BÀI DỰ THI TÌM HIỂU

“HUYỀN THOẠI ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN”

 

Họ và tên: ....

Lớp:.......

Trường THCS ....

Câu 1:
- Ngày 23 tháng 10 năm 1961 là ngày truyền thống huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển. Năm nay tròn 50 năm ( 23-10-2011)
- Những bến bãi của đường Hồ Chí Minh mà lịch sử đã ghi nhận:
+ Bến tàu không số K15 Đồ Sơn ( Hải Phòng)
+ Bến tàu không số Lộc An ( Bà Rịa – Vũng Tàu)
+ Bến tàu không số Vũng Rô ( Phú Yên)
+ Bến tàu Vàm Lũng ( Cà Mau)
Các bến tàu này đã trở thành địa điểm du lịch và 1 số nơi được bộ văn hóa, thể thao và du lịch công nhận là di tích lịch sử Quốc Gia
Câu 2:
Đúng vậy đường Hồ Chí Minh trên biển có ý nghĩa, tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cách mang Việt Nam.

Đường Hồ Chí Minh trên biển vận chuyển chi viện cho chiến trường giai đoạn I (1962 - 1965), góp phần đánh thắng chiến lược  “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ

Tổ chức 166 chuyến tàu vào 19 bến của 9 tỉnh (trong đó có 6 tỉnh đi trinh sát).

Vận chuyển 5.712 tấn vũ khí hàng hoá.

Đưa đón hàng ngàn lượt người.

Đường Hồ Chí Minh trên biển vượt qua thử thách ác liệt, khắc phục khó khăn, tiếp tục vận chuyển chi viện cho chiến trường giai đoạn II, góp đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” và Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1965 - 1972)

Tổ chức 411 chuyến tàu

Vận chuyển 50 ngàn tấn vũ khí, hàng hoá.

Đưa đón 2.042 lượt người

Đoàn 371 dùng thuyền gỗ vận chuyển hợp pháp ven biển từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam 37 chuyến, Vận chuyển 620 tấn vũ khí , hàng hoá vào Quân khu IX.

Từ tháng 11/1968 đến tháng 6/1969, Đoàn tổ chức 598 chuyến tàu vận chuyển gián tiếp 34.774 tấn vũ khí, hàng hoá cho chiến trường.

Đường Hồ Chí Minh trên biển tham gia chiến dich Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miềnNam thống nhất đất nước (1973 - 1975)

Kết quả vận chuyển tham gia chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

- 143 chiếc tàu ra khơi, chuyên chở 8.721tấn vũ khí, 50 xe tăng và pháo, vận chuyển 18.741 cán bộ, chiến sĩ đi thi đấu, hành trình 65.721 hải lý.

- Đánh chìm 1 tàu PCF, đánh hỏng nặng 3 tàu khác,gọi hàng 1 tàu, bắt sống 42 tù binh.

- Tham gia giải phóng quần đảo Trường Sa, gồm mấy Sông Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa.

- Tham gia giải phóng Cù Lao Thu.

- Tham gia giải phóng một số đảo ở vùng biển Tây Nam: Phó Quốc, Thổ Chu, Pô-lô-vai.

- Chở hơn 1.000 chiến sỹ cách mạng ở nhà tù Côn Đảo trở về.

- Tham gia tiếp quản một số quân cảng.

Đường Hồ Chí Minh trên biển trở thành một thiên anh hùng ca bất tử, một bộ phận quan trọng trong hệ thống vận tải  quân sự chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giải phóng đất nước, xây dựng lên truyền thống vẻ vang.


