015

 

Tuần 7 :    Tiết 7 -  Bài 6 :     Thường thức mĩ thuật

Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam

 

I- Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: HS nắm được kiến thức cơ bản về chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.

2.Kỹ năng: HS nhận thức được cái đẹp thông qua các tác phẩm chậm khắc gỗ đình làng Việt Nam.

3.Thái độ: HS biết chân trọng và giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá của quê hương đất nước.

* Kiến thức trọng tâm: Phần I, II.

II- Chuẩn bị:

1- Giáo viên:

-  Sưu tầm ảnh chụp về đình làng.

-  Sưu tầm các bức ảnh chụp về chạm khắc đình làng.

2- Học sinh:

- SGK, sưu tầm các bài viết liên quan đến bài học.

3- Gợi ý ứng dụng CNTT: không

III.Tổ chức các hoạt động dạy học.

1.n định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: 2’

- GV kiểm tra bài vẽ của HS

*GV gtb: 1’

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

HĐ1: Khái quát về đình làng Việt Nam:

-       PP: Trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình.

-       KN: Quan sát, cảm nhận, tư duy, phân tích.

- GV treo ảnh ngôi đình

? Đây là h/ả gì ?

Người ta dùng hình ảnh gì để nói lên cái tinh xảo của trang trí, của kiến trúc?

( Nghệ thuật chạm khắc)

? Vậy đình làng là gì ? Em hãy nêu vài nét về đặc điểm khái quát Đình làng?

? hãy kể tên đia điểm của những ngôI đình  làng mà em biết?

HĐ2  Vài nét về chạm khắc gỗ đình làng:

-       PP: Trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, chia nhóm.

-       KN: Quan sát, cảm nhận, tư duy, phân tích, tìm hiểu, thảo luận nhóm.

GV phát phiếu câu hỏi thảo luận

? ND chạm khắc gỗ Đình làng  là gì ? hãy kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu?

? Em hãy nêu nghệ thuật trạm khắc gỗ đình làng?

? So sánh sự khác nhau giữa đình làng và cung đình?

HS thảo luận 5 phút: đại diện nhóm lên trả lời.

GV chốt:

-  GV giới thiệu và cho học sinh xem ảnh minh hoạ trong SGK về nghệ thuật chạm khắc gỗ Đình làng. HS kể tên các tác phẩm tiêu biểu?

? ở địa phương em có những đình làng nào?

(Đền hả, Khánh Vân, Am vãi.

HĐ3: Tìm hiểu khái quát một vài đặc điểm của tram khắc gỗ đình làng?

-       PP:  vấn đáp, gợi mở.

-       KN:  cảm nhận, tư duy, phân tích.

? Chạm khắc gỗ đình làng có những đặc điểm cơ bản nào?

 

I. Vài nét khái quát. 10’

-Đình làng là nơi thờ cúng thành Hoàng của địa phương, là ngôi nhà chung, nơi hội họp, giải quyết công việc của làng xã, tổ chức lễ hội.. Kiến trúc đình làng mộc mạc. Đình làng là niềm tự hào của nhân dân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng. 12’

-ND: Phản ánh cuộc sống đời thường của nhân dân.

- Các bức chạm khắc : người đánh đàn, tắm ở đầm sen, đấu vật, đốn củi, đánh cờ.

- Cách thể hiện:  khoẻ khoắn mộc mạc, phóng khoáng, ý nhị..- là một dòng nghệ thuật dân gian đặc sắc trong kho tàng nghệ thuật cổ dân gian Việt Nam

- Chạm khắc Đình làng là chạm khắc dân gian, do nhân dân ta sáng tạo lên cho chính họ vì thế đối lập với chạm khắc cung đình : chính thống với những quy tắc nghiêm ngặt mang tính tương trưng và được thể hiện trau chuốt phụcvụ tầng lớp quan lại pk..

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Một vài đặc điểm của khắc gỗ Đình làng. 8’

-   Phản ánh những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường của nhân dân.

-   Nghệ thuật: mộc mạc, khoẻ khoắn, phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn của người sáng tạo.

 

4.Củng cố .5’

-  GV hd học sinh tìm hiểu về đình làng ở địa phương và viết những nhận xét ngắn gọn về đình làng đó.

 5. Hướng dẫn VN: 6’

- BTVN:  Sưu tầm các tác phẩm chạm khắc dân gian về đình làng.

- Chuẩn bị bài sau: xem trước bài 8 vẽ trang trí: Tập phóng tranh ảnh (tiết 1)

- Kiến thức cần nắm: Phần I, II.

 

nguon VI OLET