Tiết 25 - Bài 8:

PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN (Tiết 1)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

2. Về kĩ năng

 Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật..

3. Về thái độ

Có ý thức thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình và tôn trọng các quyền đó của người khác.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

a, Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, Các phiếu học tập, các tình huống liên quan đến nội dung bài học, máy chiếu, máy tính hoặc bảng phụ...

b, Chuẩn bị của HS: SGK, bút, vở, học bài cũ, Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài mới trên cơ sở giáo viên giao cho chuẩn bị trước ở nhà.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :

- Hoạt động nhóm  thông qua các phiếu học tập.

- Xử lí tình huống.

-  Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề

- Thảo luận lớp

- Đàm thoại.

- Minh họa thông qua một số hình ảnh.

         IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 

1,  Kiểm tra bài cũ( 5 phút)

Câu hỏi : Thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân ? Cho ví dụ.

2, Dạy học nội dung bài mới:

TG

Hoạt động của GV -  HS

Nội dung kiến thức cần đạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về quyền học tập của công dân.

- GV đặt vấn đề : Học tập là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người, mỗi gia đình và đối với toàn xã hội. Học tập là một trong các quyền cơ bản của công dân.

? Tại sao học tập lại được coi là quyền cơ bản của công dân ?

- HS suy nghĩ trả lời

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận :

Vì cũng giống như các quyền cơ bản khác của công dân, quyền học tập trước tiên được quy định trong Hiến pháp.Tuy nhiên, Hiến pháp không quy định cụ thể quyền này mà chỉ quy định một cách chung nhất, ở dạng nguyên tắc.

? Em hiểu quyền học tập là gì ? Vì sao cần phải học tập ?

- HS suy nghĩ trả lời

- GV nhận xét, rút ra khái niệm về quyền học tập của công dân :

 

* Tích hợp kĩ năng sống : Rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác tìm hiểu nội dung quyền học tập của công dân.

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.(GV sử dụng phiếu học tập )

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao câu hỏi cho các nhóm. GV yêu cầu các nhóm học sinh xử lí các tình huống mà GV giao cho trên cơ sở giáo viên đã ghi tình huống trong các phiếu học tập.

Nhóm 1+ 4 (phiếu học tập số 1): Xử lí tình huống :

Thắng chẳng may bị bệnh và liệt hai chân từ năm 3 tuổi. Năm nay, đã 8 tuổi mà Thắng vẫn chưa được đến trường. Vì mẹ Thắng cho rằng, Thắng có học cũng không có ích gì, mà tàn tật như vậy chắc chẳng có trường nào nhận vào học.

    Em có tán thành ý kiến của mẹ Thắng không ? Vì sao ?

Nhóm 2(phiếu học tập số 2) Xử lí tình huống

Sau khi tốt nghiệp THCS, cả hai chị em Hiền và Tú cùng có nguyện vọng vào học lớp 10 THPT. Nhưng vì gia đình khó khăn nên bố Hiền quyết định : Tú là con trai nên cần tiếp tục đi học. Còn Hiền là con gái có học cao cũng chỉ làm ruộng và đi lấy chồng như những đứa con gái làng này nên ở nhà để đỡ đần cha mẹ.

  Em có tán thành ý kiến của bố Hiền không ? Vì sao ?

Nhóm 3(phiếu học tập số 3): Xử lí tình huống

Thành là một thanh niên dân tộc thiểu số ở miền núi vừa tốt nghiệp THPT. Thành rất yêu thích hội họa và có chút năng khiếu nên muốn thi vào hệ chính quy của một trường Đại học Mĩ Thuật. Nhưng vì gia đình khó khăn nên anh không thể thực hiện ước mơ của mình. Thành dự định về Hà Nội kiếm việc làm để sống và phụ giúp gia đình, sau đó sẽ ôn luyện thi vào hệ tại chức của trường Đại học Mĩ thuật để học và trở thành họa sĩ. Một người bạn khuyên Thành : ở lại quê hương mà làm ruộng, mình là người dân tộc, lại là nông dân làm sao trở thành họa sĩ được mà học mĩ thuật. Khó khăn này biết bao giờ mới đi thi và học được.

  Em có suy nghĩ gì về ý kiến của bạn Thành ?

-         HS các nhóm trao đổi thảo luận

-         GV hướng dẫn HS thảo luận

-         HS cử đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.

-         HS các nhóm khác bổ sung nội dung.

-         GV nhận xét chung và chiếu đáp án về từng tình huống lên màn chiếu và HS tự đối chiếu kết quả. Sau đó GV rút ra kết luận về nội dung quyền học tập bằng bảng kẻ sẵn :

-         GV yêu cầu HS lấy các VD tương ứng với các nội dung.

-         GV giới  thiệu cho HS Điều 59 – Hiến pháp năm 1992 quy định về quyền học tập của công dân.

-         GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về việc thực hiện quyền học tập của công dân.

 

 ? Em hãy kể một tấm gương thực hiện tốt quyền học tập ở trường, lớp mà em biết ?

? Em hãy tự đánh giá việc thực hiện quyền học tập của bản thân em ?

? Em dự định sẽ tiếp tục thực hiện quyền học tập của mình như thế nào sau khi tốt nghiệp THPT ?

- HS suy nghĩ trả lời

- GV định hướng cho HS.

* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về quyền sáng tạo của công dân.

* Tích hợp kĩ năng sống: Rèn luyện các kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, bình luận, lắng nghe và phản hồi tích cực, hợp tác.