Câu 3:
Trong suốt 14 năm liên tục (1961-1975) tuyến đường HCM trên biển – huyền thoại của bộ đội hải quân có 1789 chuyến tàu ko số vận chuyển 150 ngàn tấn vũ khí trang bị và 80 ngàn lượt cán bộ vượt qua vạn hải lý, khắc phục hơn 4000 quả thủy lôi, chống chọi hơn 20 cơ báo, chiến đấu hơn 30 lần với tàu địch, đánh trả 1200 lần máy bay địch tập kích, bắn rơi 5 chiếc và bắn cháy nhiều tàu xuồng của địch, hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, góp phần chi viện đắc lực cho hướng chiến trường, nhiều chiến dịch lớn.
Như vậy đoàn tàu không số đã góp công vào giải phóng miền nam, thống nhất nước và mở ra một trang sử mới cho dân tộc VN
Câu 4:
Người thuyền trưởng đó là Nguyễn Phan Vinh ( Quý Dậu 1993- Mậu Thân 1986). Liệt sĩ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sinh tại thôn Bình Ninh, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Sau ngày quốc kháng chiến ( 19-12-1946), ông tản cư vào sống ở Tam Kì đi học, giữa năm học lớp 7 ông xung phong đi nhập ngũ, rồi tập kết ra Bắc. Đến năm 1963 ông là Trung Úy thuyền trưởng hải quân. Đầu năm 1967 ông chỉ huy “ Đoàn tàu không số” vượt đường HCM hay còn gọi là đường Trường Sơn trên biển Đông với nhiệm vụ chuyên chở vũ khí chuyên dụng chi viện chiến trường miền Nam. Đến tháng 7 – 1968, ông đã vượt qua bao thử thách gian khổ chỉ huy được 10 chuyến tàu hải quân tới đích an toàn.
Ngày 27-2-1968, tàu 235 do ông chỉ huy rời quân cảng Hải Phòng mang theo hơn 14 tấn vũ khí ( chuyến thứ 11) vào Hòn Hèo – một căn cứ của quân ta cách Nha Trang 12km về phía Bắc thuộc 2 xã Ninh Phước và Ninh Vân huyện Ninh Hòa. Ngày 1/3/1968, khi gần vào bến bờ, tài 235 đã bị địch phát hiện và tấn công ác liệt và sau đó đã hy sinh với con tàu khối lượng hàng tấn bộc phá do chính tay mình tự phá hủy và không để lại dấu vết.
Ngày 25/8/1970 thuyền trưởng liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh đã được truy tặng giải thưởng Anh Hùng Lực Lượng vũ trang nhân dân. Từ đó, tên tên đảo Phan Vinh được ghi trên bản đồ VN

