Bài dự thi tìm hiểu “ 70 năm truyền thống lực lượng vũ trang Quân khu 4”

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU

“ 70 NĂM TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 4”

(15/10/1945 – 15/10/2015)

 

Câu 1: Hoàn cảnh ra đời của lực lượng vũ trang Quân khu 4?

- Giữa thế k 19, thực dân Pháp đem quân sang xâm lược nước ta. Với ý chí, khát vọng tự do và truyền thống bất khuất, các cuộc khởi nghĩa và nhiều phong trào yêu nước của nhân sĩ và nhân dân Khu 4 liên tiếp nổ ra . Tuy các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại do thiếu một đường lối đúng đắn nhưng đã chứng minh tinh thần độc lập dân tộc và ý chí chống ngoại xâm của nhân dân ta.

- Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định con đường cánh mạng Việt Nam là con đường bạo lực cách mạng và tất yếu phải tổ chức ra lực lượng vũ trang cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Xứ ủy Trung kỳ, phong trào cách mạng của quần chúng đã din ra mạnh mẽ khắp các tỉnh Khu 4.

- Cùng với sự phát triển của phong trào đấu tranh sục sôi của nhân dân, các tổ chức vũ trang lần lượt được ra đời, đầu tiên là các đội Tự vệ đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng công nông (ở Nghệ An và Hà Tĩnh lúc này có 463 đội với tổng số 11428 hội viên). Lực lượng “Tự vệ đỏ” là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên, trở thành tiền thân của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sau này.

- Trước sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang cách mạng, do yêu cầu bố trí thế trận chung của cả nước. Ngày 15 tháng 10 năm 1945 Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định tổ chức các chiến khu trong toàn quốc và Chiến khu Bốn được thành lập, đồng chí Lê Thiết Hùng làm Khu trưởng, đồng chí Hồ Tùng Mậu làm chính trị ủy viên, cùng Xứ ủy Trung kỳ tiến hành thành lập Chiến khu Bốc.

Câu 2: Đại bàn Quân khu 4 có vị trí, ý nghĩa chiến lược như thế nào trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc hiện nay?

- Quân khu 4 có địa thế dài và hẹp dần về phía nam, nơi hẹp nhất chỉ có 50km, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở. Cả 6 tỉnh đều có biên giới trên bộ và biển, đây là địa bàn dễ chia cắt chiến lược trong các cuộc chiến tranh.

- Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nơi đây đã tng bị chia cắt, điển hình là 2 cuộc chia cắt lịch sử: Thời kỳ Trịnh – Nguyên phân tranh, lấy sông Gianh làm giới tuyến và giai đoạn 1954-1975 khi bị đế quốc My xâm lược, đất nước tạm thời chia làm 2 miền và giới tuyến tạm thời là vĩ tuyến 17.

- Chính những yếu tố này làm cho địa bàn khu 4 qua các thời kỳ luôn là địa bàn chiến lược quan trọng hiểm yếu của cả nước.

Câu 3: Nêu những chiến công tiêu biểu và sự hy sinh anh dung (số hy sinh, bị thương, liệt sĩ, mẹ VNAH…) của quân và dân khu 4 trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước?

*Trong kháng chiến chống Pháp xâm lược

- Trong những ngày đầu kháng chiến, các LLVT quân khu 4 tuy còn nhiều khó khăn nhưng đẫ giành được những thắng lợi quan trọng. Nghệ An mở đầu cuộc kháng chiến lúc 23 giờ, bắt sống 34 quân Pháp tại vinh, thu vũ khí trang bị. Thừa Thiên nổ súng tiến công bao vây 750 lính pháp tại Huế, sau 50 ngày đêm ta diệt hơn 200 tên.

