Phân môn: Vẽ trang trí
Bài 9: TRANG TRÍ ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH CHỮ NHẬT Số tiết: 1
Lớp: 7
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Lan
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Tuyết Hoa, Huỳnh Bảo Ngọc, Lê Đặng Kim Phượng

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Học sinh biết trang trí bề mặt một đồ vật có dạng hình chữ nhật bằng nhiều cách khác nhau
Kĩ năng: Trang trí được một đồ vật dạng hình chữ nhật.
Thái độ: Học sinh yêu thích việc trang trí đồ vật có hình dạng tương tự.
Chuẩn bị:
Tài liệu tham khảo:
Sách giáo khoa Âm nhạc và Mĩ thuật 7 – NXB Giáo dục
Sách giáo viên Mĩ thuật 7 – NXB Giáo dục
Giáo trình trang trí – Phạm Ngọc Tới, NXB ĐH Sư phạm.
www.Baigiang.bachkim.com
http://google.com.vn
Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
Một số vật thật và hình ảnh về các đồ vật có dạng hình chữ nhật như: hộp bánh kẹo, cái khay, cái khăn, cái thảm,…
Bảng biểu hướng dẫn các bước trang trí một đồ vật có dạng hình chữ nhật.
Một số bài vẽ của học sinh các năm trước.
Học sinh:
Giấy A4, thước, viết chì, tẩy, màu.
Sưu tầm một số hình ảnh về các đồ vật có dạng hình chữ nhật.
Phương pháp dạy học:
Vấn đáp
Gợi mở
Trực quan
Quan sát
Chơi trò chơi
Luyện tập
Đánh giá
Các hoạt động trên lớp:
Ổn định tổ chức: 1 phút
Kiểm tra bài cũ : 2 phút
Tiến trình bài giảng:
Giới thiệu vào bài: Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp rất nhiều đồ vật có dạng hình chữ nhật.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài

HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát – Nhận xét (8 phút)


Nêu một số đồ vật có dạng hình chữ nhật?

Để các đồ vật này được đẹp người ta làm gì?

Cho học sinh quan sát một số vật thật và tranh ảnh về các đồ vật có dạng hình chữ nhật.
Đặt câu hỏi gợi mở để học sinh so sánh, nhận xét về cách trang trí:
Người ta thường dùng các họa tiết gì để trang trí?
Những mẫu nào được trang trí theo nguyên tắc cơ bản?
Những mẫu nào được trang trí theo cách riêng biệt?
Nêu nhận xét về cách sắp đặt các họa tiết trên các mẫu vật?

Nêu điểm khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật.




















Giáo viên kết luận:





Mở rộng: Một sản phẩm trang trí đẹp phải phối hợp được hai nguyên tắc bố cục cơ bản nhất trong trang trí:
Nguyên tắc cân đối: đảm bảo sự sắp xếp hài hòa, hợp lí giữa các yếu tố trong tổng thể.
Nguyên tắc tương phản về mảng, về đậm nhạt, về đường nét, về màu sắc.

→Cái khay đựng chén, cái thảm, cái khăn, hộp bánh, các bức trạm gỗ trên bàn, ghế, giường, tủ,
→ Trang trí lên đồ vật







→Hoa, lá, động vật, phong cảnh, hình hình học,…

→ Đăng đối: thảm 2.

→ Khăn tay, khay, thảm 1, hộp bánh, túi, bình phong.

→ Có hình được sắp xếp theo nguyên tắc trang trí cơ bản, nhưng cũng có hình được sắp xếp theo lối tự do, phá thế.
→ - Cách sắp xếp:
+ Trang trí cơ bản: tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về bố cục, sắp xếp, đảm bảo tính đăng đối chặt chẽ.
+ Trang trí ứng dụng: thường sử dụng lối bố cục phá thế, tự do; tổng thể hình trang trí thoáng, phóng khoáng.
Họa tiết:
+ Trang trí cơ bản: yêu cầu cấu trúc đăng đối, cách điệu cao.
+ Trang trí ứng dụng: cấu trúc của họa tiết ko có quy luật mà chỉ cần đảm bảo tính cân đối, đôi khi hình dáng họa tiết giống hình ảnh thật, ít tính cách điệu.
Màu sắc:
+ Trang trí cơ bản: kết cấu gam màu chặt chẽ, ko lệ thuộc vào màu sắc thật của họa tiết.
+ Trang trí ứng dụng: tùy thuộc vào màu của đồ vật, của ko gian xung quanh, số lượng màu ko hạn chế.


Quan sát – Nhận xét

Khay

Khăn

Khăn bàn

Bình phong

Hộp
nguon VI OLET