Câu 5:
“Vậy là chiều nay các anh lên đường, để lại cho mỗi người một nỗi nhớ mênh mông giữa khu rừng vắng vẻ. Các anh đi rồi nhưng tất cả nơi đây còn ghi lại bóng dáng các anh: những con đường đi, những chiếc ghế ngồi chơi xinh đẹp, những câu thơ thắm thiết yêu thương. Nghe anh Tuấn ra lệnh: “Tất cả ba lô lên đường!”. Những chiếc ba lô vụng về may bằng những tấm bao Mỹ đã gọn gàng trên vai, mọi người còn nấn ná đứng lại trước mình bắt tay chào mình một lần cuối. Bỗng dưng một nỗi nhớ thương kỳ lạ đối với miền Bắc trào lên trong lòng mình như mặt sông những ngày mưa lũ và… mình khóc ròng đến nỗi không thể đáp lại lời chào của mọi người. Thôi! Các anh đi đi, hẹn một ngày gặp lại trên miền Bắc thân yêu”. Đây là toàn văn ghi trong nhật ký của Anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm vào ngày 10-4-1968 đối với ông Trần Ngọc Tuấn (hiện đang sống tại nhà số 9A/1B, đường Đặng Tất, phường Vĩnh Hải - Nha Trang) và đồng đội trên “tàu không số” mang số hiệu 43, trong lần vận chuyển vũ khí vào Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Để đưa cách mạng miền Nam chuyển sang bước phát triển mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959) xác định: Con đường giải phóng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng; miền Nam cần phải nhận được sự chi viện sức người, sức của từ miền Bắc, miền Nam phải có nhiều vũ khí để đánh giặc. Tháng 5-1959, Bộ Chính trị giao Bộ Quốc phòng tổ chức "Đoàn công tác quân sự đặc biệt”, mang phiên hiệu Đoàn 559, mở đường Trường Sơn, chi viện chiến trường miền Nam. Tiếp đó, Bộ Chính trị quyết định mở tuyến chi viện chiến lược bằng đường biển vào Nam Bộ, không chờ tuyến vận chuyển đường bộ dọc theo dãy Trường Sơn hoàn thành.
Quá trình vận chuyển theo Đường Hồ Chí Minh trên biển, từ khảo sát nắm tình hình, tổ chức những chuyến đi thử nghiệm, trinh sát, đến việc xác định phương thức, phương tiện vận chuyển đã khó; việc tiếp tục sử dụng những con tàu không số bí mật theo con đường này càng khó khăn hơn, bởi trên biển không có vật che khuất như Đường Hồ Chí Minh trên bộ; địch tăng cường bao vây, phong tỏa, kiểm soát nghiêm ngặt và số tàu vận chuyển của ta cũng ngày một nhiều hơn so với lúc đầu. Vì thế, sau sự kiện Vũng Rô (tháng 2-1965), yếu tố bí mật, bất ngờ không còn, địch nắm được ý đồ của ta. Sau khi nghe báo cáo về tàu vào Vũng Rô bị lộ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ thị: Phải ngừng ngay việc vận chuyển bằng đường biển vào miền Nam, tổ chức rút kinh nghiệm và nghiên cứu hướng vận chuyển theo phương thức mới phù hợp. Trong giai đoạn vô cùng khó khăn, gian khổ (1965-1968), cán bộ, chiến sĩ ta phải chiến đấu nhiều trận rất quyết liệt và bị tổn thất, trong số 28 chuyến, chỉ có 7 chuyến vận chuyển vào được chiến trường. Những năm 1969-1972, ta tiếp tục phá thế phong tỏa của địch, đưa tàu ra xa tận vùng biển quốc tế, hòa vào các tuyến nhiều tàu thuyền các nước qua lại, vận chuyển khoảng 10 chuyến vào miền Nam. Tiếp đó, những năm 1973-1974, Quân chủng Hải quân sử dụng 380 lượt tàu vận chuyển hàng chục nghìn tấn vũ khí chi viện chiến trường. Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, quân chủng huy động 143 lần tàu, vận chuyển 8.721 tấn vũ khí cùng 50 xe tăng, pháo binh vào tham gia chiến đấu, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Đường Hồ Chí Minh trên biển là một nét độc đáo, đặc sắc, rất sáng tạo về chiến lược vận tải quân sự của chiến tranh cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Việc mở đường vận chuyển chi viện miền Nam và những chiến công về con đường biển mang tên Hồ Chí Minh thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với Đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh trên biển thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. So với Đường Hồ Chí Minh trên bộ, khối lượng vũ khí vận chuyển theo Đường Hồ Chí Minh trên biển ít hơn nhiều, nhưng chi viện kịp thời đến các vùng ven biển miền Trung và Tây Nam Bộ, những nơi vận tải bộ chưa vươn tới. Những chiến công của từng chuyến tàu không số chi viện chiến trường thể hiện lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, tinh thần mưu trí, sáng tạo, dũng cảm hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong mọi tình huống; thể hiện tình đoàn kết quân dân, giữa cán bộ, chiến sĩ hải quân với các đơn vị, cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương vùng ven biển, nơi các bến bãi tiếp nhận vũ khí. Đây là con đường của ý chí và sức sáng tạo, độc đáo Việt Nam; kế thừa truyền thống sông biển oanh liệt của dân tộc và phát triển lên tầm cao mới trong điều kiện chiến tranh gian khổ, ác liệt, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU

“HUYỀN THOẠI ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN”

 

Họ và tên: ....

Lớp:.......

Trường THCS ....

 

Câu 1: Bạn hãy cho biết về ngày truyền thống  đường Hồ Chí Minh trên biển: những bến, bãi của đường Hồ Chí Minh mà lịch sử đã ghi nhận, đó là những bến, bãi nào, ở đâu?

