Ngày soạn:  15/8/2019

Tuần: 3

Tiết: 5 

Bài 6

HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG XUNG

QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

Trình bày và giải thích được hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

 2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày các hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

- Xác định đường chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong một năm

 3. Thái độ: Nhận thức đúng đắn các hiện tượng tự nhiên

4. Định hướng phát triển năng lực:

Giải quyết  vấn đề, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 2. 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Mô hình chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (nếu có), Quả địa cầu, ngọn nến (hoặc 1 chiếc đèn) . Các hình vẽ phóng to trong bài 6. Băng hình, đĩa VCD về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

2. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, nội dung thảo luận và trả lời các câu hỏi

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động khởi động (3 phút)

1.1. Mục tiêu

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về các khu vực trên thế giới.

- Tạo hứng thú học tập, giúp HS nắm được về cấu tạo Trái Đất, hoạt động các mảng kiến tạo.

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.

1.2. Phương thức: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.

1.3. Phương tiện: hình ảnh về cấu tạo Trái Đất, các mảng kiến tạo.

1.4. Tiến trình hoạt động

- GV: chiếu hình ảnh về Hệ Mặt Trời và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Chúng ta đang sinh sống ở hành tinh thứ mấy trong Hệ Mặt Trời?

+ Vì sao hành tinh này duy nhất có sự sống?

+ Tại sao bề mặt Trái Đất ¾ là nước mà không gọi là Trái nước, lại gọi là Trái Đất?

- HS:  nghiên cứu trả lời.

- GV: nhận xét và vào bài mới: Trái Đất có cấu tạo ra sao? Mảng kiến tạo là gì? Để hiểu rõ hơn chúng ta vào bài mới.

1

 


2. Hoạt động hình thành kiến thức

 Hoạt động 1: Tìm hiểu C/đ biểu kiến hàng năm của MT ( 20 phút)

2.1. Mục tiêu

+ Kiến thức: HS biết được con đường đi không thật của Mặt Trời.

+ Kĩ năng: Khai thác hình ảnh và liên hệ thực tế.

+ Thái độ: Nhận thức đúng về quan điểm mặt trời là trung tâm vũ trụ.

2.2. Phương thức

+ Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

+ Hoạt động thảo luận nhóm.

2.3. Phương tiện: Hình ảnh .

2.4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: - Buổi sáng, buổi chiều Mặt Trời ta nhìn thấy có vị trí khác nhau → Mặt Trời ko c/đ, do vận động của Trái Đất → chuyển động này là chuyển động biểu kiến.

- Hay khi ngồi xe ô tô nhìn ra ngoài ta cảm giác hàng cây ven đường chuyển động, nhưng thực tế là xe chuyển động.GV yêu cầu  HS cho biết:

+ Thế nào là c/đ biểu kiến của Mặt Trời trong một năm?

+ Xác định KV nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? KV nào không có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

- Câu hỏi mục I sgk, HS trả lời

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ

Bước 3: HS trình bày

Bước 4: GV chuẩn kiến thức

1.Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời:

  - Chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của mặt trời hàng năm giữa 2 chí tuyến

  - Nguyên nhân: trục trái đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động quanh mặt trời

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các mùa trong năm

1. Mục tiêu

+ Kiến thức: HS biết được đặc điểm, nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm.

+ Kĩ năng: Khai thác hình ảnh và liên hệ thực tế.

+ Thái độ: Nhận thức đúng về quan điểm qui luật tự nhiên .

2. Phương thức

+ Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

+ Hoạt động cặp đôi.

3. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV cho HS dựa vào hình 6.2, 6.3 kênh

2. Các mùa trong năm:

1

 


chữ sgk trả lời

Vì sao có hiện tượng mùa trên Trái Đất?

Xác định trên hình 6.2 Vị trí khoảng cách thời gian của các mùa: xuân, hạ, thu, đông

Vị trí các ngày: xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí

Giải thích vì sao: mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh lẽo

Vì sao các mùa của 2 nửa cầu trái ngược nhau?

