TUẦN 20                          Thứ tư ngày 09 tháng 01 năm 2019

KẾ HOẠCH DẠY-HỌC

 Bài: Em yêu quê hương (tiết 2)

Môn: Đạo đức

GDBVMT- Mức độ: Liên hệ

GD kĩ năng sống

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học xong bài này, HS biết:

 -Mọi người cần phải yêu quê hương.

 -Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.

 -Yêu quí, tôn trọng những truyền thống tôt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.

 GDBVMT: Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.

II. Giáo dục kĩ năng sống

 -Kĩ năng xác định giá trị ( yêu quê hương).

 -Kĩ năng tư duy phê phán.

 -Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cánh mạng, về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.

 -Kĩ năng trình bày những hiểu biết về quê hương của bản thân.

III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

 -Thảo luận nhóm ; động não; trình bày 1 phút; dự án.

IV. Phương tiện dạy – học:

 1/GV: Thẻ màu dùng cho hoạt động dạy học.

 2/HS: - Dụng cụ học tập.

V. Các hoạt động dạy – học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Kiểm tra sĩ số

 

2. Kiểm tra bài cũ:

Cho HS nêu phần ghi nhớ bài Em yêu quê hương.

- Gv nhận xét đánh giá

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu tiết học.

- Ghi tên bài lên bảng.

b) Các hoạt động

Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ (bài tập 4, SGK)

 

- Báo cáo sĩ số

- Hát vui.

 

- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.

- Vài HS nhận xét.

- Cả lớp nhận xét bổ sung.

 

 

- Lắng nghe.

- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.

 

 


- GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình đã sưu tầm được.

- Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.

- Cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận.

- GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.

Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.

- GV lần lượt nêu từng ý kiến.

- Mời một số HS giải thích lí do.

- GV kết luận:

+ Tán thành với các ý kiến: a, d

+ Không tán thành với các ý kiến: b, c

Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 3, SGK)

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xử lí các tình huống của bài tập 3.

- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận:

+ Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách,...

+ Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm.             

Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm.

- Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát,…

- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.

GDBVMT: Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm theo tổ.

- HS xem tranh và trao đổi, bình luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.

- HS giải thích lí do.

 

 

- 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận và trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày các bài thơ, bài hát sưu tầm được

 

 

 


4. Củng cố - dặn dò:

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét

- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học

- Nhận xét tiết học

 

 

 

 

- Nêu nội dung bài học

- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

 

 

 *Rút kinh nghiệm:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 DUYỆT CỦA BGH                                                            NGƯỜI THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

                                                                                                 Châu Xinh

nguon VI OLET