CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT
BÀI 8: SỰ ĐA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT.
TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Nêu được sự đa dạng của chất.
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể rắn, lỏng, khí thông qua quan sát.
- Đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
- Nêu được một số tính chất của chất.
- Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc.
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, bay hơi, sôi, đông đặc, ngưng tụ.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung:
- NL tự học và tự chủ: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh và tìm hiểu trước các thí nghiệm có trong bài học, tìm hiểu về sự đa dạng của chất dựa vào kiến thức tự học của bản thân với đời sống.
- NL giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về tính chất của chaats, các quá trình chuyển đổi thể của chất; hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, bay hơi, sôi, đông đặc, ngưng tụ.
2.2. Năng lực KHTN
-Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể rắn, lỏng, khí thông qua quan sát.
+ Nêu được một số tính chất của chất.
+ Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự
đông đặc.
+ Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, bay hơi, sôi, đông đặc, ngưng tụ.
- Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:
+ Đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
2. Phẩm chất:
- Ham học: tìm tòi, đọc sách và quan sát xung quanh, có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các hiện tượng trong đời sống.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về các trạng thái của chất, tính chất của chất và sự biến đổi chất.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Phấn, bảng, máy chiếu
- Học liệu: Giấy:
+ SGK
+ Điện tử: giáo án ppt, video clip.
- Mỗi nhóm HS:
+ Bộ TN để đo nhiệt độ sôi của nước: giá TN, đèn cồn, bật lửa, bình cầu, nước cất, nhiệt kế, ống thủy tinh chữ l, nút cao su.
+ Bộ TN tìm hiểu tính tan: 2 cốc nước, dầu ăn, muối, đũa.
+ Bộ TN đun nóng đường: bát sứ, đường, giá TN, đèn cồn, bật lửa.
+ Bộ TN làm nóng chảy nến: bát sứ, nến, giá TN, đèn cồn, bật lửa.
+ Bộ TN đun sôi và làm lạnh nước: cốc thủy tinh chứa nước, giá TN, đèn cồn, bật lửa, bình cầu chứa nước lạnh.
- Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động: Giới thiệu về chất(8 phút)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh phân biệt khái niệm vật thể, chất và thể.
- Giới thiệu những mục tiêu kiến thức cụ thể của bài học: sự đa dạng của chất, các thể của chất, tính chất của chất, sự chuyển thể của chất.
b) Nội dung:
- Học sinh hoạt động theo nhóm, quan sát video và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên áp dụng kỹ thuật dạy học KWL, tổ chức hoạt động khởi động cho học sinh.
- Câu hỏi:
+ Bạn quan sát được những gì trong đoạn video trên.
+ Chúng được tạo nên từ những chất nào (Know)
+ Em muốn biết thêm những
nguon VI OLET