Trả lời:

Ngày truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển: 23-01-1961

Những bến, bãi nào của đường Hồ Chí Minh mà lịch sử đã ghi nhận:
1.     Vàm Lũng (Cà Mau)

2.     Lô Diêu (Bình Định)

3.     Vũng Rô (Phú Yên)

4.      Đạm Thuỷ, Ba làng An (Quảng Ngãi)
5 .    Bình Đạo (Quảng Nam)
6.     Hòn Hoè(Khánh Hoà)
7 .    Lộc An - Sông  Ray(Bà Rìa - Vũng Tàu)
8.     Bãi Cháy (Hòn Gai - Quảng Ninh)
9.    Đồ Sơn (Hải Phòng)
10.  Trà Vinh
11    Bồ Đề (Tân An - Ngọc Hiển) Cà Mau

Câu 2 : Ý nghĩa tầm, quan trọng của đường Hồ Chí Minh trên biển đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

Trả lời :

Đúng vậy đường Hồ Chí Minh trên biển có ý nghĩa, tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cách mang Việt Nam.

Đường Hồ Chí Minh trên biển vận chuyển chi viện cho chiến trường giai đoạn I (1962 - 1965), góp phần đánh thắng chiến lược  “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ

Tổ chức 166 chuyến tàu vào 19 bến của 9 tỉnh (trong đó có 6 tỉnh đi trinh sát).

Vận chuyển 5.712 tấn vũ khí hàng hoá.

Đưa đón hàng ngàn lượt người.

Đường Hồ Chí Minh trên biển vượt qua thử thách ác liệt, khắc phục khó khăn, tiếp tục vận chuyển chi viện cho chiến trường giai đoạn II, góp đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” và Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1965 - 1972)

Tổ chức 411 chuyến tàu

Vận chuyển 50 ngàn tấn vũ khí, hàng hoá.

Đưa đón 2.042 lượt người

Đoàn 371 dùng thuyền gỗ vận chuyển hợp pháp ven biển từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam 37 chuyến, Vận chuyển 620 tấn vũ khí , hàng hoá vào Quân khu IX.

Từ tháng 11/1968 đến tháng 6/1969, Đoàn tổ chức 598 chuyến tàu vận chuyển gián tiếp 34.774 tấn vũ khí, hàng hoá cho chiến trường.

Đường Hồ Chí Minh trên biển tham gia chiến dich Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miềnNam thống nhất đất nước (1973 - 1975)

Kết quả vận chuyển tham gia chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

- 143 chiếc tàu ra khơi, chuyên chở 8.721tấn vũ khí, 50 xe tăng và pháo, vận chuyển 18.741 cán bộ, chiến sĩ đi thi đấu, hành trình 65.721 hải lý.

- Đánh chìm 1 tàu PCF, đánh hỏng nặng 3 tàu khác,gọi hàng 1 tàu, bắt sống 42 tù binh.

- Tham gia giải phóng quần đảo Trường Sa, gồm mấy Sông Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa.

- Tham gia giải phóng Cù Lao Thu.

- Tham gia giải phóng một số đảo ở vùng biển Tây Nam: Phó Quốc, Thổ Chu, Pô-lô-vai.

- Chở hơn 1.000 chiến sỹ cách mạng ở nhà tù Côn Đảo trở về.

- Tham gia tiếp quản một số quân cảng.

Đường Hồ Chí Minh trên biển trở thành một thiên anh hùng ca bất tử, một bộ phận quan trọng trong hệ thống vận tải  quân sự chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giải phóng đất nước, xây dựng lên truyền thống vẻ vang.

Câu 3 : Những thành tích cơ bản của đoàn tàu không số trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

Tàu không số vận chuyển chi viện cho chiến trường giai đoạn 1 (1962 -1965), góp phần đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ

Ngày 19 tháng 10 tàu vào bến Vàm Lũng, 30 tấn vũ khí từ hậu phương miền Bắc đã được chiến trường miền Nam tiếp nhận an toàn. Đường biển, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam đã trở thành hiện thực, tạo tiền đề cho những chuyến vận chuyển thành công tiếp theo của cán bộ,chiến sĩ Đoàn 759.

