Bài 6 : ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP

 

Ngày soạn: 17 / 9 /2016

Ngày dạy:  20/ 9/2016

                                                                                                                     Tiết 5

 

I.  MỤC TIÊU, YÊU CẦU

Sau khi học xong bài , HS phải:

- Biết được thế nào là nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp này

- Biết được quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

- Biết được keo đất là gì

- Biết được thế nào là khả năng hấp phụ của đất, thế nào là phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV

- Học sinh: đọc trước bài 6 SGK. Sưu tầm 1 số tranh ảnh, tài liệu có liên quan tới bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: không   

3. Bài giảng:

HOẠT ĐỘNG

NỘI DUNG

* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nuôi cấy mô tế bào

- GV: Nghiên cứu SGK phần I, II cho biết thế nào là nuôi cấy mô?

- HS: nghiên cứu SGK và trả lời

 

 

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở tế bào học của pp nuôi cấy mô tế bào

 - GV: + Nghiên cứu SGK cho biết cơ sở khoa học của PP nuôi cấy mô là gì?

             + Thế nào là tính độc lập, tính toàn năng của TB TV?

- HS: thực hiện yêu cầu của GV

GV:Nêu các yếu tố ảnh hưởng khi cây đâm chồi nảy lộc?
- HS: trả lời

- GV: Phân biệt quá trình phân hoá và phản phân hoá TB?

- HS: Phân biệt 2 quá trình phân hoá và phản phân hoá tế bào dưới dạng sơ đồ

 

 

 

 

* Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

- GV: + Nêu các phương pháp nhân giống thông thường? Hạn chế của các phương pháp đó?Vậy nuôi cấy mô có ý nghĩa gì?

- HS: bằng kiến thức thực tế và đọc SGK trả lời

-GV: Tiêu chuẩn của vật liệu nuôi cấy?Tại sao vật liệu khởi đầu thường là tế bào của mô phân sinh?

- HS: thảo luận theo cặp đôi, trả lời

- GV: Theo em có thể khử trùng bằng cách nào?

- HS: trả lời

 

- GV: MT dinh dưỡng nhân tạo thường dùng là môi trường gì?

- HS: trả lời

 

-GV: Vì sao phải bổ sung chất kích thích sinh trưởng để tạo rễ?

- HS: suy nghĩ trả lời

- GV: Tại sao không cấy luôn cây vào vườn ươm mà phải qua môi trường thích ứng?

- HS: thảo luận và trả lời

 

I. Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào:

- KT nuôi cấy mô TB là kĩ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của TB TV 1 cách định hướng dựa vào sự phân hoá, phản phân hoá trên cơ sở tính toàn năng của TBTV khi được nuôi cấy tách rời trong điều kiện nhân tạo vô trùng

II. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào:

- TB thực vật có tính độc lập và tính toàn năng:

+ TB, mô đều chứa hệ gen quy định kiểu gen của loài đó

+ Nếu nuôi cấy mô TB trong môi trường thích hợp và cung cấp đủ chất dinh dưỡng gần giống như trong cơ thể sống thì mô TB có thể sống, có khả năng sinh sản vô tính để tạo thành cây hoàn chỉnh

            NP

Hợp tử -----> Tb phôi sinh

                Phân hoá TB

Tb phôi sinh --------> TB chuyên hoá

                 Phản phân hoá

* Kết luận: Phân hoá và phản phân hoá là con đường thể hiện tính toàn năng của TBTV

III. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

1. Ý nghĩa: Sách giáo khoa

 

2. Quy trình công nghệ:

a. Chọn vật liệu nuôi cấy:

- Là TB của mô phân sinh ( mô chưa bị phân hoá trong các đỉnh sinh trưởng của rễ, thân lá) không bị nhiễm bệnh, được trồng trong buồng cách li

b. Khử trùng:

Phân cắt đỉnh sinh trưởng của vật liẹu nuôi cấy thành các phân tử nhỏ , sau đó tẩy rửa bằng nước sạch và khử trùng

c. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo:

Nuôi cấy mẫu trong MT dinh dưỡng nhân tạo để tạo chồi

d.  Tạo rễ:

Khi chồi đạt tiêu chuẩn về chiều cao thì cắt chồi chuyển sang MT tạo rễ

( MT này có bổ xung chất kích thích sinh trưởng)

e.  Cấy cây trong môi trường  thích ứng:

Cấy cây vào môi trường thích ứng để cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên

f.  Trồng cây trong vườn ươm:

Khi cây đạt tiêu chuẩn cây giống thì chuyển cây ra vườn ươm

* Một số thành tựu

Nhân nhanh được nhiều giống cây lương thực, giống cây công nghiệp, hoa, cây ăn quả.....

 

 

4.  Củng cố:

- Nêu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào?

- Trình bày quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào? Kể 1 vài thành tựu mà em biết?

- Nêu 1 số ví dụ về ảnh hưởng tích cực của hoạt động sản xuất đến sự hình thành độ phì nhiêu của đất?

5. Hướng dẫn về nhà

- Trả lời các câu hỏi trong SGK

- Vẽ sơ đồ hình 6: Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô TB?

- Trả lời câu hỏi trong SGK trang 24

IV: RÚT KINH NGHIỆM

 

 

 

----------------------------------------------------------

 

nguon VI OLET