Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong

nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.

  1. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài học này, học sinh phải:

  1. Về kiến thức

-         Trình bày được khái niệm nuôi cấy mô tế bào

-         Giải thích được cơ sở của phương pháp nuôi cấy mô tế bào

-         Trình bày được quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

-         Nêu được ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy mô tế bào

  1. Về kĩ năng

-         Phát triển kĩ năng phân tích qua phân tích cở sở của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

-         Phát triển kĩ năng khái quát hóa qua khái quát các bước và yêu cầu của quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

  1. Về thái độ

-         Có thái độ yêu khoa học, ham học hỏi, tìm hiểu về kĩ thuật mới như công nghệ nuôi cấy mô tế bào.

  1. Phương pháp và phương tiện dạy học
  1. Phương pháp dạy học

-         Vấn đáp- tìm tòi

-         Vấn đáp- tái hiện

-         Làm việc với sách giáo khoa- tìm tòi

-         Làm việc với sách giáo khoa- tái hiện

-         Quan sát tranh-tìm tòi

  1. Phương tiện dạy học

-         Sách giáo khoa CN10

-         Sơ đồ quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

-         Tranh ảnh về quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

-         Tranh ảnh về một số cây trồng nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào.

  1. Tiến trình dạy học
  1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1p)
  2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
  3. Tiến trình bài dạy

Đặt vấn đề:(2p)

 Các em , bạn nào đã từng nghe thấy hay biết về “công nghệ nuôi cấy mô tế bào chưa?. “công nghệ nuôi cấy mô tế bào” có giá trị như thế nào trong cuộc sống, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp khi mà xã hội đang đòi hỏi ngày càng cao về năng suất cũng như chất lượng nông sản phẩm? Để giải đáp câu hỏi đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu:

Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào

trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.

Thời gian

Hoạt động thầy-trò

Nội dung

5p

Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

GV:từ hiểu biết của bản thân, một em cho biết cơ thể sinh vật được cấu tạo từ vật chất gì?

HS trả lời: cơ thể sinh vật được cấu tạo từ tế bào.

GV nhận xét.

GV: vậy em nào cho biết tế bào khi tách khỏi cơ thể thì có sống được không? Nếu có, thì cần điều kiện gì để tế bào tồn tại được?

Hs trả lời: tế bào khi tách khỏi cơ thể vẫn có thể sống được nhưng cần môi trường dinh dưỡng phù hợp.

GV nhận xét.

GV: việc tế bào nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp gọi là nuôi cấy mô tế bào, vây nuôi cây mô tế bào là gì?

HS trả lời

GV nhận xét, tổng kết, đưa nội dung.

 

 

 

 

 

 

GV: trong thực tế, những bộ phận nào trên cây được sử dụng để tách mô, tế bào để nuôi cấy thành cây hoàn chỉnh?

Hs trả lời: các bộ phận ở đỉnh sinh trưởng như rễ, thân, lá,…

Gv nhận xét.

  1. Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


+ Là phương pháp tách rời tế bào, mô

+ Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp.

=>tế bào phân hóa thành cơ thể hoàn chỉnh.

15p

Hoạt động 2: tìm hiểu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

GV: dựa vào hiểu biết của bản thân, một em cho biết quá trình nào điểu khiển việc tăng số lượng từ một tế bào ban đầu thành nhiều tế bào?

HS trả lời: quá trình nguyên phân.

GV nhận xét.

GV: quá trình nguyên phân giúp tăng số lượng tế bào từ tế bào ban đầu thông qua việc nhân đôi tế bào, các tế bào mới được tạo ra giống hệt tế bào ban đầu, vậy tại sao từ một tế bào có thể hình thành một cơ thể hoàn chỉnh?

HS trả lời: do tế bào có tính toàn năng, mỗi tế bào đều chứa hệ gen quy định kiểu gen của loài.

GV nhận xét, tổng kết.

 

 

 

 

 

Gv: từ một tế bào ban đầu, nhờ quá trình nào để có thể phát triển thành một cơ thể toàn vẹn?

Hs trả lời: quá trình phân hóa

Gv nhận xét.

Gv: vậy các em hãy cho biết quá trình phân hóa diễn ra như thế nào?

Hs trả lời: tế bào hợp tử => tế bào phôi sinh=> tế bào chuyên biệt => cơ thể

Gv nhận xét.

 

 

 

 

 

Gv: một em cho biết, vậy liệu có khi nào từ tế bào chuyên biệt là chuyển thành tế bào phôi sinh hay không?