- GV nêu tình huống (Chiếu tình huống lên màn hình hoặc viết ra bảng phụ)

Tình huống :

    Anh Lâm là một nông dân nghèo, mới học hết lớp 9 nhưng thương cha mẹ vất vả trong việc làm bầu đất để ươm cây, anh mày mò chế tạo máy làm bầu đất. Thấy Lâm vất vả, cha anh nhiều lần can ngăn :

-         Mình là nông dân thì sáng tạo làm sao được. Thôi, dẹp đi con !

    Lâm vẫn kiên trì nghiên cứu và thử nghiệm, hơn 1 năm sau mới hoàn chỉnh xong chiếc máy và đặt tên cho nó là Tùng Lâm. Máy làm bầu đất của anh giúp giảm nhẹ vất vả trong việc làm bầu đất mà năng suất lại cao gấp 20 lần lao động thủ công. Lâm cho rằng đây là một sáng chế nên quyết định mang chiếc máy của mình đi đăng kí bản quyền sở hữu công nghiệp.

   Thấy vậy, cha anh e ngại : Ôi trời ! gọi là sáng chế thì máy phải hiện đại, phải do kĩ sư, tiến sĩ sáng tạo ra mới được cấp bản quyền sở hữu công nghiệp chứ. Mang nó đi làm gì cho mất công.

? Em có suy nghĩ gì về lời nói của cha anh Lâm ? Vì sao em nghĩ như vậy ?

- HS cả lớp thảo luận.

- GV ghi tóm tắt ý kiến của học sinh

- GV chính xác hóa đáp án trên màn chiếu.

? Em hãy nêu một vài VD khác về thực hiện quyền sáng tạo ?

? Em hiểu quyền sáng tạo của công dân là gì ?

- HS lấy VD, GV bổ sung

- GV chốt lại và yêu cầu HS học khái niệm trong ( SGK- 85).

- GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về việc thực hiện quyền sáng tạo của công dân.

 

? Quyền sáng tạo của công dân bao gồm những nội dung nào ?

 

? Theo em, học sinh THPT có được hưởng quyền sáng tạo không ? Học sinh có thể thực hiện quyền sáng tạo này như thế nào ?

- HS suy nghĩ trả lời

- GV chốt lại, định hướng cho HS.

* Tích hợp giáo dục pháp luật :

? Theo em, trong tình huống ở trên nếu sáng chế của anh Lâm được cấp bản quyền sở hữu công nghiệp nhưng có người lấy mẫu sáng chế của anh, chế tạo ra những chiếc máy và đặt tên khác thì việc làm của người đó có vi phạm pháp luật không ?

? Trong tình huống đó anh Lâm cần làm gì ? Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy ?

- HS suy nghĩ trả lời

- GV chính xác hóa các câu trả lời của HS.

- GV giới thiệu cho HS Điều 60 – Hiến pháp 1992 về việc Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

? Em hãy kể một vài tấm gương thể hiện được sự phát huy quyền sáng tạo của công dân mà em biết ở trường, ở lớp, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng  ?

? Em hãy tự đánh giá việc thực hiện quyền sáng tạo của bản thân em ?

 - HS suy nghĩ trả lời

- GV chính xác hóa câu trả lời và định hướng cho HS.

* Tích hợp KNS : Rèn luyện kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thể hiện sự tự tin.

- GV cho HS xem một số tranh ảnh về bữa cơm đầy đủ chất của một gia đình, người dân vùng sâu, vùng xa được khám bệnh miễn phí, trẻ em được đi học...

? Những tranh ảnh vừa xem nói về vấn đề gì trong quyền được phát triển của công dân ?

- HS phát biểu

- GV nhận xét, chốt lại :

? Thế nào là quyền được phát triển của công dân ?Quyền được phát triển của công dân bao gồm những nội dung nào ? Em hãy nêu một vài VD.

 

 

 

 

 

 

 

- GV bổ sung thêm một số VD như : Học giỏi các bộ môn được tuyển chọn vào đội tuyển thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh.

? Liên hệ bản thân em em có được hưởng quyền này ko ? Cho VD cụ thể.

- HS tự liên hệ

- GV định hướng và kết luận tiết 1.

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

a, Quyền học tập của công dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học tập là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân, mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quyền học tập

Nội dung

Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế .

Từ tiểu học đến trung học, Đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật  về giáo dục , thông qua các kì thi tuyển sinh và xét tuyển.

Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào

Phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời

Quyền học tập này của công dân có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau.

Mọi công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Quyền này của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo,tín ngưỡng, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b, Quyền sáng tạo của công dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- ND : Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật ; các tác phẩm báo chí,các sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa và tạo ra các sản phẩm mang tính sáng tạo trong hoạt động khoa học, công nghệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c, Quyền được phát triển của công dân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khái niệm : Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong một môi trường tự nhiên và xã hội  có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thê chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức ; có mức sống đầy đủ về vật chất, được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe ; được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng.

- Nội dung :

+ Quyền của công dấn được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện, phù hợp với điều kiến kinh tế của đất nước.

+ Công dân có quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng.

3. Củng cố, luyện tập (5phút)

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài.

- GV tổ chức cho HS làm bài tập

- HS làm bài tập.GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng.

4, Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

- Về nhà học bài cũ, làm bài tập còn lại.

- Sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến quyền phát triển của công dân.

V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG:

 

nguon VI OLET