Phát huy kết quả của tàu thứ nhất, lần lượt tàu thứ hai, thứ ba và tàu thứ tư tiếp tục vượt biển vào bến Cà Mau. Để đảm bảo bí mật cho tuyến đường đặc biệt, những chiếc tàu của Đoàn 759 phải cải hoán thành tàu đánh cá, không có số hiệu nhất định, xen kẽ, trà trộn vào những đoàn tàu đánh cá của ngư dân địa phương trên biển, tên gọi Đoàn tàu không sốđược ra đời. 4 chuyến trong hai tháng đã vận chuyển 111 tấn vũ khí cho khu IX an toàn, đây là một thắng lợi lớn nhân dân miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngày 17 tháng 3 năm 1963, chiếc tàu vỏ sắt đầu tiên do đồng chí Đinh Đạt làm thuyền trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Tiến làm chính trị trở 44 tấn vũ khí lên đường vào bến Trà Vinh an toàn. Xưởng đóng tàu III (Hải Phòng) tiếp tục cho hạ thủy chiếc tàu thứ hai, thứ ba, thứ bốn, thứ năm, thứ sáu. Nhờ đó trong năm 1963, Đoàn 759 đã tổ chức nhiều chuyến chở hàng hóa, vũ khí, những chuyến tàu cùng cán bộ, chiến sĩ lặng lẽ, bí mật, nối tiếp nhau rời bến, cập bến chi viện cho chiến trường miền Nam. Chỉ trong vòng 1 năm, Đoàn 759 đã thực hiện 29 chuyến hàng vào Nam Bộ, vận chuyển 1.430 tấn vũ khí cho chiến trường, đạt hệ số vận chuyển cao, đây là chiến công to lớn trực tiếp góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân và dân miền Nam.

Phát huy kết quả vận chuyển bằng đường biển chi viện cho chiến trường Nam Bộ, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Khu VII mở bến đón tàu, để vận chuyển vũ khí chuyển từ miền Bắc vào thẳng chiến trường miền Đông Nam Bộ. Đoang 759 nhận được lệnh chuẩn bị một tàu chở vũ khí đột phá mở đường mới vào bến Bà Rìa, đêm ngày 26 tháng 9 năm 1963, chiếc tàu gỗ mang số hiệu 41 do đồng chí Lê Văn Một làm thuyền trưởng, đồng chí Đặng Văn Thanh là chính trị viên cùng 11 thủy thủ, chở 18 tấn vũ khí xuất phát từ cảng Bình Động (Hải Phòng).

Với  thành tích vận chuyển vũ khí cho chiến trường , tháng 9 năm 1963, Đoàn 759 đã được Quốc hội, Chính phủ tặng Huân chương Chiến công hạng Hai, Tàu 41  được Huân chương Quân công hạng nhất, Tàu 43, 54, 55, 56 được tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, Tàu 42, 67, 68 được tặng Huân chương chiến công hạng Nhì.

Tháng 8 năm 1963, Quân uỷ Trung ương quyết định giao 759 trực thuộc Quân chủng Hải quân. Ngày 29 tháng 1 năm 1964, Bộ Quốc Phòng quyết định đổi phiên hiệu Đoàn 759 thành 125.

Dưới sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Đảng uỷ, BTL Quân chủng Hải Quân, Đoàn 125 đã khẩn trương củng cố tổ chức và ổn định mọi mặt; và xây dựng, vận chuyển; Đoàn 125 không ngừng trưởng thành và đạt nhiều thành tích mới. Từ năm 1962 đến hết năm 1964, Đoàn 125 đã huy động 17 tàu vỏ sắt, 3 tàu vỏ gỗ, tổ chức 79 chuyến vận chuyển vũ khí trang bị và cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Quân Đội vào miền Nam. Số vũ khí, trang bị mà đơn vị đã vận chuyển trong thời gian này được hơn 4.000 tấn. Tàu của Đoàn đã cập bến Bạc Liêu (Cà Mau) 43 lần, Bến Tre 17 lần, Trà Vinh 14 lần, Bà Rịa 2 lần, Phú Yên 2 lần, Bình Định 1 lần.

