Ngày soạn.....

Tuần.....

Tiết......

                                     Bài ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Biết được thế nào là đoàn kết, tương trợ.

- Kể được một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống.

- Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ.

2. Kĩ năng

- Biết thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.

- Hình thành các kĩ năng sống: Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm

3. Thái độ

- Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người, sẳn sàng giúp đỡ người khác.

- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.

- GD giá trị sống: Hiểu được giá trị của sự đoàn kết, tương trợ trong học tập và cuộc sống hàng ngày.

- Giáo dục lồng ghép tư tưởng HCM (lồng ghép bộ phận): Đoàn kết tạo nên sức mạnh, mang đến thành công trong cuộc sống.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực hợp tác, giao tiếp

- Năng lực xử lý tình huống liên quan đến đoàn kết tương trợ trong cuộc sống

II. CHUẨN BỊ

1. Học sinh

- Sách giáo khoa.

- Hệ thống tư liệu về kiến thức liên môn có liên quan đến chu đề đoàn kết, tương trợ.

2. Giáo viên

- Tranh ảnh liên quan

- Máy tính và máy chiếu phục vụ cho quá trình tổ chức dạy học.

- Chuẩn kiến thức kĩ năng.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 - Phương pháp trực quan

 - Phương pháp thuyết trình

 - Phương pháp thảo luận nhóm

 - Phương pháp trò chơi

 IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (nếu có)

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG

(năng lực sáng tạo)

a. Mục tiêu

Tạo tâm thế tiếp nhận bài học của học sinh về phẩm chất đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống

b. Phương thức thực hiện

- Gv lần lượt chiếu lên màn hình những bức tranh và tổ chức cho HS khai thác, tìm hiểu nội dung để kết nối với chủ đề của bài học:

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Description: TV1

Description: TV2

- Quan sát và miêu tả nội dung hoạt động của các hình ảnh trên?

- HS quan sát tranh và trả lời những câu hỏi của GV.

+ Bức tranh 1. Lũ kiến cùng đưa mồi về tổ

+ Bức tranh 2. Bầy ong hợp lực với nhau để xua đuổi cáo.

- GV nhận xét, đánh giá về kết quả trả lời của HS:

+ Bức tranh 1. Lũ kiến đang phối hợp với nhau trong quá trình kiếm mồi và đưa mồi về tổ để làm của chung.

+ Bức tranh 2. Một con cáo đang trèo lên cây để lấy mật ong nhưng bị bầy ong hợp lực với nhau để xua đuổi cáo.

- Gv chốt ý  và dẫn dắt vào chủ đề bài học.

Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

(năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực xử lý tình huống)

1. Tìm hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ?

a. Mục tiêu

HS hiểu được khái niệm đoàn kết, tương trợ.

b. Phương thức thực hiện

 GV chiếu lại bức tranh ở phần 1 và đặt câu hỏi để dẫn dắt:

   Thông qua việc quan sát bức tranh và cho biết những con người đã có những hành động gì để giúp đỡ, tương trợ nhau trong cuộc sống ?

- HS quan sát và trả lời câu hỏi dưới sự gợi mở của GV

1. Các chú bộ đội cứu trợ hàng hóa cho bà con ở vùng lũ lụt.

2. Mọi người đang giúp đỡ nhau chuyển đồ đạc khi bão lũ đến.

 

- Gv chốt ý, giảng mở rộng.

1. Các chú bộ đội cứu trợ hàng hóa cho bà con ở vùng lũ lụt.

2. Mọi người đang giúp đỡ nhau chuyển đồ đạc khi bão lũ đến.

3. Một em bé dắt một bà cụ già qua đường.

4. Một em học sinh cõng bạn đi học. 

- Thế nào là đoàn kết, tương trợ?

GV nhận xét, chốt ý, đánh giá về kết quả hoạt động của HS.

2. Biểu hiện của đoàn kết, tương trợ

a. Mục tiêu 

HS nhận biết được những biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong học tập và cuộc sống của mình.

b. Phương thức thực hiện

Hãy nhớ lại tên một bài hát mà em đã từng học về chủ đề đoàn kết bạn bè trong lớp học?

- GV bật nhạc bài hát “Lớp chúng ta kết đoàn” (sáng tác: Mộng Lân) và bắt nhịp để cả lớp cùng hát theo. Sau đó tổ chức thảo luận theo bàn để tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của bài hát.

+ Tập thể lớp trong bài hát trên là một lớp học như thế nào ?

+ Các thành viên trong lớp đã làm gì để tạo nên một lớp học như thế?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Thế nào là đoàn kết, tương trợ?

 

 

 

 

 

 

 

 

Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

2. Biểu hiện của đoàn kết, tương trợ.

 

 

 

 

 

 

 

 


+ Lớp chúng ta có vui như vậy không ?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu như lớp học không yêu thương, chia sẻ và đoàn kết ?

- Hs thực hiện thảo luận theo bàn.

- HS trình bày kết quả thảo luận

+ Tập thể rất vui

+ Quý mến lẫn nhau

+ Vui vì bạn bè trong lớp cũng  quý mến, giúp đỡ nhau cùng học chăm ngoan.

- GV đánh giá các câu trả lời của các nhóm. Chốt ý, giảng mở rộng.

+Đó là một tập thể rất vui, đầy tình thân mến và rộn vang tiếng cười.

+ Quý mến lẫn nhau, cùng thi đua học chăm để tiến bộ, luôn giữ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau để luôn là con ngoan trò giỏi.