Gợi ý: khi giải thích về mùa cần chú ý mối  quan hệ giữa trục nghiêng không đổi hướng của Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt Trời với độ lớn của góc chiếu sáng và sự hấp thu nhiệt, toả nhiệt của bề mặt Trái Đất

Ví dụ: từ 21/3 đến 22/6, do trục nghiêng nên nửa cầu Bắc ngả về Mặt Trời dẫn tới góc nhập xạ (góc hợp bởi tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất ) lớn, điều đó làm cho nửa cầu Bắc nhận  được nhiều nhiệt từ mặt trời, nhưng do mặt đất vừa bị hoá lạnh vào mùa đông nên lúc này mới ấm lên, đó là mùa xuân

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ,thảo luận

Bước 3: HS trình bày

Bước 4: GV chuẩn kiến thức cho HS ghi nhớlưu ý HS:

- VN và một số nước châu Á dùng âm và dương lịch nên th/gian sớm hơn 1,5 tháng (45ngày) VD xuân phân là 4 - 5 tháng 2

- Mùa ở hai bán cầu ngược nhau do thời điểm ngả về phía MT hoặc chếch xa MT của hai bán cầu lệch nhau; Vị trí các ngày 21/3,22/6,23/9,22/12 là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa

  - Mùa là khoảng thời gian trong 1 năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu

  - Có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông, ở bán cầu nam 4 mùa diễn ra ngược lại với nửa cầu bắc

- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu nam và bán cầu bắc lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi trái đất chuyển động trên qũy đạo

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu ngày đêm dài ngắn khác nhau

1. Mục tiêu

+ Kiến thức: HS biết được đặc điểm, nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm.

+ Kĩ năng: Khai thác hình ảnh và liên hệ thực tế.

+ Thái độ: Nhận thức đúng về quan điểm qui luật tự nhiên .

2. Phương thức

+ Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

+ Hoạt động cá nhân.

3. Tiến trình hoạt động

1

 


Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 6.2, 6.3 kênh chữ sgk thảo luận theo gợi ý:

Thời gian nào, những mùa nào nửa cầu bắc có ngày dài hơn đêm, nửa cầu nam có ngày ngắn hơn đêm, vì sao?

Thời gian nào, những mùa nào nửa cầu bắc có ngày ngắn hơn đêm, nửa cầu nam có ngày dài hơn đêm, vì sao?

Nêu kết luận về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên trái đất

Vào những ngày nào khắp nơi trên trái đất có ngày bằng đêm

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau có thay đổi như thế nào theo vĩ độ? vì sao?

Gợi ý: khi quan sát hình 6.5 chú ý

Vị trí của đường phân chia sáng tối so với 2  cực bắc, nam

So sánh diện tích được chiếu sáng với diện tích trong bóng tối của 1 nửa cầu trong cùng 1 thời điểm (22/6 hoặc 22/12)

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ,thảo luận

Bước 3: HS trình bày

Bước 4: GV chuẩn kiến thức

GV bổ sung: ngày 21/3 và 23/9 không có bán cầu nào ngả về phía MT=> ngày,đêm bằng nhau; ngày 22/6 tia MT vuông góc với CTB lúc 12h trưa=> mọi đia điểm ở BBC ngày dài nhất. Còn NBC là ngày 22/12

3. Ngày đêm dài ngắn theo mùa

  - Do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh mặt trời nên tùy vị trí trái đất trên qũy đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa

- Mùa xuân và mùa hạ có ngày dài đêm ngắn, mùa thu và mùa đông có ngày ngắn đêm dài

- 21/3 và 23/9: ngày dài bằng đêm

- Ơ xích đạo: độ dài ngày đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo về 2 cực độ dài ngày đêm càng chênh lệch

- Từ 2 vòng cực về 2 cực, có hiện tượng ngày và đêm dài 24 giờ. Tại 2 cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài 6 tháng

 

 

 

 

 

3. Luyện tập:

Mục tiêu: Củng cố kiến thức, nội dung bài học

Phương thức

+  Phát vấn

+  Hoạt động cá nhân/ cả lớp

Tiến trình hoạt động

1 GV yêu cầu HS nắm được ND cơ bản của bài và trả lời câu hỏi 1, 3 SGK trang 24

2.HS tính ngày MT lên thiên đỉnh ở các vị trí nằm giữa 2 chí tuyến

4. Mở rộng:

Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức, vận dụng vào thực tế để hiểu bài

Phương thức

+  Phát vấn

1

 


+  Hoạt động cá nhân/ cả lớp

Phương tiện :quả địa cầu

Tiến trình hoạt động

- Quan sát vị trí mặt trời ở nước ta vào các mùa: Hạ, thu, xuân

- GV yêu cầu HS về nhà đọc bài mới.

 

                                                          Trà Cú, ngày….tháng….năm 2019

                                                                        Duyệt của Tổ trưởng

 

 

 

 

 

-------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày soạn: 20/8/2019

Tuần: 3 

Tiết: 6       

 

Chương III. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.

CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

 

Bài 7. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.

THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và trình bày đặc điểm của mỗi lớp cấu tạo Trái Đất dựa vào kênh hình. Phân biệt được vỏ Trái Đất và thạch quyển

- Trình bày được nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng

  2. Kĩ năng:

  Sử dụng kênh hình: tranh ảnh, hình vẽ, lược đồ, bản  đồ . . . để quan sát và nhận xét cấu trúc trái đất, giải thích được các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa.. theo thuyết kiến tạo mảng

 3. Thái độ: nhận thức đúng đắn cấu tạo của vỏ Trái Đất và thuyết kiến tạo mảng

 4. Định hướng phát triển năng lực:

Giải quyết  vấn đề, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Mô hình hoặc tranh ảnh về cấu trúc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

- Bản  đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa thế giới

1

 


- Bản đồ tự nhiên thế giới

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động khởi động (3 phút)

1.1. Mục tiêu

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về các khu vực trên thế giới.

- Tạo hứng thú học tập, giúp HS nắm được về cấu tạo Trái Đất, hoạt động các mảng kiến tạo.

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.

1.2. Phương thức: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.

1.3. Phương tiện: hình ảnh về cấu tạo Trái Đất, các mảng kiến tạo.

1.4. Tiến trình hoạt động

- GV: chiếu hình ảnh về Hệ Mặt Trời và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Chúng ta đang sinh sống ở hành tinh thứ mấy trong Hệ Mặt Trời?

+  Vì sao hành tinh này duy nhất có sự sống?

+  Tại sao bề mặt Trái Đất ¾ là nước mà không gọi là Trái nước, lại gọi là Trái Đất?

-   HS:  nghiên cứu trả lời.

- GV: nhận xét và vào bài mới: Trái Đất có cấu tạo ra sao? Mảng kiến tạo là gì? Để hiểu rõ hơn chúng ta vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất ( 20 phút)

2.1. Mục tiêu

+ Kiến thức: HS biết được độ dày, cấu trúc của các lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

+ Kĩ năng: Khai thác hình ảnh cấu tạo Trái Đất.

+ Thái độ: Nhận thức đúng về vị trí, độ dày, thành phần của lớp vỏ Trái Đất, bao Manti và nhân Trái Đất.

2.2. Phương thức

+ Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

+ Hoạt động theo cá nhân/ cả lớp

2.3. Phương tiện: Hình ảnh về cấu trúc Trái Đất.

2.4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Gv giới thiệu khái quát tại sao các nhà khoa học thường dùng phương pháp địa chấn để nghiên cứu cấu trúc Trái Đất.

                   GV yêu cầu HS dựa vào hình 7.1, 7.2, kênh chữ sgk cho biết:

+Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu tên từng lớp?

I. Cấu trúc của Trái Đất:

    Trái Đất có cấu tạo không đồng nhất, gồm ba lớp chính: vỏ Trái Đất, Manti, nhân

  1. Lớp vỏ Trái Đất:

   Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa), được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau, được phân ra thành 2 kiểu chính là vỏ lục

1

 


+Trình bày đặc điểm của từng lớp?

+Trình bày vai trò của từng lớp?

Bước 2: HS nhận nhiệm vụ,thảo luận

Bước 3: HS trình bày

Bước 4: GV chuẩn kiến thức

Gv kết luận: Trái Đất được cấu tạo thành nhiều lớp, gồm 3 lớp chính. Do có sự khác biệt về cấu trúc địa chất, về độ dày nên lớp vỏ Trái Đất phân ra 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương. Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất nhưng lại rất quan trọng vì đây là nơi tồn tại các thành phần khác của trái đất như không khí, nước, sinh vật ..

Lớp Manti gồm 2 tầng chính. Vật chất của bao Manti trên có trạng thái quánh dẻo, không chảy lỏng được nhưng vẫn có thể chuyển động thành các dòng đối lưu – đây là 1 trong những nguyên nhân làm cho thạch quyển di chuyển trên lớp quánh dẻo này

địa và vỏ đại dương.

  2. Lớp Manti:

   Từ vỏ Trái Đất tới độ sâu 2900km là lớp Manti (còn gọi là bao Manti), lớp này chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái đất.

Tầng trên Manti rất đậm đặc, tuy không còn ở trạng thái rắn chắc như lớp vỏ Trái đất, nhưng cũng không phải ở trạng thái lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo, vật chất trong tầng Manti dưới ở trạng thái rắn.

