Tiết 19

BÀI 9. CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ

VÀ LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

 

  1. Mục tiêu bài học
  1. Về kiến thức

-          Biết con người là chủ thể của lịch sử.

-          Hiểu được con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.

-          Chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội là do con người tạo ra.

-          Tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của quê hương, đất nước và nhân loại.

  1. Về kỹ năng

-          Lấy được ví dụ để chứng minh: tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụ sản xuất đối với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người.

  1. Về thái độ

-          Biết quý trọng cuộc sống của mình, tôn trọng nọi người, mong muốn được góp sức vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội.

-          Có ý thức vận dụng quy luật khách quan vào cuộc sống học tập và sinh hoạt hằng ngày.

  1. Xác định trọng tâm kiến thức

-          Con người sáng tạo ra lịch sử của mình như thế nào?

-          Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội ntn?

-          Con người là động lực cuả các cuộc cách mạng xã hội ntn?

  1. Phương pháp: Thảo luận, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề

Tài liệu và phương tiện học tập

  1. Tài liệu: sgk, sgv GDCD10, tranh ảnh nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, kì quan thế giới( cổ đại, hiện đại),…
  2. Phương tiện dạy học: Bảng , phấn, máy chiếu( nếu có)
  1. Tiến trình dạy học
  1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
  2. Kiểm tra: sgk, vở học sinh
  3. Bài mới

Giới thiệu bài: Qua thực tế cuộc sống và kiến thức đã học, em thấy con người có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển của lịch sử? Vấn đề phát triển con người đã được


nhà nước quan tâm như thế nào? Để hiểu rõ điều đó, chứng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay

 

Hoạt động của thầy-trò

Kiến thức bài học

*Kiến thức cần đạt:

Nhận biết được con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử

*Cách thực hiện:

          Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

GV hỏi: Người tối cổ và người tinh khôn đã chế tạo ra được những loại công cụ lao động nào?

HS trả lời- GVnhận xét và chốt ý

-          Người tối cổ sử dụng hai chi trước cầm nắm và sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ. Họ biết ghè, đẽo đá làm công cụ, biết sử dụng công cụ đánh lửa và giữ lửa.

-          Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng công cụ bằng đá, sau đó chế tạo công cụ bằng kim loại.

 

GV hỏi: Công cụ lao động đó liên quan như thế nào với việc chuyển hóa vượn cổ thành người?

HS trả lời- GV nhận xét và chốt ý

-          Người tối cổ sống bầy đàn khoảng chục người, họ sống trong các hang động, núi đá hoặc bằng cây lợp lá và cỏ khô.

-          Người tinh khôn: sống từng nhóm nhỏ hàng chục gia đình, có quan hệ họ ng, thị tộc ở giai đoạn đầu. Sau này, biết làm ra một lượng sản phẩm nuôi sống mình và có dư thừa. Một số người có khả năng lao động hoặc chiếm hữu của người khác và trở nên giàu có.

Xã hội nguyên thủy tan rã và xã hội có giai cấp ra đời.

 

1.CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ.

 

a)Con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.

 

*Qúa trình phát triển của con người:

Người tối cổ: sử dụng hòn đá, càng cây làm công cụ, biết sử dụng công cụ đánh lửa và giữ lửa.

Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng công cụ bằng đá, sau bằng đồ kim loại.

 

*Qúa trình phát triển của xã hội:

Người tối cổ sống theo bầy, đàn trong hang động, núi đá , sau biết dựng lều

Người tinh khôn: Sống thành nhóm nhỏ, có quan hệ họ hang, dần hình thành thị tộc, bộ lạc.

 

 

 

     Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo và sử dụng công cụ.

 

      Nhờ biết lao động con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu từ đó

 


GV hỏi: Xã hội loài người phát triển qua mấy giai đoạn?

HS trả lời- GV chốt ý : CXNT- CHNL- PK- TBCN- CSCN.

 

GV hỏi: Những công cụ có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời và phát triển của lịch sự xã hội?

HS trả lời- GV nhận xét và chốt ý

-          Việc chế tạo công cụ giúp cho lịch sử xã hội loài người hình thành và phát triển.

     GV kết luận: Lịch sử loài người hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ sản xuất. Nhờ biết chế tạo và sử dụng công cụ sản xuất con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật và lịch sử cungc bắt đầu từ đó.

 

 

          Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.

GV chia lớp thành 3 nhóm và giao câu hỏi cho các nhóm

Nhóm 1: Vì sao con người là chủ thể sáng tạo nên những giá trị vật chất? Cho ví dụ chứng minh?