- Phối hợp với chiến trường Bắc Bộ, mặt trận Bình - Trị - Thiên đã mở 2 chiến dịch: Chiến dịch Lê lai từ 22/12/1949 đến 27/01/1950 và chiến dịch Phan Đình Phùng từ 15/6 đến 24/10/1950. Cả 2 chiến dịch đã phá thế phòng ngự liên hoàn, kiềm chế giam chân chủ lực địch và tiêu hao sinh lực địch, chặn đứng âm mưu tiến công của địch ra vùng tự do.

Chiến trường Bình – Trị - Thiên, lực lượng vũ trang cùng với các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh tác chiến đánh bại các cuộc hành quân càn quét, bình định của địch và đập tan mọi âm mưu, tập kích hòng làm suy yếu hậu phương ta; cùng với bạn Lào giành thắng lợi lớn trong chiến dịch Thượng Lào tạo ra cục diên mới cho thắng lợi quyết định.

- Những đóng góp của quân và dân Liên khu 4 đã góp phần cùng với cả nước đập tan cứ điểm Điện Biên Phủ (7/5/1954), kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- Thành tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp

+ Đánh 7 400 trận, tiêu diệt 69.800 tên địch, bắt 3.400 tên, ra hàng 4.500 tên. Thu 8.130 súng các loại; phá hủy 366 xe cơ giới, 200 khẩu pháo và cối, 117 toa xe lửa, bắn rơi 13 máy bay.

+ Chi viện cho tiền tuyến: 134.700 thanh niên nhập ngũ, bổ sung đi các chiến trường gần 100.000 lượt người, hơn 2 triệu lượt người đi dân công hỏa tuyến, 12.00 lượt người đi mở đường chiến lược. Cung cấp cho chiến trường 870.000 tấn lương thực, thực phẩm, 900 tấn vũ khí do địa phương Liên khu sản xuất. Làm 53.000km đường chiến lược, 145 cầu, 30km đường xe goòng.

+ Tính đến ngày 11/11/1954 Liên khu 4 đã bảo đảm ăn nghỉ, sinh hoạt cho hơn 3.000 bộ đội giải phóng quân Lào và quân tình nguyện Việt Nam ở Lào và đón 26.432 cán bộ, đồng bào miến Nam tập kết.

* Trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược

- Quân và dân Quân khu 4 hăng hái lao động sản xuất, xây dựng hậu phương vững mạnh, huy động sức người, sức của cho chiến trường. “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” là khẩu hiệu hành động, là tình cảm thiêng liêng giục dã khắp các công trường, nhà máy, ruộng đồng. Ở Quân khu 4 dấy lên nhiều phong trào lao động sản xuất như “Gió đại phong”, “Cờ 3 nhất”, “Thanh niên 3 sẵn sàng, Phụ nữ 3 đảm đang”, Mặt trận Tổ quốc kêu gọi “Toàn dân đoàn kết chống Mỹ”, các cháu thiếu niên nhi đồng “Vâng lời Bác làm nghìn việc tốt”,…

- Toàn quân khu có hơn 400 ngàn thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có hơn 300 ngàn trực tiếp chiến đấu ở các chiến trường. Hơn 8 triệu thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến. Những cô gái trên ba Đồng Lộc, Truông BồnSống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”. Nhân dân Khu 4 sẵn sàng “Nhường nhà để hàng, nhường nhà để xe”, đóng góp hơn 5 triệu ngày công giúp bộ đội đào công sự, xây trận địa, tham gia 80 triệu ngày công bảo đảm giao thông huyết mạch…

- Cùng với các lực lượng, quân và dân Quân khu 4 đã kiên cường đánh trả bọn giặc trời Mỹ. Đã đánh trả hàng vạn trận lớn, nhỏ bắn rơi 2.183 máy bay các loại (có 34 B52, 5 F111) bắng hơn ½ tổng số máy bay Mỹ bị quân và dân ta bắn rơi; bắn chìm 258 tàu chiến Mỹ, góp phần bảo vệ thành quả xây dựng XHCN, bảo đảm thông suốt tuyến hành lang chi viện cho các chiến trường.

- Cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quân và dân Trị - Thiên Huế đã tiến công nổi dậy mãnh liệt và đều khắp với khí thế chưa từng có. Ngay ngày đầu đã đánh trúng 40 mục tiêu trong và ngoài thành phố Huế và các huyện, thị trấn, chi khu ở nông thôn, đồng bằng, phá vỡ bộ máy ngụy quân, ngụy quyền. Ủy ban nhân dân cách mạng ở một số huyện và thành phố Huế được thành lập. Trong đó cuộc chiến đấu anh dũng liên tục gần 30 ngày đêm của quân và dân thành phố Huế là dấu mốc tiêu biểu trong chiến dịch Tết Mậu Thân, Huế trở thành chiến trường nổi bật và xuất sắc nhất.

- Sau những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, ngày 13/02/1972, thực hiện quyết định của Quân ủy Trung ương, quân và dân ta đã giành thắng lợi ở nhiều nơi, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị vào ngày 02/5/1972.

- Mùa xuân năm 1975, phối hợp với các chiến trường, quân và dân ta càng đánh, càng thắng lớn, đến ngày 26/3/1975 tỉnh Thừa Thiên Huế được giải phóng. Những thắng lợi của quân và dân Khu 4 đã góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

* Số thương binh, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn QK.

- Thanh Hóa: Thương binh: 33142 người; Liệt sỹ: 54967; Mẹ Việt Nam anh hùng: 3112 người.

- Nghệ An: Thương binh: 42148 người; Liệt sỹ: 45230; Mẹ Việt Nam anh hùng: 1918 người.

- Hà Tĩnh: Thương binh: 37169 người; Liệt sỹ: 28444; Mẹ Việt Nam anh hùng: 1514 người.

- Quảng Bình: Thương binh: 14782 người; Liệt sỹ: 13512; Mẹ Việt Nam anh hùng: 695 người.

- Quảng Trị: Thương binh: 7804 người; Liệt sỹ: 17150; Mẹ Việt Nam anh hùng: 1546 người.

- Thừa Thiên – Huế: Thương binh: 15000 người; Liệt sỹ: 19000; Mẹ Việt Nam anh hùng: 1046 người.

+ Trong các cuộc kháng chiến có 1.230.600 thanh niên lên đường nhập ngũ (Chống Pháp: 134.000; chống Mỹ: 700.000, Bảo vệ tổ quốc; làm nhiệm vụ quốc tế: 400.000).

Câu 4: Nêu những nét truyền thống tiêu biểu của LLVT Quân khu 4? Nét truyền thống tiêu biểu “gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí” được thể hiện như thế nào?

1. Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

2. Có ý chí quyết chiến, quyết thắng và biết đánh, biết thắng mọi kẻ thù.

3. Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý.

4. Hậu phương, tiền tuyến đồng lòng, luôn vì cả nước, với cả nước.

5. Có tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, đặc biệt gắn bó thủy chung với cách mạng Lào.

* “Gắn bó máy thịt với nhân dân, quan với dân một ý chí: được thể hiện:

- Mối quan hệ máu thịt với nhân dân của lực lượng vũ trang Quân khu được kế thừa từ bản chất, truyền thống của Quân đội ta “Quân đội của dân, do nhân dân và vì nhân dân”, dưới sự lãnh đạo, giáo dục rèn luyện của Đảng và chủ tịch hồ Chí Minh.

- Là con em của nhân dân được hình thành và tôi luyện trong phong trào cách mạng sục sôi của nhân dân, 70 năm qua LLVT Quân khu 4 luôn sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Vì nhân dân phục vụ, vì nhân dân quên mình đã trở thành phương châm hành động của cán bộ, chiến sĩ.

