Ngày soạn: 09/11/ 2018
Tiết 12 Dạy học theo chủ đề
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
Thời lượng 2 tiết

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ nhận thức là gì? Thực tiễn là gì.
- Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính; Nêu được ví dụ về các dạng hoạt động của thực tiễn, về vai trò của thực tiễn.
- Vận dụng được những kiến thức về nhận thức, về thực tiễn vào đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi.
3. Thái độ:
- Luôn coi trọng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và đời sống xã hội. Có ý thức tham gia các hoạt động thực tiễn, tránh lý thuyết suông.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung:
+ Tự học tập, tự tìm hiểu về NTN là nhận thức, NTN là thực tiễn
+ Năng lực vận dụng với thực tiễn cuộc sống
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực tiếp cận và khai thác công nghệ thông tin
+ Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tự nhận thức và hiểu rõ về bản chất của nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
+ Luôn gắn lí luận với thức tiễn cuộc sống; nhà trường với xã hội.

II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH

Nội
Dung
Nhận biết
(Mô tả mức độ cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng
(Mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng
Cao
(Mô tả mức độ cần đạt)

Thế nào là nhận thức; Hai giai đoạn của nhận thức
 Nhận biết được NTN là nhận thức? Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Hiểu rõ bản chất của nhận thức bằng việc quan sát thông tin, hình ảnh…

- Lấy được ví dụ về các giai đoạn của nhận thức.
- Từ đó phát hiện ưu và hạn chế của hai giai đoạn này.

Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.

Hiểu rõ: Nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính là một bước chuyển về chất trong quá trình nhận thức. Nhờ đó con người hiểu được bản chất sự vật, hiện tượng và từng bước cải tạo thế giới khách quan.
- Lấy được ví dụ: Giai đoạn nhận thức cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức cao hơn, phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng sâu sắc và toàn diện hơn


Thực tiễn là gì? Các hình thức hoạt động thực tiễn.
Khái niệm thực tiễn




Lấy được các ví dụ về các hình thức hoạt động thực tiễn.








.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Biết được thực tiễn là cơ sở của nhận thức ; Là động lực của nhận thức ; Là tiêu chẩn của chân lý.

Lấy được các ví dụ để chứng minh vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Rút ra được bài học cho bản thân trong quá trình nhận thức và cải tạo thực tiễn.


III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nhận biết:
Hiểu như thế nào là nhận thức cảm tính ?
Hiểu như thế nào là nhận thức lý tính ?
Vậy nhận thức là gì ?
2. Thông hiểu:
Em hãy nêu nhận thức của em về trường THPT Đặng Thúc Hứa thông qua một số hình ảnh sau ( Đưa ra thông qua máy chiếu 6 bức tranh về trường)
Em có nhận thức gì về lịch sử của nhà trường, những thành tích của nhà trường thông qua các số liệu sau.
3.Vận dụng: Quan sát hình ảnh qua đó hãy phân loại theo vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ( 8 bức tranh thông qua máy chiếu có mội dung về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, yêu cầu HS phân loại thành 4 nhóm)
4. Vận dụng cao: Viết bài thu hoạch : Qua thực tiễn học tập của bản thân em hãy chứng minh về câu nói của Bác Hồ : “Lý luận không gắn với thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn không gắn với lý luận là thực tiễn mù quáng”.

IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
NỘI DUNG
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
THỜI LƯỢNG
THỜI ĐIỂM
THIẾT BỊ DẠY HỌC; HỌC LIỆU
GHI CHÚ

THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
nguon VI OLET