KẾ HOẠCH DẠY HỌC HOÁ HỌC LỚP: 12C3
TUẦN: 6(Từ ngày 18/10/2021 đến ngày 24/10/2021) TIẾT PPCT: 11,12

CHƯƠNG 3. AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN
BÀI 9. AMIN

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
* Hs biết:
Biết được:
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
- Đặc điểm cấu tạo phân tử , tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin.
Hiểu được:
- Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom trong nước.
2. Kĩ năng
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo.
- Quan sát mô hình, thí nghiệm,... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.
- Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin.
- Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hoá học.
- Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ chủ động, hợp tác.
- Có tinh thần làm việc nghiêm túc, sáng tạo, hăng hái trong học tập.
- Rèn luyện đức tính cần cù, tỉ mỉ cho học sinh.
4. Năng lực và phẩm chất có thể hình thành và phát triển cho học sinh
a. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học và tự chủ.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù môn Hóa học:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học.
+ Năng lực thực hành hóa học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn.
+ Năng lực tính toán.
b. Phẩm chất
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học
- Trung thực trong học tập, yêu khoa học.
- Có trách nhiệm với bản thân.
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
- Nhận biết được tầm được tầm quan trọng, vai trò của môn Hóa học trong cuộc sống, phục vụ đời sống con người.
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
1. Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
-Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp dạy học thuyết trình.
2. Kỹ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu), SGK.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Hệ thống câu hỏi cho bài học.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Bút mực viết bảng.
IV. Chuỗi các hoạt động học
1. Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu
- Huy động kiến thức đã học của HS, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán, khả năng trình bày trước đám đông cho học sinh.
b. Phương pháp và phương tiện sử dụng
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, dạy học nêu vấn đề, thuyết trình.
- Phương tiện: máy vi tính, ti vi.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- HS sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuật ngữ hóa học.
- GV hướng dẫn gợi mở để hoàn thành kiến thức.
d. Tổ chức hoạt động
- Gv giao nhiệm vụ
Chiếu một số hình ảnh cho học sinh quan sát
GV: Cá là nguồn thực phẩm giàu protein – một hợp phần chính trong thức ăn của con người và động vật.
Từ cá chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều loại món ăn ngon, bổ dưỡng. Trước khi chế biến các món ăn đó chúng ta phải khử mùi tanh của cá.
Tại sao cá lại có mùi tanh? Mùi tanh của cá là do hỗn hợp một số amin. Amin là gì? Cấu tạo và tính chất như thế nào?

- Hs thực hiện nhiệm vụ
Hs nghiên cứu và trả lời câu hỏi của GV.
- Báo cáo kết quả
HS trình bày câu hỏi của GV
- Gv nhận xét, đánh giá hoạt động:
+ Thông qua câu trả lời của học sinh, giáo viên biết được học sinh đã
nguon VI OLET