- Trong kháng chiến, cán bộ, chiến sỹ không quản ngại hy sinh để giải phóng dân, bảo vệ dân. Khi hòa bình LLVT Quân khu đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, giúp đỡ nhân dân, nhất là lúc gặp khó khăn hoạn nạn, thiên tai. Những hành động xả thân cứu người, cứa tài sản trong thiên tai, bão lụt là một minh chứng cho tinh thần sẵn sàng hy sinh quên mình vì dân ngay cả trong thời bình của LLVT Quân khu 4.

- Lực lượng vũ trang Quân khu 4 đã tích cực tham gia lao động sản xuất, xung kích đến những nơi có nhiều khó khăn gia khổ, vùng sâu, vùng xa giúp nhân dân phát triển KT-XH, xây dựng đời sống văn hóa mới, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng.

- Quan hệ máu thịt với nhân dân chính là một trong những nhân tố quan trọng để LLVT Quân khu tiến bộ, trưởng thành để hoàn thành tốt nhiệm vụ 70 năm qua. Các tầng lớp nhân dân coi cán bộ, chiến sỹ như con em của mình, hết lòng cưu mang, che chở, giúp đỡ nhất là những lúc khó khăn, hiểm nghèo.

Câu 5: Cho biết thời gian, địa điểm và ý nghĩa của những lần Bác Hồ về thăm LLVT Quân khu 4?

- Lần thứ nhất: Ngày 20/02/1947: Bác Hồ về thăm và chỉ đạo chuẩn bị kháng chiến kiến quốc ở tỉnh Thanh Hóa. Bác Hồ nhắc nhở Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang “Phải xây dựng Thanh hóa trở nên một tỉnh kiểu mẫu”.

- Lần thứ hai: Ngày 15/6/1957: Bác Hồ về thăm Quân khu 4. Tại cơ quan quân khu, Bác gặp gỡ thân mật cán bộ, chiến sĩ đại biểu cho một số đơn vị và cơ quan Quân khu.

- Lần thứ ba: Tháng 12/1961: Bác về thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325 (tại Đồng Hới – Quảng Bình).

*Ý nghĩa của những lần Bác Hồ về thăm:

- Thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đối với LLVT và nhân dân Quân khu 4.

- Những lời động viên, nhắc nhở, dặn dò của Bác đã trở thành phương châm hành động của LLVT và nhân dân trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Câu 6: Đảng bộ Quân khu 4 đã trải qua mấy lần đại hội, ở đâu, vào những thời gian nào?

Đảng bộ Quân khu 4 đã trải qua 9 làn đại hội, gồm:

1.Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân khu 4 lần thứ I tiến hành từ ngày 3 đến ngày 13 tháng 7 năm 1960 tại thị xã Vinh – Nghệ An.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí, đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Chính ủy Quân khu làm bí thư Đảng ủy.

2. Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân khu 4 lần thứ II tiến hành từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 7 năm 1962 tại thị xã Vinh – Nghệ An.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí, đồng chí Thiếu tướng Chu Huy Mân, Chính ủy Quân khu làm bí thư Đảng ủy.

3. Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân khu 4 lần thứ III tiến hành từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 12 năm 1981 tại thị xã Nam Anh – Nam Đàn – Nghệ An.

Về dự Đại hội có 239 đại biểu chính thức; Đại hội đã bầu 15 đại biểu chính thức đi dự Đại hội Đảng toàn quân lần thứ III.

4.Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân khu 4 lần thứ IV tiến hành từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 9 năm 1986 tại thị xã Nam Anh – Nam Đàn – Nghệ An.

Về dự đại hội có 213 đại biểu chính thức.

5. Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân khu 4 lần thứ V, tại TP Vinh – Nghệ An.

- Vòng 1 tổ chức vào ngày 29 tháng 3 năm 1991, có 200 đại biểu về dự, Đại hội thảo luận các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, bầu 12 đồng chí đi dự Đại hội Đảng toàn quân.

