Ngày soạn :
Giảng:………….Tiết: ……..sĩ số:…… … vắng:………………..

Chương II
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
Tiết 12. Bài 11
TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1908 – 1939)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm được quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ II của các nước tư bản.
+ Hiểu được sự thiết lập một trật tự thế giới mới theo hệ thống hoà ước Véc-xai-Oa-sinh-tơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững trắc.
+ Thấy rõ nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
2. Tư tưởng tình cảm
- Nhìn nhận khách quan về quá trình phát triển và bản chất của chủ nghĩa tư bản.
- Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới.
3. Kỹ năng
- Biết quan sát, khai thác bản đồ, tranh ảnh để phân tích và rút ra kết luận.
- Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện để rút ra con đường và nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
1. Gv- Lược đồ sự biến đổi bản đồ chính trị châu Âu 1914 – 1923.
- Một số tranh ảnh có liên quan.
- Tài liệu tham khảo.
2. Hv-Sgk và vở ghi
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu những nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới và tác động của chính sách Kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga?
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
* Hoạt động: Cả lớp và cá nhân
Kiến thức HS cần nắm

- Sau đó GV thông báo: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Véc-xai (1919 – 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để ký kết hoà ước và các Hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thường gọi là hệ thống Véc-sai – Oa-sinh-tơn.


GV hỏi: Với hệ thống hoà ước Véc-xai – Oa-sinh-tơn trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào? Em có nhận xét gì về tính chất của hệ thống này?
- HS thảo luận, trả lời. HS khác bổ sung.
- GV củng cố và chốt ý . Rõ ràng hệ thống Véc-sai – Oa-sinh-tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước Anh, Pháp, Mĩ, xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của nhiều quốc gia, dân tộc, gây nên những mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ các nước đế quốc.
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV dẫn: Trong điều kiện trật tự thế giới mới được thiết lập gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các đế quốc như vậy thì bản thân sự phát triển của các nước tư bản cũng thúc đẩy các mâu thuẫn đó ngày càng lên cao. Trước tiên là trong giai đoạn 1918 – 1923.

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV thông báo: Trong những năm 1929-1933 thế giới tư bản diễn ra một cuộc đại khủng hoảng kinh tế. Đât là một cuộc “Khủng hoảng thừa” kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất và gây nên những hậu quả chính trị, xã hội tai hại nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK và hỏi: Nguyên nhân nào dẫn tới khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
- HS đọc sách, trả lời: GV nhận xét, bổ sung: Trong những năm 1924-1929 các nước tư bản bước vào thời kỳ ổ định về chính trị, tăng trưởng nhanh về kinh tế. Tháng 10 – 1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933.

- GV hỏi: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã gây ra những hậu quả như thế nào? Tại sao cuộc khủng hoảng này lại dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới?
- HS thảo luận trả lời và bổ sung cho nhau.
- GV bổ sung phân tích và chốt ý.
+ Cuộc khủng hoảng lần này trước hết đã tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa.
+ Cuộc khủng hoảng này còn gây ra hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo
nguon VI OLET