Nhóm 2: Vì sao con người là chủ thể sáng tạo nên những giá trị tinh thần ? cho ví dụ chứng minh?

Nhóm 3: Vì sao con người là động lực của các cuộc cách mạng? Ví dụ?

 

Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày, các nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

Việc chế tạo ra công cụ lao động có ý nghĩa giúp con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Con người là chủ thể sáng tạo ra những giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

 

 

 

 

 

*Chủ thể sáng tạo ra những giá trị vật chất:

- Để tồn tại và phát triển, con người phải lao động sản xuất để nuôi sống xã hội.

- Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người.

Ví dụ: lương thực, thực pphaarmtuw liệu sinh hoạt,…


 

 

GV nhận xét và chốt ý:

 Nhóm 1: Con người sáng tạo nên những giá trị vật chất vì:

-          Hành động lịch sử đậu tiên của con người là sản xuất TLSX cần thiết cho đời sống, xã hội sẽ tiêu vong nếu người ta ngừng lao động sản xuất.’’(C.Mác)

-          Con người sản xuất ra cái ăn, mặc, ở…

Nhóm 2: Con người là chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần vì:

-          “Non song gấm vóc của bất cứ nước nào cũng, truyền thống  huy hoàng của bất cứ dân tộc nào cũng đều có sức lực , trí tuệ của con người …’’

-          Ví dụ: cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đinh Huế, truyện Kiều của Nguyễn Du,...

Nhóm 3: Con người là động lực của các cuộc cách mạng:

-          Ví dụ: Cuộc đấu tranh giai cấp nô lệ xóa bỏ QHSX chiếm hữu nô lệ

Cuộc đấu tranh giai cấp TS và nông dân xóa bỏ QHSX PK.

Cuộc đấu tranh giai cấp công nhân xóa bỏ QHSX TBCN.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần:

-          Đời sống lao động của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hóa,tinh thần.

-          Con người là tác giả của các công trình văn hóa nghệ thuật.

 

c) Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

 

-          Nhu cầu về 1 cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội.

-          Chỉ có con người mới có tư duy, khi đó mới đấu tranh cải tạo xã hội làm thay đổi phương thức của xh.

-          Mỗi khi phương thức xã hội thay đổi, nó sẽ thúc đẩy sự thúc đẩy sự biến đổi về mọi mặt của xã hội.

 


  1. Củng cố: Bài tập chọn câu

Câu 1: Câu nào sau đây không thể hiện con người là chủ thế của lịch sử?

  1. Con người là động lực của cuộc cách mạng xã hội.
  2. Con người là chủ thể sáng tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần.
  3. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình.
  4. Con người là sản phẩm của lịch sử.(D)

                    Câu 2: Tại sao con người phải lao động tạo ra của cải vật chất?

  1. Để làm giàu.
  2. Để tồn tại và phát triển.(B)
  3. Để sống tốt hơn.
  4. Để thong minh hơn.

                    Câu 3: C.Mác viết: ‘’… là một trong những hòn bẩy quan trọng nhất của sự phát triển

                  của con người?

  1. Quan hệ xã hội.
  2. Bản năng xã hội.
  3. Bản năng ý thức.
  4. Lao động.(D)
  1. Hoạt động nối tiếp:

Học bài và làm bài tập: 1/59; 3/60.

Chuẩn bị bài mới: Con người là mục tiêu phát triển của xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tiết 20

BÀI 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ

VÀ LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

 

  1. Mục tiêu bài học

1.Về kiến thức

-          Biết con người là chủ thể của lịch sử.

-          Hiểu được con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.

-          Chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội là do con người tạo ra.

-          Tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của quê hương, đất nước và nhân loại.

2.Về kỹ năng

-          Chứng minh mọi hoạt động của xã hội đều nhằm mục đích phục vụ con người.

3.Về thái độ

-          Biết quý trọng cuộc sống của mình, tôn trọng nọi người, mong muốn được góp sức vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội.

-          Đồng tình, tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của đất nước, của nhân loại.

  1. Xác định trọng tâm kiến thức

-          Con người là mục tiêu phát triển xã hội.

-          Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển xã hội?

-          Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người.