- Vòng 2 tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 9 năm 1991, có 195 đại biểu về dự, Đại hội đã bàu 13 đồng chí vào BCH Đảng bộ, đồng chí Nguyễn Xuân Chí được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

6.Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ VI nhiệm kỳ ( 1996-2000) tiến hành từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 3 năm 1996 tại thành phố Vinh – Nghệ An.

Có 203 đại biểu về dự, Đại hội đã bầu 15 đồng chí vào BCH Đảng bộ, đồng chí Phạm Văn Long được bầu làm Bí thư Đảng ủy Quân khu.

7.Đại hội Đại biểu Quân khu lần thứ VII tiến hành từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 11 năm 2000 tại thành phố Vinh – Nghệ An.

Có 204 đại biểu về dự. Đại hội bầu BCH gồm 15 đồng chí, đồng chí Thiếu tướng Phạn Hồng Minh Phó tư lệnh về chính trị được bầu làm Bí thư Đảng ủy Quân khu.

8.Đại hội Đại biểu Quân khu lần thứ VIII tiến hành từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 11 năm 2005 tại thành phố Vinh – Nghệ An.

Có 206 Đại biểu về dự. Đại hội bầu BCH gồm 15 đồng chí, đồng chí Mai Quang Phấn được bầu làm Bí thư Đảng ủy Quân khu.

9. Đại hội Đại biểu Quân khu lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015 tiến hành từ ngày 09 đến ngày 12 tháng 08 năm 2010 tại thành phố Vinh – Nghệ An.

Có 234 Đại biểu về dự. Đại hội bầu BCH gồm 17 đồng chí, đồng chí Mai Quang Phấn được bầu làm Bí thư Đảng ủy Quân khu.

Câu 7: Cho biết các đồng chí Tư lệnh, Chính ủy (Phó Tư lệnh chính trị) quân khu qua các thời kỳ?

I.Các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Quân khu 4 trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

1.Chiến Khu trưởng, Khu trưởng, Tư lệnh Liên khu 4

1

Lê Viết Hùng (1908-1986)

-Chiến khu trưởng (10/1945-3/1946)

-Khu trưởng (11/1946-3/1947)

2

Chu Văn Tấn (1909-1984)

-Khu trưởng (3/1946-9/1949)

3

Nguyên Sơn (1908-1956)

-Tư lệnh Liên khu (4/1947-9/1949)

4

Hoàng Minh Thảo (1921-2008)

-Tư lệnh Liên khu (9/1949-2/1950)

5

Trần Sâm (1918-2009)

-Tư lệnh Liên khu 4 (3/1950-10/1952)

-Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 4 (6/1951-9/1951)

6

Lê Nam Thắng (1917-2008)

-Tư lệnh Liên khu (10/1952-12/1955)

2.Chính trị ủy viên, Chính ủy Liên khu 4

7

Hồ Tùng Mậu (1896-1951)

-Chính trị ủy viên Chiến khu (10/1945-11/1946)

8

Trần Văn Quang (1917-2013)

-Chính trị ủy viên Chiến khu (11/1946-đầu 1947)

-Chính ủy Liên khu 4 (4/1947-3/1950)

-Tư lệnh Quân khu 4 (1965-8/1966)

9

Nguyên Thanh Đồng (1920-1972)

-Chính trị ủy viên Chiến khu 4 (đầu 1947-4/1947)

10

Lê Chưởng (1914-1973

-Chính ủy Liên khu 4 (5/1950-5/1951)

11

Võ Thúc Đồng (1914-2007)

-Chính ủy Liên khu 4 (10/1951-6/1957)

II. Các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).

1.Tư Lệnh

12

Nguyên Đòn (1918)

-Tư lệnh Liên khu 4 (01/1956-6/1957)

-Tư lệnh Quân khu 4 (7/1957-1961)

13

Vũ Nam Long (1921-1999)

-Tư lệnh Quân khu 4 (01/1964-1965)

14

Đàm Quang Trung (1921-1995)

