Ngày soạn: 8/ 10/ 2014

Ngày dạy: 17/ 10/ 2014

Tiết 8: Cấu tạo và tính chất của xương

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được cấu tạo chung của một bộ xương dài, từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.

- Xác định được thành phần hóa học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương.

2. Kỹ năng:

- Quan sát tranh, mẫu vật, thí nghiệm tìm ra kiến thức.

- Tiến hành thí nghiệm đơn giản trong giờ học lí thuyết.

- Hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Ý thức bảo vệ xương, liên hệ với thức ăn lứa tuổi học sinh.

II- Đồ dùng dạy- học

1. Giáo viên:

Panh, đèn cồn, cốc đựng dung dịch HCL 10%, giá thí nghiệm treo xương, đĩa cân đựng các quả cân, khay đựng mẫu, bật lửa, máy chiếu, cốc nước.

2. Học sinh:

Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 xương ống lợn còn nguyên, 1 xương ống lợn cưa ngang, xương đùi ếch, gang tay giấy bóng.

 

 

III- Hoạt động dạy- học

1. Ổn định tổ chức (1 phút). Giáo viên giới thiệu thầy cô giáo và học sinh tham dự tiết học.

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) Giáo viên chiếu hình ảnh khớp đầu gối yêu cầu học sinh quan sát trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: a, xương đùi, xương bánh chè, xương chày thuộc loại xương nào?

b, Lên chỉ và chú thích phần còn thiếu trên tranh.

3. Bài mới

Đặt vấn đề: Giáo viên biểu diễn thí nghiệm trước lớp: đặt các quả cân vào đĩa cân, treo đĩa cân vào giữa một chiếc xương dài đang treo ngang ở giá thí nghiệm. Giáo viên lần lượt đặt các quả cân lên đĩa cân và thông báo khối lượng mà xương phải chịu đựng. Vì sao xương bền chắc như vậy?

Hoạt động 1: (15 phút) Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của xương

Mục tiêu: học sinh chỉ ra cấu tạo của xương và chức năng của nó

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Nội dung

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh hình 8-1, 8-2 kết hợp với mẫu vật và thông tin phần 1, thảo luận nhóm.

Trình bày cấu tạo của xương dài dưới dạng sơ đồ?

 

 

 

 

 

Em hãy dự đoán chức năng từng phần của xương dài?

Xương dài hình ống, nan xương ở đầu xếp hình vòng cung có ý nghĩa gì với chức năng nâng đỡ của xương?

 

 

 

 

 

 

Với cấu tạo hình trụ rỗng, phần đầu có các nan xương hình vòng cung giúp các em liên tưởng tới kiến trúc nào trong đời sống?

Giáo viên đưa thêm thông tin: Cấu trúc của xương dài được ứng dụng trong xây dựng ngoài chức năng thẩm mĩ còn đảm bảo bền vững và tiết kiệm vật liệu.

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ cấu tạo xương ngắn.

Xương ngắn và xương dẹt khác xương dài như thế nào?

Giáo viên: xương ngắn và xương dẹt ngoài cùng có lớp màng xương như xương dài. Đây là lớp màng mỏng không thể nhìn thấy khi chụp X quang mà chỉ nhìn thấy khi siêu âm hoặc chụp cộng hưởng nên các em không quan sát được qua hình 8-3.

 

Chức năng chủ yếu của xương ngắn và xương dẹt?

 

-         học sinh quan sát hình vẽ, mẫu vật thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận dưới dạng sơ đồ.

-         Học sinh  nhận xét chéo kết quả các nhóm.

-         Một học sinh giới thiệu cấu tạo xương dài trên mẫu vật và trên hình vẽ.

-         Học sinh dựa vào bảng 8-1 trình bày.

-         Học sinh nêu được: thân xương hình ống có tác dụng làm cho xương nhẹ và vững chắc, nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực.

 

-         Học sinh nêu được: trụ cầu, vòm nhà thờ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-         Học sinh quan sát hình cấu tạo xương ngắn

-         Học sinh nêu được: xương ngắn không có cấu tạo hình ống, ngoài là mô xương cứng, trong là mô xương xốp.

 

 

 

 

 

 

 

 

-         Xương ngắn chủ yếu chứa tủy đỏ

I- Cấu tạo của xương.

1. cấu tạo xương dài

 

Sơ đồ của học sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. chức năng của xương dài

Bảng 8-1 SGK trang 29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt.

 

-         Màng xương

-         Mô xương cứng

-         Mô xương xốp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: (12 phút) Tìm hiểu thành phần hóa học  và tính chất của xương

Mục tiêu: Qua thí nghiệm học sinh rút ra thành phần hóa học và tính chất của xương

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Nội dung

Yêu cầu học sinh đọc cách tiến hành 2 thí nghiệm và làm đồng thời 2 thí nghiệm.

 

 

Nêu hiện tượng trong 2 thí nghiệm?

Giáo viên giải thích: có bọt khí trong cốc chứng tỏ hợp chất vô cơ trong xương hòa tan vào axít tạo ra khí. Khi hợp chất vô cơ trong xương bị hòa tan hết trong axít uốn thấy xương mền.

Mùi khét khi đốt xương đùi  ếch chứng tỏ điều gì?

Qua 2 thí nghiệm rút ra kết luận gì về thành phần và tính chất của xương?

Giải thích vì sao xương hầm lâu thì bở?

-         Học sinh trong nhóm làm đồng thời 2 thí nghiệm nêu được hiện tượng trong 2 thí nghiệm:

-         Thí nghiệm 1: có bọt khí trong cốc, uốn thấy xương mềm

-         Thí nghiệm 2: có mùi khét khi đốt, bóp nhẹ xương vụn thành tro.

 

 

-         chất hữu cơ trong xương cháy có mùi khét

 

 

 

 

Do chất hữu cơ trong xương bị phân hủy làm mất đi sự liên kết của chất vô cơ nên xương bở

II-  Thành phần hóa học và tính chất của xương.

-         Thành phần:

+ Chất vô cơ làm cho xương bền chắc.

+ Chất hữu cơ làm cho xương mềm dẻo.

 

Hoạt động 3: (7 phút) Tìm hiểu sự to ra và dài ra của xương

Mục tiêu: học sinh thấy được xương to ra nhờ màng xương, xương dài ra nhờ tế bào sụn tăng trưởng.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Nội dung

Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông  tin phần II SGK trang 29

Xương to ra nhờ đâu?

 

 

Yêu cầu học sinh quan sát hình 8.5 SGK trang 30

 

Xương dài ra nhờ đâu?

 

 

 

-         Học sinh nghiên cứu thông tin

 

-         Xương to ra nhờ tế bào màng xương phân chia.

 

-         Học sinh quan sát hình vẽ

 

-         Xương dài ra nhờ sự phân chia tế bào lớp sụn tang trưởng.

III- Sự to ra và dài ra của xương

-         Xương to ra nhờ tế bào màng xương phân chia

 

 

 

 

nguon VI OLET