+ Vui vì lớp học cũng kết đoàn, rộn vang tiếng cười, bạn bè trong lớp cũng  quý mến, giúp đỡ nhau cùng học chăm ngoan.

+ Nếu không không yêu thương, chia sẻ và đoàn kết thì:

    Cuộc sống rất buồn bã, cô đơn.

    Không có ai giúp đỡ khi ta gặp khó khăn.

- Đoàn kết tương trợ có những biểu hiện cơ bản nào?

-HS trả lời.

- GV chốt ý nội dung chính xác.

3. Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ.

a. Mục tiêu

HS hiểu được vai trò, ý nghĩa quan trọng của ĐK,TT đối với cá nhân cũng như cộng đồng xã hội.

b. Phương thức thực hiện

- Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm  4 HS, phân công vị trí chỗ ngồi, cử nhóm trưởng, thư kí.

Phát cho các nhóm phiếu học tập (xem phụ lục 2) và tổ chức, điều hành các nhóm thảo luận

Câu 1: Hãy cho biết tên của sự kiện lịch sử được minh họa bởi bức tranh sau. Hãy kể lại sự kiện lịch sử đó và cho biết ý nghĩa của nó.

Description: HN Dien Hong (FILEminimizer)

Câu 2: Hãy xem bộ phim “Chim sẻ và kiến”, tóm tắt nội dung câu chuyện và cho biết thông điệp mà bộ phim muốn nhắn gửi đến tất cả chúng ta là gì ?

Description: Chim se va kien (FILEminimizer)

- HS làm việc theo nhóm để thảo luận về các câu hỏi của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Luôn quan tâm, chia sẻ với bạn khi bạn gặp khó khan.

-Hợp tác, hỗ trợ nhau làm việc…

 

 

 

 

3. Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


- HS trình bày kết quả thảo luận, góp ý, bổ sung kết quả

Câu 1: Bức tranh trên đã minh họa cho sự kiện lịch sử “Hội nghị Diên Hồng” diễn ra vào năm 1285.

Câu 2: Ý nghĩa của sự kiện: Hội nghị Diên Hồng đã cho thấy sự đoàn kết toàn dân tộc

- GV đánh giá những kết quả của HS khi làm việc theo nhóm.  Chốt ý:

Câu 1: Bức tranh trên đã minh họa cho sự kiện lịch sử “Hội nghị Diên Hồng” diễn ra vào năm 1285.

Câu 2: Ý nghĩa: sự đoàn kết toàn dân tộc và chính tinh thần đoàn kết, tương trợ đó đã giúp nước ta giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Mông Nguyên.

Thông điệp: người nào biết sống đoàn kết, yêu thương và hợp tác với người xung quanh sẽ gặt hái thành công; ngược lại, ai sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết đến mình thì sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống.

- Đoàn kết tương trợ mang lại cho chúng ta những ý nghĩa nào?

- HS suy nghĩ trả lời theo cá nhân. Bổ sung câu trả lời.

- GV chốt nội dung chính xác.

Hoạt động 3. LUYỆN TẬP

(năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ)

a. Mục tiêu

HS thấy được giá trị của đoàn kết tương trợ trong cuộc sống qua tục ngữ, ca dao

b. Phương thức thực hiện

- Từ nội dung và ý nghĩa của các câu chuyện và bộ phim, em thử tìm kiếm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn thể hiện tầm quan trọng của đoàn kết, hợp tác, tương trợ trong cuộc sống

- HS trả lời, tranh luận, bổ sung.

+ Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

- GV tổng kết

+ Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

+ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công” (Hồ Chí Minh) (Giáo dục lồng ghép Tư tưởng HCM)

- Em hãy chọn và nêu ý nghĩa của một câu ca dao (tục ngữ) em yêu thích nhất

GV nhận xét kết quả làm việc của học sinh

Hoạt động 4: VẬN DỤNG  - TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

(năng lực xử lý tình huống)

a. Mục tiêu

  Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn liên quan đến tinh thần đoàn kết, tương trợ.

     Phát huy tinh thần tự học, tìm tòi các vấn đề liên quan nội dung bài học

b. Phương thức thực hiện

- GV nêu  tình huống

Trong buổi kiểm tra một tiết môn GDCD, Thanh không học bài liền nhờ Nam chỉ bài nhưng Nam không đồng ý. Thanh liền trách Nam không có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn

Em có đồng ý với suy nghĩ của Thanh hay không? Tại sao?

- HS nghiên cứu, trả lời câu hỏi:

Không đồng ý với suy nghĩ của Thanh, vì nếu giúp thì Thanh sẽ tiếp tục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập và được mọi người yêu mến.

- Giúp tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn.

  - Là truyền thống quý báu của dân tộc ta.


ỷ lại, lần sau không học bài;

- GV tổng kết kết quả thảo luận, gợi ý bổ sung

Không đồng ý với cách lập luận của Thanh, vì nếu giúp thì Thanh sẽ tiếp tục ỷ lại, lần sau không học bài; như thế là vi phạm quy định trong buổi kiểm tra; Nếu Nam giúp Thanh cũng có nghĩa là hại Thanh

- Sưu tầm  những tấm gương thể hiện sự đoàn kết, tương trợ qua các thời kì giữ nước và dựng nước của nhân dân ta.

- Đọc nội dung bài

- GV tổng kết, đánh giá.

 

 V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

  1.                          Hướng dẫn chuẩn bị bài mới.

 

               - Đọc trước bài: Khoan dung

               - Sưu tầm một số  tấm gương về  lòng khoan dung

 

V. RÚT KINH NGHIỆM

nguon VI OLET