-Tư lệnh Quân khu 4 (1966-11/1971) kiêm Tư lệnh BTL Tiền phương (B5) (1967)

-Tư lệnh Quân khu 4 (1973-1976)

15

Vương Thừa Vũ (1910-1980)

-Tư lệnh Quân khu 4 (11/1971-3/1972)

2.Chính ủy

16

Chu Huy Mân (1913-2006)

-Chính ủy Quân khu 4 (01/1957-4/1958)

-Tư lệnh kiêm Bí thư Quân khu ủy viên Chính ủy Quân khu 4 (6/1961-9/1962) và (9/1963-12/1963)

17

Nguyên Trọng Vĩnh (1961)

-Chính ủy Quân khu 4 (5/1958-5/1961)

18

Đồng Si Nguyên (1923)

-Chính ủy Quân khu 4 (01-6/1965)

19

Lê Hiến Mai (1918-1992)

-Chính ủy Quân khu (6/1965-11/1966)

20

Lê Quang Hòa (1914-1993)

-Chính ủy Quân khu 4 (01/1967-1973)

-Tư lệnh kiêm Chính ủy QK (1977-1980)

III. Các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Quân khu 4 thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN (1976-2015)

1. lệnh

21

Giáp Văn Cương (1921-1990)

-Chính ủy Quân khu (5/1976-2/1977)

22

Hoàng Minh Thi (1922-1981)

-Chính ủy Quân khu (1980-9/1981)

23

Nguyên Thế Bôn (1926-2009)

-Chính ủy Quân khu (10/1981-4/1982)

24

Hoàng Cầm (1920-2013)

-Chính ủy Quân khu  (4/1982-3/1987)

25

Nguyên Quốc Thước (1926)

-Chính ủy Quân khu (4/1987-11/1996)

26

Nguyên Khắc Dương (1944-2008)

-Chính ủy Quân khu (1997-2001)

27

Trương Đình Thanh (1944-2005)

-Chính ủy Quân khu (2/2002-01/2005)

28

Đoàn Sinh Hưởng (1949)

-Chính ủy Quân khu (01/2005-10/2009)

29

Nguyên Hữu Cường (1954)

-Chính ủy Quân khu (10/2009-2014)

30

Nguyên Tân Cương (1966)

-Chính ủy Quân khu (2014 - nay)

2.Chính ủy, Phó tư lệnh Chính trị

31

Đặng Hòa (1927-2007)

-Phó tư lệnh Chính trị (1980-1987)

32

Lê Văn Dánh (1930-1992)

-Phó tư lệnh Chính trị (1988-9/1991)

33

Phạm Văn Long (1946)

-Phó tư lệnh Chính trị (1955-1997)

34

Phạm Hồng Minh (1946)

-Phó tư lệnh Chính trị (12/1997-2005)

35

Mai Quang Phấn (1953)

-Phó tư lệnh Chính trị; Chính ủy viên Quân khu (4/2005-2012)

36

Võ Văn Việt (1957)

-Chính ủy viên Quân khu (2012 – nay)

 

Câu 8: Nêu ý nghĩa biểu trưng (lôgô) của LLVT Quân khu 4?

- Biểu trưng có hình tổng thể là hình tròn, nền họa tiết trống đồng, tượng trưng cho tinh hoa văn hóa cũng như ý chí quật cường của văn hóa khu vực Bắc Trung bộ nói riêng và dân tộc ta nói chung.

- Trên cùng là ngôi sao vàng năm cánh thể hiện truyền thống “Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân” của LLVT Quân khu 4.

- Trung tâm biểu trưng là khẩu súng tượng trưng cho truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng của LLVT Quân khu”.

 - Ba hình mũi kiếm (bên trái khẩu súng) tượng trưng cho ba lực lượng của Quân khu: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. Đồng thời, 3 hình xếp chồng lên nhau tạo hình cánh buồm, thể hiện truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ của quân và dân Khu 4.