  1. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, đàm thoại, tranh luận, động não….
  2. Tài liệu và phương tiện dạy học
  1. Tài liệu: sgk, sgv GDCD 10
  2. Phương tiện dạy học: bảng , phấn, máy chiếu ( nếu có), tranh ảnh,…
  1. Tiến trình dạy học
  1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
  2. Kiểm tra: sgk, vở ghi HS
  3. Bài mới

Giới thiệu bài: Trong tiết trước, các em đã được biết con người là chủ thể của lịch sử, con người sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội, là động lực của


các cuộc cách mạng xã hội. Vai trò của con người quan trọng như vậy nên sự phát triển của xã hội cũng phải vì con người. Vấn đề này được thực hiện trên thế giới và Việt Nam như thế nào? Tiết học này các em cùng tìm hiểu phần 2: Con người là mục tiêu phát triển xã hội .

 

Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1. Cả lớp và cá nhân

GV hỏi: Thông qua các hình ảnh: Thần trụ trời, Đăm Săn, Sơn Tinh, Promete,… Theo em, khát vọng của con người thông qua những hình ảnh này là gì?

HS trả lời- GV nhận xét và chốt ý.

-          Thần trụ trời: Đội trời, đạp đất, xây trụ chống trời và tạo ra cuộc sống tốt đẹp cho con người.

-          Đăm Săn: Anh hung trong truyền thuyết của người Ê-đê ở Tây Nguyên là anh hung thống nhất các bộ lạc, chống lại các vị thần và muốn cưới nữ thần mặt trời làm vợ… Thể hiện khát vọng một cuộc sống tốt đẹp, vượt qua mọi ràng buộc của tự nhên.

-          Sơn Tinh: Thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, chống lại lụt thiên tai, nhằm hướng tới cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc.

-          Promete: Chống lại các vị thần, lấy cắp lửa của trời nhằm đem đến cuộc sống tốt đẹp cho con người.

 

     Ngay từ thời mông muội, loài người đã luôn cháy bỏng hoài bão được sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão đó trở thành hiện thực.

 

 

 

 

 

Hoạt động 2. Thảo luận nhóm

Chia lớp thành 2 nhóm. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

2.Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.

a) Vì sao con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội?

 

-          Con người là chủ thể của lịch sử nên sự phát triển của xã hội là vì con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người

-          Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần được tôn trọng, cần phải được bảo đảm các quyền chính đáng, phải là mục tiêu phát triển của xã hội

-          Khi xã hội phân chia giai cấp, tự do của con người thu hẹp, xã hội dẫn tới bất công. Cho nên loài người không ngưng đấu tranh chống lạo áp bức, bóc lột


 

Nhóm 1: Khi xã hội phân chia giai cấp, con người sẽ như thế nào? Con người cần phải làm gì? Hãy nêu một số cuộc đấu tranh giai cấp mà em biết?

HS trả lời- GV nhận xét và chốt ý.

 

-          Khi xã hội có sự phân chia giai cấp , có sự áp bức , bất công => Loài người đã không ngừng đấu tranh chống lại áp bức bất công, đòi quyền tự do, bình đẳng…

 

-          Cách mạng tư sản Hà Lan XVI

Cách mạng tư sản Anh XVII

Cách mạng tư sản Pháp 1789

Cách mạng tháng Mười Nga 1917

Cách mạng tháng Tám 1945

 

 

 

GV chuyển ý:

-          Xã hội ngày càng phát triển, văn minh. Nhu cầu của con người ngày càng lớn, con người không ngừng phát minh KHKT để phục vụ và thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Con người luôn khát khao tìm hiểu khám phá, chinh phục, cải tạo thế giới như nghiên cứu vũ trụ, khám phá đại dương…

-          Tuy nhiên, xã hội phát triển kéo theo chứa đựng những yếu tố đi ngược lại lợi ích của con người.

 

 


Nhóm 2: Em hãy nêu một số thành tựu KHKT tiêu biểu mà loài người đạt được? Những tác động của nó tới xã hội của chúng ta? Hành động của chúng ta?

HS trả lời- GV nhận xét và chốt ý.

-          Nhiều thành tựu KHKT giúp cho xã hội loài người ngày càng phát triển: các phương tiện vận chuyển( máy bay, tàu ngầm, xe cơ giới), vệ tinh nhân tạo,hạt nhân…

-          Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu này, còn chứa đựng hạn chế do việc sử dụng sai mục đích, gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể hủy diệt và suy thoái giống nòi…( ô nhiễm, khủng bố, thất nghiệp, chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo, tệ nạn xã hội…)

 

-          Thành tựu KHKT phải phục vụ con người, văn minh phải gắn với nhân đạo. Những vấn đè trên đều là những vấn đề lớn, mang tính toàn cầu, cần có sự hợp tác của toàn thể nhân loại mới có thể ngăn chặn.

