CHỦ ĐỀ 2: NGÀNH GIUN ĐỐT –
NGÀNH THÂN MỀM - NGÀNH CHÂN KHỚP

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày được hình dạng ngoài, cấu tạo trong , cách dinh dưỡng, cách sinh sản của các đại diện ngành giun đốt, thân mềm, chân khớp thích nghi với môi trường sống
- Nêu các đặc điểm chung các ngành giun đốt, thân mềm, chân khớp
- Giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan đến các đại diện của các ngành giun đốt, thân mềm, chân khớp.
2. Kĩ năng
- Học sinh có khả năng trình bày các kiến thức một cách logic
- HS có khả năng vẽ cấu tạo cơ thể các đại diện: giun đất, trai sông, nhện, châu chấu.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS ý thức nghiêm túc trong giờ học
II. Phương tiện
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án
- Đề phô tô bài tập
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn lại kiến thức ngành giun đốt, thân mềm, chân khớp.
III. Nội dung
1. Ngành giun đốt
Câu 1: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất :
-Cơ thể gồm nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ kết hợp với các
phần cơ thể phình duỗi xen kẽ giúp giun đốt di chuyển được
-Trong lớp mô bì có tế bào tiết ra chất nhầy làm da luôn trơn giúp giun
dễ di chuyển  và hô hấp qua da
-Vòi miệng vươn ra như mũi dùi thích hợp cho việc đào xới đất
*  Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất ?
- Khi mưa nhiều đất ngâp nước làm giảm lượng khí oxy ở trong đất,  
nên giun đất chui lên mặt đất để hô hấp
* Lợi ích của giun đất đối với đất trồng
- Làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hoà tan trong đất nhiều hơn
giúp rễ cây nhận được ôxy nhiều hơn
- Phân giun đất làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn cho đất
* Nêu cấu tạo trong của giun đất:
- Giun đốt có cơ quan tiêu hoá phân hoá, hô hấp qua da, có hệ tuần hoàn
kín và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng
ghép đôi. Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non
* Giun đất di chuyển như thế nào?
- Giun chuẩn bị bò
-Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
- Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước
- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
Câu 2: Đặc điểm chung của ngành giun  đốt
- Cơ thể phân đốt, có thể xoang
- Ống tiêu hoá phân hoá
- Có xuất hiện hệ tuần hoàn
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
- Hô hấp qua da hay mang
Câu 3 : Nêu tên các đại diện ngành giun đốt và vai trò của chúng
- Làm thức ăn cho con người: rươi
- Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ , rưoi
- Làm thức ăn cho cá: giun đất, giun đỏ
- Có hại cho người và người: đỉa, sâu đất
Câu 4: Để nhận biết các đại diện thuộc ngành giun đốt ta dựa vào đặc điểm
nào?
- Dựa vào hình dạng ngoài: đa số phân đốt
- Dựa vào cơ quan di chuyển và hình thức di chuyển
- Đặc điểm lối sống, môi trường sống
- Đặc điểm sinh sản
2. Ngành thân mềm
Câu 5: Trai tự vệ bằng cách nào ? Cấu tạo nào của Trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả ?
- Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.
Câu 6: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao ?
- Nhiều ao thả cá không thả trai mà tự nhiên có, vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao.
Câu 7:Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành thân mềm ?
+ Đặc điểm chung:
- Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển.
- Hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển phát triển.
- Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
+ Vai trò:
- Làm thực phẩm cho người, nguyên liệu xuất khẩu
- Làm thức ăn cho động vật
nguon VI OLET