Bài 7
CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ

I. YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Cách mạng khoa học công nghệ và những tác động đến đời sống kinh tế xã hội
- Từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, đặc biệt là từ những năm 70 trở đi, thế giới bước vào một thời kỳ phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ. Với những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu, phát minh, đặc biệt là sự xuất hiện của làn sóng đổi mới công nghệ, bùng nổ thông tin... đã làm cho khoa học thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cách mạng khoa học, công nghệ tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, trở thành một trong những xu thế lớn của thế giới hiện đại.
- Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, phương pháp làm ra sản phẩm (có thể hiểu là công nghệ) đã có sự thay đổi cơ bản. Nhờ những tiến bộ sâu sắc của chùm công nghệ cao, nổi bất nhất là công nghệ thông tin đã hình thành "xã hội thông tin", làm xuất hiện "nền kinh tế tri thức". Sự phát triển của mỗi quốc gia ngày càng ít dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu dựa vào tri thức khoa học, công nghệ. Thông tin trở thành nguồn nguyên liệu, là yếu tố đầu vào của nền sản xuất, quản lý, là công cụ để sáng tạo của cải, là chìa khóa của an ninh kinh tế xã hội...
- "Xã hội thông tin", "kinh tế tri thức" đã làm thay đổi nhận thức, cách ứng xử với thiên nhiên, cách làm việc, lối sống và phương thức tiêu dùng… của con người. Kinh tế gắn liền với xã hội, văn hóa và môi trường. Trong sự phát triển của xã hội, người ta ngày càng chú trọng tới các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống, xã hội, công đồng....
- Từ vai trò quyết định của nhân tố con người, các mạng khoa học công nghệ, "kinh tế tri thức", "Xã hội thông tin" đòi hỏi giáo dục đào tạo phải đổi mới, hiện đại một cách căn bản, toàn diện. Quan niệm về giáo dục và mục tiêu đào tạo đã thay đổi. Đó là xã hội học tập, học tập suốt đời, chuyển mạnh từ truyền thụ kiến thức là chủ yếu sang nâng cao năng lực và phẩm chất của người học. Mỗi người đều có khả năng và cần phải biết tự làm mới những tri thức và cập nhật thông tin cho mình. Giáo dục đào tạo không dừng lại là lĩnh vực phúc lợi của xã hội mà được coi là một ngành kinh tế xã hội đặc biệt, đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư ứng trước, đầu tư chiều sâu, đầu tư cho phát triển. Cuộc cạnh tranh giữa các nước bao gồm cả cuộc tranh đua, bứt phá trong giáo dục và đào tạo.
- Tuy vậy những tiến bộ của khoa học, công nghệ đã diễn ra không đều giữa các nước và các khu vực. Khả năng tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ hoàn cảnh lịch sử, năng lực nội sinh đến những tác động bên ngoài, trong đó các nước tư bản có nhiều lợi thế, còn các nước đang phát triển và chậm phát triển có nhiều khó khăn, thách thức, phải trải qua nhiều thời kỳ chuyển tiếp không mấy dễ dàng. Trên thế giới cũng xuất hiện thêm nhiều vấn đề toàn cầu, liên quan đến sự phát triển kinh tế, cách mạng công nghệ như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, phân hóa giàu nghèo, công bằng, bình đẳng trong phát triển, những vấn đề văn hóa, xã hội và đạo đức... đòi hỏi sự phối hợp của các quốc gia, dân tộc để cùng giải quyết.
2. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia
- Phân công lao động xã hội quốc tế phát triển mạnh mẽ dẫ đến quá trình toàn cầu hóa. Đó là một quá trình lịch sử, một xu thế khách quan, trải q ua quá trình phát triển lâu dài, gắn liền với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỷ XVIII - XIX) dựa trên nền tảng của kỹ thuật cơ khí đã tạo ra bước phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất nhân loại, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, dần dần mở rộng thị trường thế giới. Cuộc cách mạng kho học, công nghệ hiện đại đã làm cho lực lượng sản xuất của nhân loại phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân, xuất hiện nhu cầu mở rộng thị trường thế giới, từ đó xuất hiện quá trình toàn cầu hóa kinh tế.
- Toàn cầu hóa tạo nên chuỗi giá trị
nguon VI OLET