Hs trả lời: có.

GV nhận xét.

Gv: vậy trong tự nhiên, tế bào chuyên biệt có thể chuyển thành tế bào phôi sinh không? hay cần có các điều kiện phù hợp?

Hs trả lời: trong tự nhiên tế bào chuyên biệt không thể chuyển thành tế bào phôi sinh mà cần có điều kiện phù hợp dưới tác nhân là con người.

Gv nhận xét.

Gv: em nào có thể gọi tên quá trình từ tế bào chuyên biệt thành tế bào phôi sinh?

Hs trả lời: quá trình phản phân hóa.

Gv nhận xét.

 

 

GV: qua đây, nghiên cứu sgk, một em cho biết khái niệm kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào là gì?

Hs trả lời

Gv nhận xét, đưa nội dung.

  1. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Tính toàn năng

+ mỗi tế bào chứa hệ gen quy định kiểu gen của loài.

+ hệ gen quy đinh sự phân chia, phân hóa của tế bào để tạo cơ thể hoàn chỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Phân hóa, phản phân hóa.

+ quá trình phân hóa: từ tế bào hợp tử=> tế bào phôi sinh=> tế bào chuyên biệt=> cơ thể hoàn chỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ quá trình phản phân hóa: tế bào chuyện biệt=>tế bào phôi sinh.

 

 

 

 

  1. Kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào

Là kĩ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng, dựa vào sự phân hóa, phản phân hóa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật khi được nuôi cấy trong điều kiện nhân tạo, vô trùng.

17p

Hoạt động 3: tìm hiểu về quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

GV cho HS quan sát tranh về quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

Gv hỏi: từ quan sát tranh 6.1, em hãy nêu các bước trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào ở cây hồ tiêu?

Hs trả lời.

Gv nhận xét.

Gv hỏi: từ các bước trên, kết hợp với sách giáo khoa, 1 em hãy cho biết mỗi bước trong tranh tương ứng với bước nào trong sơ đồ được thể hiện ở hình 6/sgk/tr21-cn10.

Hs trả lời.

Gv nhận xét, tổng kết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: nghiên cứu sgk cùng với kiến thức của bản thân nêu mục đích của các bước? Thao tác trong từng bước?

Hs trả lời

Gv nhận xét, tổng kết:

Bước 1: - cần mẫu nuôi cấy tốt. Lấy mô phân sinh

Bước 2: mẫu được tẩy rửa, khử trùng trong dung dịch sát khuẩn

Bước 3: - phát triển thân, cành. Dùng chất kích thích sinh trưởng

Bước 4: phát triển rễ. Dùng chất kích thích tạo rễ

Bước 5: luyện cây thích ứng dần với môi trường tự nhiên. Trồng ở một môi trường mới

Bước 6: luyện cây thích ứng với môi trường sản xuất. Nhân giống cây.

Gv hỏi: một em cho biết quá trình phản phân hóa diễn ra ở bước nào?

Hs trả lời:bước 3

Gv nhận xét.

Gv hỏi: qua đây em nào cho biết ý nghĩa của quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào?

Hs trả lời

Gv nhận xét, tổng kết.

 

 

 

 

 

Gv cho học sinh quan sát tranh về một số loại cây ứng dụng  nuôi cấy mô để hs nhận diện.

  1. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

Bước 1: chọn vật liệu nuôi cấy

Bước 2: khử trùng

Bước 3: tạo chồi trong môi trường nhân tạo

Bước 4: tạo rễ

Bước 5: cấy cây vào môi trường thích ứng

Bước 6: trồng cây trong vườn ươm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Ý nghĩa

 

 

 

+ có thể nhân giống quy mô công nghiệp

+ có hệ số nhân giống cao

+ có sản phẩm đồng đều về di truyền

+đảm bảo sạch bệnh.

 

 

4.Củng cố (4p)

- Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào?

- Trình bày quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào.

5. Dặn dò (1p)

Học bài, đọc trước bài mơí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 6.1

Description: D:\TH PP dạy học KTNN\hotieu.jpg

Description: C:\Users\MIT\Pictures\images.jpg        Description: C:\Users\MIT\Pictures\tour_du_lich_35.jpeg

Hình 6.2: một số loại cây nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào

 

              Description: C:\Users\MIT\Pictures\caphenuoicaymo.jpg

 

nguon VI OLET