Có vũ khí  từ miền Bắc chuyển vào, Bộ T­ lệnh Khu V đã mở các đợt tác chiến tiêu diệt quân chủ  lực ngụy, hỗ trợ cho quân chúng nổi dậy phá kìm, diệt ác, giải phóng một số vùng ở đồng bằng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà. Tại thung lũng An Lão, chỉ trong một đêm, lực lư­ợng của ta đã san bằng 9 cứ điểm của địch.Phát huy thắng lợi, các trung đoàn chủ lực của Khu V đã phối hợp với các tiểu đoàn bộ đội địa phương và đặc công tiếp tục tiến công địch giành chiến thắng vang dội ở Việt An, Quế Sơn, Đèo Nhông, Dương Liễu ...,

Tháng 10 năm 1964, Quân uỷ Trung ư­ơng chỉ thị cho lực lư­ợng vũ trang miền Nam mở đợt hoạt động Đông - Xuân (1964 – 1965)

Để chuẩn bị cho đợt hoạt động Đông - Xuân (1964 - 1965), Bộ T­ư lệnh miền Đông Nam Bộ xin chi viện vũ khí vận chuyển bằng đư­ờng biển vào Bà Rịa. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Tư Lệnh tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân lệnh cho Đoàn 125 thực hiện yêu cầu trên. Ngày 29 tháng 11 năm 1964. Tàu 56 chở 44 tấn vũ khí, nhổ neo và đến 10 giờ ngày 22 tháng 12 Tàu đã cập bến Lộc An - Sông Ray (Bà Rịa - Vũng Tàu) an toàn.
Năm 1964 là năm Đoàn 125 vận chuyển được nhiều vũ khí nhất chi viện cho chiến trường; từ ngày đi chuyến đầu tiên (tháng 10 năm 1962) cho tới đầu năm 1965. Đoàn 125 đã tổ chức trên 90 chuyến, vận chuyển trên 5 ngàn tấn vũ khí cho chiến trường; bao gồm cả súng đạn, thuốc chữa bệnh và các trang bị.

Tàu không số vượt qua thử thách ác liệt, khắc phục khó khăn, tiếp tục vận chuyển cho chiến trường giai đoạn II, góp phần đánh thắng chiến lược “ chiến tranh cục bộ” và “việt nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1965 - 1972)

Đoàn 125 chuẩn bị bước vào giai đoạn vận chuyển mới .

Đoàn  125 giao cho Tàu  42 gồm 16 thuỷ thủ do đồng chí Nguyễn Văn Cứng làm thuyền trưởng và đồng chí Nguyễn Ngọc Ẩn làm chính trị viên. Đêm 15 tháng 10 năm 1965, Tàu 42 trở 60 tấn vũ khí nhổ neo, xuất bến; đêm 24 tháng 10, Tàu cập bến  Rạch Kiến Vàng (Cà Mau) an toàn. Thắng lợi của chuyến đi mở đường của Tàu 42 trong tình hình mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng; nó chứng minh cho ý chí quyểt tâm liên tục tiến công và chi viện cho miền Nam bằng đường biển là hoàn toàn đúng đắn. Tiếp theo Tàu 42, Tàu 69 và tàu 68 lần lượt lên đường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Ghi nhận những thành tích đặc biệt suất sắc của cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125, ngày 30 tháng 4 năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cho đơn vị. Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Quốc hội, Chính phủ tặng Danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVTND cho Đoàn 125. 

Tàu không số tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

Trong tháng 3 và tháng 4 năm 1975, Đoàn đã vận chuyển 17.473 cán bộ, chiến sỹ các đơn vị chủ lực vào chiến tr­ường, 40 xe tăng và 7.786 tấn vũ khí, nhiên liệu ..., góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đoàn 125 nhanh chóng thành lập một biêt đội gồm 3 tàu: Tàu 673, 764, 675 do đồng chí Dương Tấn Kịch chỉ huy, hành quân từ Hải Phòng vào Đà Nẵng chở Đoàn 126 Bộ đội Đặc công  Hải quân và một bộ phận của Tiểu đoàn 471 Đặc công quân khu V và giải phóng đảo. Từ ngày 14 đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, các lực lượng của ta đã nhanh chóng giải phóng và tiếp quản các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa; tiếp đó, Đoàn 125 tham gia giải phóng  một số đảo ở miền Trung và vung biển Tây Nam. Như vậy, trong 80 ngày đêm hoạt động khẩn trương, liên tục tham gia chiến đấu phục vụ chiến đấu, Đoàn đã tổ chức 143 tàu ra khơi, hành trình 65.721 hải lý, vận chuyển 18.741 cán bộ chiến sĩ, 8.721 tấn vũ khí, 50 xe tăng và các loại súng, pháo, đánh chìm 1 tàu PCF, đánh hỏng nặng 3 tàu khác, gọi hàng 1 tàu, bắt 42 tù binh, trực tiếp gop phần đa cuộc kháng  chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, ngày 3 tháng 6 năm 1976, Đoàn 125 đã được Đảng, nhà nước tuyên dương danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVTND lần thứ hai.

