KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

PHÊ DUYỆT
Ngày tháng năm 2020
HIỆU TRƯỞNG
Môn học: GDQP-AN
Bài 6: Kỹ thuật sử dụng lựu đạn
Đối tượng: học sinh lớp 11
Năm học: 2020-2021
Tiết PPCT: 26




Phần I
Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG

I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU.
A. MỤC ĐÍCH.
1. Về kiến thức
- Nắm được tính năng, cấu tạo, chuyển động gây nổ của lựu đạn; quy tắc sử dụng và bảo quản lựu đạn.
2. Về kỹ năng
- Biết tính năng, cấu tạo, chuyển động gây nổ của lựu đạn; quy tắc sử dụng và bảo quản lựu đạn.
- Thực hành được động tác ném lựu đạn trúng đích, đảm bảo an toàn
3. Về thái độ
- Xây dựng thái độ chấp hành nghiêm quy tắc an toàn trong luyện tập và quyết tâm sử dụng có hiệu quả lựu đạn trong chiến đấu.
B. YÊU CẦU
1. Đối với giáo viên:
- Có thái độ và trách nhiệm trong công việc và trong tiết dạy.
2. Đối với học sinh:
- Có ý thức học tập tốt, hiểu đúng, đủ nội dung bài học
II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM
A. NỘI DUNG
I- Giới thiệu một số loại lựu đạn Việt Nam
II- Quy tắc sử dụng và bảo quản lựu đạn
B. TRỌNG TÂM
Giới thiệu một số loại lựu đạn Việt Nam
III. THỜI GIAN.
1. Thời gian 1 tiết: 45 phút
2. Thời gian phân chia từng mục:
- Nhận lớp và kiểm tra bài cũ: 05 phút.
- Thực hành giảng dạy: 35 phút
- Kết thúc giảng dạy: 5 phút
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
A. TỔ CHỨC
Lấy lớp học để lên lớp
B. PHƯƠNG PHÁP:
- Giáo viên: Giáo viên lên lớp theo phương pháp thuyết trình, hỏi đáp, trực quan.
- Học sinh : chuẩn bị bài và trả lời câu hỏi của giáo viên.
V. ĐỊA ĐIỂM: Tại phòng học
VI. VẬT CHẤT
- Giáo án, SGK GDQP-AN 11, sách giáo viên GDQP-AN 11, mô hình lựu đạn Ф1, cần 97.
- Tranh ảnh






Phần II
THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

I. THỦ TỤC BÀI GIẢNGThời gian: 05 phút.
1. Nhận lớp, kiểm tra quân số.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Phổ biến ý định bài giảng.








II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀIThời gian:35 phút

Thứ tự, nội dung
Thời gian
(phút)
Phương pháp
Vật chất



Giáo viên
Học sinh


I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LỰU ĐẠN VIỆT NAM.
1. Lựu đạn Ф1.
 a. Tính năng, tác dụng chiến đấu.
- Dùng để tiêu diệt sinh lực địch bằng các mảnh gang vụn.
- Bán kính sát thương 5m.
- Thời gian phát lửa đến khi lựu đạn nổ là 3,2 – 4,2 giây.
- Chiều cao: 118mm.
- Đường kính thân 50mm.
- Trọng lượng nặng 450g.
- Khối lượng thuốc nổ TNT: 45g

b. Cấu tạo.
* Lựu đạn gồn có hai bộ phận:
- Thân lựu đạn: vỏ, cổ lựu đạn, thốc nổ TNT
- Bộ phận gây nổ: ống kim hỏa, kim hỏa, chốt an toàn, mỏ vịt, hạt lửa, thuốc cháy chậm, kíp
c. Chuyển động gây nổ.
- Lúc bình thường, chốt an toàn giữ mỏ vịt không cho mỏ vịt bật lên, đầu mỏ vịt giữ đuôi kim hoả, kim hoả ép lò xo lại.
 - Khi rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bung ra đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát cháy đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm cháy từ 3,2- 4,2s, phụt lửa vào kíp làm kíp nổ gây nổ lựu đạn.
 2. Lựu đạn cần 97
a. Tác dụng, tính năng
Lựu đạn cần 97 có tác dụng và tính năng như lựu đạn (1, chỉ khác chiều cao toàn bộ lựu đạn là 98mm.

b. Cấu tạo
-Bao gồm 3 bộ phận:
+Bộ phận gây nổ
+Vỏ lựu đạn
+Thuốc nổ





c. Chuyển động gây nổ
– Lúc bình thường, chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật lên, cần bẩy đè búa và kim hoả ngửa về sau thành tư thế giương.
– Khi rút chốt an toàn, cần bẩy bật lên rời khỏi tai giữ, lò xo đẩy búa
nguon VI OLET