Tuần 9 Ngày soạn:
Tiết 17 Ngày dạy:



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được những nét chính vế tình hình kinh tế chính trị xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, nguyên nhân của tình hình đó.
- Hiểu rõ những vấn đề chủ yếu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
2. Kĩ năng
Bước đầu phân biệt khái niệm phái “Cấp tiến”, “Ôn hòa” và đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ .
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Từ thế kỉ XVI, các nước Phương Tây, đã nhòm ngó và tìm cách xâm lược Châu Á. Vậy thực dân Anh đã xâm lược Ấn Độ như thế nào? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đây phát triển ra sao? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học này
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh

 A. Khởi động
GV: Từ thế kỉ XVI, các nước Phương Tây, đã nhòm ngó và tìm cách xâm lược Châu Á. Vậy thực dân Anh đã xâm lược Ấn Độ như thế nào? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đây phát triển ra sao? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học này.
B. Hình thành kiến thức
I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh
- Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, nguyên nhân của tình hình đó.
? Em hãy cho biết Phương Tây bắt đầu xâm lược Ấn Độ vào thời gian nào.
- Thế kỉ XVI, Phương Tây đã từng bước xâm nhập vào Châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ.
- Thế kỉ XVIII Anh - Pháp tiến hành chinh phục đất đai của Ấn Độ:
+ 1756 chiến tranh Anh - Pháp xảy ra do mâu thuẫn → Anh giành thắng lợi.
+1763 Pháp kí hòa ước rút khỏi ảnh hưởng của mình trên trên lãnh thổ Ấn Độ và từ đây Anh thiết lập nền cai trị Ấn Độ
- GV: “Ấn Độ được xem như 1 viên ngọc nạm trên vương miện nữ hoàng Anh, là thuộc địa cung cấp cho Anh nguyên liệu, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hóa Anh”.
- GV: Nhìn vào bảng thống kê GV cho HS thảo luận:
Giá trị lương thực xuất khẩu
Số người chết đói

1840
858.000 livrơ
1825-1850
400.000

1858
3.800.000 livrơ
1850-1875
5.000.000

1901
9.300.000 livrơ
1875-1900
15.000.000

- Thảo luận: chia lớp thành 2 nhóm (thời gian 3 phút)
Câu 1: Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
- Số lượng lương thực xuất khẩu của Ấn Độ càng tăng qua từng năm.
- Chứng tỏ sự vơ vét bóc lộc của thực dân Anh là rất tàn bạo và dã man.
→ Ấn Độ trở thành thị trường cung cấp nguyên vật liệu của nước Anh.
Câu 2: Dựa vào bảng thống kê, em hãy chỉ ra những hậu quả từ chính sách cai trị của thực dân Anh với Ấn Độ? (tổ 2).
- Đời sống nhân dân Ấn Độ sống vô cùng khổ cực.
- Nạn đói xảy ra, người chết ngày càng tăng nhanh.
- Tích hợp môi trường: Việc vơ vét tài nguyên, ở các nước thuộc địa như chính sách vơ vét cạn kiệt lương thực của nhân dân Ấn Độ dẫn đến nạn đói xảy ra, chết chóc gây tổn thất to lớn cho nhân dân, điều này tác động nhiều đến môi trường sống.
- GV nhấn mạnh: Như vậy chúng ta thấy rằng số lượng lương thực xuất khẩu tăng lên thì số người chết đói cũng tăng hơn rất nhiều: trong khoảng 50 năm sản lương xuất khẩu tăng 10 lần thì số người chết đói tăng 37.5 lần.
 GV chốt lại:
- Giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh hoàn thành việc xâm lược Ấn Độ.
- Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của Anh (cung cấp lương thực, nguyên liệu).
- Trực tiếp cai trị Ấn Độ, với nhiều chính sách gây chia rẽ như: “Chia để
nguon VI OLET