Câu 4: Hãy cho biết về người thuyền trưởng của Đoàn tàu không

số đã đặt tên cho một hòn đảo của nước ta hiện nay?Hãy nêu một trong những chiến công của thuyền trưởng đó?

Trả lời:

Trung uý Nguyễn Phan Vinh(1933-1968) nguyên thuyền trưởng tàu hải quân trong đoàn tàu không số.

Năm 1970 anh đã được nhà nước truy tặng huy hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã được mang tên anh, đảo Phan Vinh.

Chiến công của thuyền trưởng Phan Vinh

Trong những tháng năm lặng lẽ vượt trùng dương, để giành được chiến thắng, Đoàn tàu không số anh hùng cũng đã chịu những tổn thất hy sinh không tránh khỏi trong cuộc hành trình vô cùng dũng cảm mưu trí, nhưng cũng hết sức mạo hiểm với muôn vàn thử thách, gian nguy. Với 30 lần đụng độ trực diện với hải quân hùng mạnh của Mỹ, ngụy, trong đó có trận hải chiến giữa vòng vây của tàu chiến địch trên biển-đã để lại một tấm gương anh dũng tuyệt vời của chiếc tàu mang bí hiệu 235 do Thuyền trưởng - Đại úy Nguyễn Phan Vinh và Thuyền phó Thượng úy Đoàn Văn Nhi chỉ huy cùng 18 thủy thủ “1 chọi 100” với tàu chiến Hạm đội 7 trên vùng biển miền Trung thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày 1-3-1968. Nay, lịch sử của Lữ đoàn 125-nguyên phiên hiệu của Đoàn tàu không số-đã trân trọng ghi lại chiến công này trong phòng truyền thống của Hải quân Việt Nam, trong đó có sự tích của anh hùng liệt sĩ Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh.

Từ năm 1964 đến đầu năm 1967, Nguyễn Phan Vinh đã chỉ huy vận chuyển 11 chuyến hàng vũ khí vào Nam trót lọt, an toàn-đi đến nơi về đến chốn với chiếc tàu không số mang bí hiệu 235. Đầu xuân Mậu Thân 1968, để tăng chi viện cho chiến trường mở cuộc tổng công kích, trưa ngày 27-2-1968, Đại úy, Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và Thượng úy, Thuyền phó Đoàn Văn Nhi cùng 18 thủy thủ từ một căn cứ Hải quân trong Vịnh Hạ Long đã bí mật nhổ neo đưa con tàu 235 rời bến, mang theo 14 tấn vũ khí xuất phát vào Nam. Ngoài số vũ khí, trang bị chi viện cho chiến trường, trong hầm tàu còn cài đặt sẵn gần một tấn thuốc nổ để sẵn sàng xử lý trường hợp bất khả kháng khi cần phi tang con tàu. Địa điểm tàu 235 sẽ cập bến để giao hàng trong chuyến vận chuyển này là “bến hẹn” thuộc vùng biển huyện Ninh Hòa-tỉnh Khánh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, tiếp giáp với vùng biển phía Nam tỉnh Phú Yên-để chuyển vũ khí cho quân giải phóng ở căn cứ Hòn Hèo (một vùng núi hiểm trở tiếp giáp với vùng biển Vũng Rô ở phía Đông).