- Cây cầu tượng trưng cho mạch nối liền sự chia cắt, sự thống nhất hai miền Nam – Bắc, thể hiện sự trường tồn, gắn kết nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

- 6 dải hình cánh sen với ý tưởng nhân dân 6 tỉnh của Quân khu, kết thành 2 khối “Thanh – Nghệ -Tĩnh anh hùng và Bình – Trị Thiên bất khuất”, biểu tượng số 4 được đặt giữa 6 cánh sen với ý tưởng nhân dân 6 tỉnh cùng chung sức tạo nên sức mạnh tổng hợp xây dựng LLVT Quân khu 4 vững mạnh ngày càng phát triển vươn lên.

- 6 cánh tạo hình hoa sen, nói đến hoa sen liên tưởng đến quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây chính là niềm vinh dự, tự hào của LLVT Quân khu 4 được đứng chân trên quê hương Bác Hồ. Đây cũng chính là nét riêng của Quân khu 4.

Biểu trưng hội tụ súc tích nhất ý nghĩa truyền thống vẽ vang của LLVT quân khu và nét đặc trưng tiêu biểu của mãnh đất, con người Khu 4. Biểu trưng sử dụng 3 màu chính: Đỏ, vàng, xanh dương. Tổng thể hình khối bố cục cân đối, hài hòa, tạo cảm giác vững chắc, mạnh mẽ, mang ý nghĩa sâu sắc, triết lý, thể hiện sự trường tồn, bền vững.

Câu 9: Cho biết những kết quả nổi bật của quân và dân khu 4 tham gia giúp Bạn trong kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước Lào hiện nay?

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước của hai dân tộc, từ lâu đời đã hình thành mới quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu giữa nhân dân 2 nước Việt – Lào, trong đó có LLVT Quân khu 4 với nhân dân và Quân đội nhân dân cách mạng Lào.

- Với truyền thống đoàn kết trong lịch sử được vun đắp, xây dựng và phát triển trong suốt 9 năm kháng chiến chống pháp, bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân việt Nam và Lào lại cùng nhau xây đắp làm cho khối đoàn kết chiến đấu Việt – Lào ngày càng phát triển vững chắc, tạo nên sức mạnh vĩ đại quyết chiến và quyết thắng.

- Trong kháng chiến chống Mỹ quân và dân Quân khu 4 đã tích cực giúp bạn cũng cố vùng giải phóng, xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển trong phong trào du kích chiến vùng sau lưng địch, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, chống địch lấn chiếm vùng giải phóng nhất là đường 9 và Hạ Lào. Kiên quyết bảo vệ hành lang, đồng thời chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng đánh quân Mỹ mở rộng hoạt động sang Trung, Hạ Lào. Nhiều cán bộ, chiến sỹ LLVT Quân khu đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của hai nước, góp phần đưa cách mạng Bạn đến thắng lợi hoàn toàn.

- Quân khu 4 và các tỉnh vẫn thường xuyên gìn giữ, bảo vệ phát huy tốt mối quan hệ với Bạn, nhất là bạn Lào, cùng phối hợp kết nghĩa các tỉnh, các địa phương 2 nước, xây dựng đường biên giới hữu nghị, hợp tác kinh tế - quốc phòng, văn hóa,… góp phần tô thăm thêm tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt hai đan tộc và gìn giữ sự ổn định trong khu vực. LLVT Quân khu đã phối hợp tốt với Bạn quản lý, nắm chắc tình hình địa bàn, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước Lào.

- Ngày nay trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến hết sức phức tạp, LLVT quân khu hơn lúc nào hết phải tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” tăng cường đoàn kết hữu nghị với quân đội các nước trong khu vực, đặc biệt là với quân đội nước bạn Lào vì sự ổn định và phát triển của từng quốc gia trong khu vực.

 

 

 

 

Trần Đức Hiến – Trường THCS Trung Sơn                              1

 

nguon VI OLET