Kế hoạch bài học môn Vật lí 6

Tuần 6-tiết 6

Ngày dạy :

 

BÀI : TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC

 

1.MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS hiểu: sơ lược về kết quả tác dụng của lực khi giương cung. 

- HS biết : được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.

- HS hiểu : được các kết quả khi tác dụng lực.

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: việc tìm một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.

- HS thực hiện thành thạo : tìm các thí nghiệm và sử dụng thuật ngữ vật lí.

1.3. Thái độ :

- Thói quen : HS nghiêm túc, tập trung hoạt động nhóm.

- Tính cách : biết tìm tòi những ví dụ gặp trong cuộc sống.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Vật bị biến dạng khi chịu tác dụng lực.

- Vật bị thay đổi chuyển động khi chịu tác dụng lực.

- Hai kết quả cùng một lúc trên cùng một vật.

3.CHUẨN BỊ:

Nhóm HS: 

- Một chiếc xe lăn, 01 máng nghiêng.

- Một lo xo, một lò xo lá tròn.

- Một viên bi, một sợi dây.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1. Ổn định, điểm diện

4.2. Kiểm tra miệng:

? Xác định phương và chiều của lực do một người tác dụng lên hòn đá để nâng hòn đá lên khỏi mặt đất? (4đ)

? Thế nào hai lực cân bằng? Cho ví dụ minh họa? (6đ)

Đáp án: lực của người đó tác dụng lên hòn đá có phương thẳng đứng và có chiều từ dưới lên trên. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau,cùng tác dụng lên một vật cùng phương nhưng ngược chiều

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(2p)

Mục tiêu: HS hiểu sơ lược về kết quả tác dụng của lực khi giương cung.

 

GV nêu vấn đề :Thực tế ta không nhìn thấy lực mà chỉ thấy tác dụng của nó mà thôi.

Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 22: dưới tác dụng của lực, chiếc cung đã được giương lên.

HS: Quan sát hình vẽ để phân biệt sự khác nhau của dây cung trong cả hai hình vẽ SGK

Hoạt động 2: Tìm hiểu những hiện tượng xảy ra khi có lực tác dụng (10p)

Mục tiêu: HS biết được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó và một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.

GV :

Hướng dẫn học sinh đọc SGK.

Chú ý: Vật chuyển động nhanh lên có nghĩa là vận tốc (tốc độ) của vật nhanh dần theo thời gian, và ngược lại là vận tốc vật giảm dần theo thời gian, quá trình này được gọi chung là quá trình làm biến đổi chuyển động của vật. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ví dụ minh họa.

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

Giáo viên cần  uốn nắn cho học sinh các câu trả lời.

GV :

Yêu cầu HS hãy quan sát hình dạng của dây cung trong hai hình vẽ, ta thấy hình dạng  của dây cung trong hình thứ nhất đã bị thay đổi hình dạng so với hình dạng ban đâu của nó.

YCHS trả lời C2

Hoạt động 3: Nghiên cứu những kết quả tác dụng của lực.(15p)

Mục tiêu: HS hiểu được các kết quả khi tác dụng lực.

 

GV:

Hướng dẫn HS làm thí nghiệm và nhận xét. Chú ý định hướng cho HS thấy được sự biến đổi của chuyển động hoặc sự biến dạng của vật.

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, làm các thí nghiệm C3, C4, C5, C6 (SGK), quan sát , nhận xét.

- Cá nhân chọn từ thích hợp điền vào chổ trống. C7, C8.

- Thảo luận thống nhất ý kiến.

GV: Chốt lại các câu trên và cho HS ghi vở.

GV:

Tổ chức hợp thức hoá các từ mà HS đã chọn để điền vào các chổ trống trong câu C7, C8.

HS :

Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu (câu C7 và C8).

GV Uốn nắn cho học sinh sử dụng chính xác các thuật ngữ của các em.

Hoạt động 4: Vận dụng (7p)

GV: cho học sinh trả lời các câu hỏi C9 đến C11 trong SGK.

HS: suy nghĩ và đưa ra các thí dụ theo yêu cầu của SGK.

 

 

I.NHỮNG HIỆN TƯỢNG CẦN CHÚ Ý QUAN SÁT KHI CÓ LỰC TÁC DỤNG

1. Những sự biến đổi của chuyển động:

- Vật đang chuyển động, bị dừng lại.

VD: Thủ môn bắt bóng: quả bóng đang chuyển động sẽ dừng lại.

- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.

VD: Lực đẩy làm chiếc xe chuyển động.

- Vật chuyển động nhanh lên.

VD: Tăng ga cho xe máy chạy nhanh lên.

- Vật chuyển động chậm lại.

VD: Phanh hãm.

-         Vật đang chuyển động theo hướng này, ống chuyển động sang hướng khác.

2. Những sự biến dạng:

Đó là những sự thay đổi hình dạng của một vật.

Thí dụ: Lò xo bị kéo dãn, dây cung được dương lên.

C2: Học sinh tự đưa ra câu trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.nhỮng kẾt quẢ tác dỤng cỦa lỰc

1. Thí nghiệm:

C3. Lò xo bung ra và đẩy xe ra xa.

C4. Dưới tác dụng lực của tay, xe đang chuyển động đột ngột dừng lại.

C5. Lò xo lá tròn đã làm cho hòn bi chuyển động sang hướng khác.

C6. Khi ép hai đầu lò xo, hình dạng của lò xo bị thay đổi (biến dạng).

2. Rút ra kết luận:

C7: a. Lực đẩy mà lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn đã làm biến đổi chuyển động của xe.

b. Lực đẩy mà tay ta (thông qua sợi dây) tác dụng lên xe lăn đã làm biến đổi chuyển động của xe.

c. Lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi đã làm biến đổi chuyển động của hòn bi.

c. Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm biến dạng lò xo.

C8: Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm biến đổi chuyển động vật B hoặc làm biến dạng vật B. Hai kết quả này cũng có thể cùng xảy ra.

  1. VẬN DỤNG

C9- Sự va chạm của 2 hòn bi. Cầu thủ đá bóng. Lực đẩy nâng cánh diều.

C10- Quả bóng cao su bị méo khi có lực tác dụng. Sợi dây bị kéo căng. Cánh cung biến dạng khi dây cung được dương lên.

C11- Cánh cung biến dạng khi dây cung được dương lên.

 

 

4.4. Tổng kết :

- Yêu cầu HS thực hiện các câu 7.1, 7.2  SBTVL6?

Bài tập 7.1 và 7.2

- Lực gây ra các tác dụng gì? Cho ví dụ.

Tahy đổi chuyển động và biến dạng.

- Cho 3 ví dụ về lực tác dụng gây ra biến đổi chuyển động và biến dạng?

vật dang đứng yên bổng chuyển động, vật dang chuyển động thì chuyển động chậm lại, đồ bôi bảng bị bóp méo...

- Đọc nội dung ghi nhớ của bài học.

4.5. Hướng dẫn học tập :

ĐỐI VỚI TIẾT NÀY :

- Học bài theo nội dung ghi nhớ của bài học và SGK.

- Tìm thêm một số ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng, chuyển động?.

- Xem nội dung “có thể em chưa biết”.

- Làm các bài tập từ 7.2 - 7.4  ở SBTVL6.

ĐỐI VỚI TIẾT SAU :

- Chuẩn bị bài học mới : « Trọng lực, đơn vị lực » và chú ý lực hút của trái đất có đặc điểm gì .

                                                                                                    GV: Nguyễn Thị Thơm

nguon VI OLET