  3. Nhân Trái đất:

    Lớp trong cùng là Nhân Trái đất hay còn gọi là lõi, lớp này có độ dày khoảng 3470km. thành phần vật chất chủ yếu của Nhân Trái đất là những kim loại nặng như Niken, sắt, nên người ta còn gọi là nhân Nife.

=> Các lớp có đặc điểm khác nhau về độ dày, thể tích, vật chất cấu tạo.

* Khái niệm Thạch quyển: bao gồm vỏ Trái đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100km).

 

Hoạt động 2: Thuyết kiến tạo mảng

1. Mục tiêu

+ Kiến thức: HS nắm được nội dung của thuyết kiến tạo mảng, vận dụng thuyết kiến tạo mảng để giải thích các hiện tượng địa chất trên Trái Đất.

+ Kĩ năng: Khai thác hình ảnh, video hoạt động các mảng kiến tạo.

+ Thái độ: Nhận thức đúng về sự hình thành lục địa, đại dương và các dạng địa hình, hoạt động kiến tạo.

2. Phương thức

+ Phát vấn, đàm thoại phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

+ Hoạt động theo cá nhân/ cặp đôi.

3. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1:

Gv giới thiệu khái quát để hs biết trước đây đã có thuyết trôi lục địa nghiên cứu về sự di chuyển của các mảng kiến tạo nhưng mới chỉ dựa trên quan sát về hình thái, di tích hoá thạch ..

Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét về sự ăn khớp

II. Thuyết kiến tạo mảng:

 

   Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng

-Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo

1

 


của bờ Đông lục địa Bắc Mỹ, Nam Mỹ với bờ Tây lục địa Châu Phi trên bản  đồ tự nhiên thế giới  

Bước 2: HS quan sát các hình 7.3, 7.4, sgk để nhận xét, phân tích và giải thích được nội dung của thuyết kiến tạo mảng theo những gợi ý sau:

- Tên của 7 mảng kiến tạo lớn của trái đất

Nêu 1 số đặc điểm của các mảng kiến tạo? (cấu tạo, sự di chuyển)

Trình bày 1 số cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nêu kết  quả của mỗi cách tiếp xúc

Nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch các mảng kiến tạo

Bước 3: HS trình bày

Bước 4: GV chuẩn kiến thức

Gv: thuyết kiến tạo mảng giải thích nguyên nhân chủ yếu làm cho mảng di chuyển là do các dòng đối lưu trong các lớp quánh dẻo ở phần trên bao Manti. Các dòng đối lưu được hình thành do sự chuyển dịch, sắp xếp lại vật chất trong lòng trái đất : các vật chất nhẹ đi lên, vật chất nặng chìm xuống sâu …

- Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển

 

 

- Nguyên nhân chuyển dịch của các mảng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất  quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên

 

 

- Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa . .

 

3. Luyện tập:

     3.1. Mục tiêu:

- Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và trình bày đặc điểm của mỗi lớp cấu tạo Trái Đất dựa vào kênh hình. Phân biệt được vỏ Trái Đất và thạch quyển

- Trình bày được nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng

   3.2. phương thức: cá nhân

a. Cấu tạo của Trái đất gồm có mấy lớp chính?

b. Nêu vai trò quan trọng của lớp vỏ Trái Đất và lớp Manti

c. Trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng

4. Vận dụng, mở rộng:

- Tai sao Nhật Bản là quốc gia hay có động đất, núi lửa, sóng thần xảy ra?

- Tại sao nói lớp vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người?

GV có thể hỏi thêm:

            Tại sao bề mặt Trái Đất ¾ là nước mà không gọi là Trái nước, lại gọi là Trái Đất?

    Gọi HS trả lời.

    GV: Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp vật chất khác nhau, phần cứng ngoài cùng là thạch quyển. Con người sống trên bề mặt các lục địa, gọi là Trái Đất để chỉ vị trí nơi con người sinh sống. Còn nước nằm bên trên thạch quyển, bao phủ ¾ diện tích bề mặt.

1

 


 - Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 - Hoàn thiện nội dung hoạt động 4, 5. 

           - Chuẩn bị trước bài: Tác động của Nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

GỢI Ý: Khái niệm, nguyên nhân sinh ra nội lực

   Biểu hiện tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

 

 

                                                            Trà Cú, ngày….tháng….năm 2019

                                                                       Duyệt của Tổ trưởng

1

 

nguon VI OLET