 

 

GV tóm lại: Từ khi xuất hiện đến nay, con người luôn khao khát được sống tự do, hạnh phúc. Song, thực tế còn nhiều vẫn tồn tại những bất công , bất bình đẳng và nhiều yếu tố đe dọa đến tự do, hạnh phúc và cả tính mạng của con người… vì vậy con người không ngừng đấu tranh cho vì tự do, hạnh phúc của bản thân. Mọi chính sách của quốc gia, của cả cộng đồng quốc tế phải nhằm mục tiêu phát triển của con người.

 

     Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần được tôn trọng, cần được đảm bảo các quyền chính đáng của mình và con người phải là mục tiêu của sự phát triển xã hội…

 

Hoạt động 3. Cả lớp và cá nhân.

GV giảng: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


        CNTB hiện tại vân còn cơ sở tồn tại và phát triển. Sự phát triển của CNTB là vì lợi ích của số ít những người có quyền lực và thế mạnh về kinh tế. Cho nên, CNTB chưa thực sự vì con người, do đó nó vẫn là chế độ có giai cấp, còn chứa nhiều áp bức, bất công, mất ổn định về chính trị, kinh tế,…

 

-          GV hỏi: Theo em, một xã hội như thế nào mới là một xã hội phát triển vì con người?

-          HS trả lời- GV nhận xét và chốt ý:

-          XH ấy không tồn tại áp bức, bất công.

-          XH mà ở đó con người luôn được tôn trọng, được đảm bảo những quyền chính đáng của mình, được sống trong hòa bình, tự do, hạnh phúc.

 

GV giảng:

-          Các em có biết các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lenin gọi xã hội đó là xã hội gì không? Họ gọi xã hội đó là xã hội chủ nghĩa. Họ cho rằng xã hội TBCN tất yếu sẽ bị thay thế bởi xã hội tiến bộ hơn, đó là XHCN.

-          Mục tiêu của CNXH là:

  • Xây dựng đất nước theo mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  • Mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

 

GV hỏi: Em có biết Việt Nam đi lên CNXH từ khi nào?

HS trả lời- GV nhận xét và chốt ý.

-          CNXH là lựa chọn duy nhất và quyết tâm xây dựng thành công.

Duy nhất:

  • Bác lựa chọn con đường đi cho cả dân tộc từ 1924khi Người bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lenin. Người khẳng định đây là con đường giải phóng dân tộc, con đường CNXH

b) Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người.

 

CNXH với sự phát triển toàn diện của con người là:

-          Một XH tốt đẹp

-          Một XH không có áp bức, bất công

-          Một XH thống nhất giữa văn minh với nhân đạo

-          Một XH phát triển vì tự do, hạnh phúc của con người và tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện

     Một XH coi con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội

Ở nước ta, CNXH là sự lựa chọn duy nhất và quyết tâm xây dựng thành công.

 

Mục tiêu xây dựng CNXH ở VN: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Biểu hiện:

-          Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân

-          Thực hiện công bằng trong phân phối, bình đẳng trong quan hệ

-          Tạo ra nhiều công ăn, việc làm

-          Phát triển kinh tế các vùng miền

-          Chăm lo sức khỏe toàn dân

-          Đẩy mạnh phong trào TDTT

-          Nâng cao chất lượng giáo dục toàn dân


  • Mong muốn, nguyện vọng của Bác, tự lúc sinh thời, Bác chỉ có một ham muốn: ‘’Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do,…, ai cũng được học hành’’.
  • Ngay từ khi thành lập Đảng, trong luận cương chính trị, Đảng ta đã quyết tâm lựa chon con đường đi lên CNXH

Quyết tâm:

  • Năm 1954, khi miền Bắc nước ta được giải phóng, chúng ta đã bắt tay vào xây dựng CNXH ở miền Bắc. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước tiến lên xây dựng CNXH.
  • Khi CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, CNXH thoái trào nhưng Đảng, nhà nước và toàn dân ta vẫn quyết tâm theo đuổi con đường CNXH. 

 

 

GV kết luận: Như vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người, coi con người mục tiêu của sự phát triển xã hội và tất cả các chính sascg chủ trương của Đảng là vì sự phát triển toàn diện của con người. Mặc dù nước ta là một nước nghèo đang trong giai đoạn quá độ lên CNXH, nhưng với tính chất ưu việt của CNXH, chứng ta sẽ tạo được một xã hội tốt đẹp. Sau sự kiên 11/09/2001, Việt Nam được thế giới đánh giá là nước có chế độ chính trị an toàn nhất.

 

 

 

  1. Củng cố
nguon VI OLET