Sau hơn hai ngày đêm hành trình trên hải phận quốc tế để tránh sự kiểm soát của tàu chiến địch, nửa đêm ngày 28-2-1968, tàu 235 đã đến ngoài khơi vùng biển Nha Trang và bắt đầu chuyển hướng vào “bến hẹn” ven biển xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa lúc 12 giờ đêm. Nhưng cũng vừa lúc ấy, hải quân địch ở vùng 2 đã phát hiện “chiếc tàu lạ” đang lặng lẽ vượt sóng trong đêm tối. Lập tức địch điều động thêm 3 tàu chiến HQ12, HQ17 và tàu Ngọc Hồi đến phối hợp với 5 tàu khác của Hải đoàn số 25 (Đoàn tàu tuần tiễu duyên hải của quân đội Sài Gòn) đang mai phục sẵn tại vùng biển xã Ninh Phước tiếp giáp với căn cứ Hòn Hèo của ta ở phía Tây. Cả 8 chiếc tàu này đều tắt hết đèn và nhanh chóng triển khai thành vòng vây đón lõng trên biển nhằm bắt sống “chiếc tàu lạ”.

Nguyễn Phan Vinh cũng phát hiện có tàu địch đang mai phục, nên đã khôn khéo chỉ huy tàu luồn lách vượt qua đội hình tàu địch khi chúng chưa tiến sát vào để khép vòng vây. Tàu 235 đã cập được “bến hẹn” ở bờ biển Ninh Phước vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 1-3-1968. Nhưng, không rõ vì sao trên bến đón lúc này không thấy có người của ta chờ để ra ám hiệu sẵn sàng tiếp nhận hàng. Biết rằng tàu mình đang lâm vào tình trạng khẩn cấp-bị địch phát hiện, nên Nguyễn Phan Vinh ra lệnh các thủy thủ khẩn trương thả hết hàng xuống biển để trên bến người của ta có thể vớt sau (theo quy định, tất cả những kiện hàng vận chuyển trên tàu không số, trước khi nhổ neo đều được đóng gói và bọc bằng nhiều lớp ni lông dày để xử lý tình huống bất trắc). Sau gần một giờ, 14 tấn hàng đã được các thủy thủ thả xuống biển, Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh liền cho tàu tăng tốc di chuyển chạy dọc ven bờ ra phía Bắc, xa nơi thả hàng để địch không biết được bến đón của ta.

Khi phát hiện tàu 235 tăng tốc, cả 8 chiếc tàu địch đồng loạt đột ngột bật đèn pha chiếu sáng cả một vùng và tập trung vào mục tiêu đang di chuyển, đồng thời chúng báo cho nhau biết “chiếc tàu không bật đèn đó là tàu Việt Cộng”. Tất cả các tàu địch áp tới để bắt sống. Vậy là tàu 235 lâm vào thế bị bao vây 3 mặt, phía trước sát bờ là núi, sau lưng là tàu địch, vô cùng nguy cấp. Lúc này, các tàu địch đã dùng đại liên, trọng liên bắn vào tàu 235 và bắn cả vào bờ để ngăn chặn đường thoát của thủy thủ ta. Ngoài ra, địch còn huy động hai chiếc trực thăng từ Nha Trang đến thả pháo sáng trên không phận và phát loa gọi tàu ta đầu hàng. Trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”, biết rằng khó thoát khỏi vòng vây địch giữa biển đang áp sát, Nguyễn Phan Vinh vẫn bình tĩnh điều khiển cho tàu chạy nhanh sát vào mớn nước, vừa chỉ huy chiến đấu chống trả. Các xạ thủ ĐKZ và trọng liên, súng máy cao xạ Hà Minh Thật, Nguyễn Văn Phong liên tiếp nhả đạn về phía tàu và trực thăng địch. Bị đánh trả, địch tập trung tất cả hỏa lực bắn vào tàu 235, làm 5 thủy thủ hy sinh, 9 thủy thủ khác bị thương. Lúc này, Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cũng bị một mảnh đạn sượt qua người, máu tuôn ướt đẫm, anh vẫn tỉnh táo ra lệnh cho Thuyền phó Đoàn Văn Nhi dìu nhau đưa anh em bị thương bơi vào bờ khi tàu vừa cập gần mép nước. Đồng thời, anh tự cài kíp nổ vào khối bộc phá trong hầm tàu, rồi cho tàu di chuyển ra xa bờ. Trên tàu lúc này chỉ còn lại Nguyễn Phan Vinh và thủy thủ Ngô Văn Phú. Sau khi kiểm tra lại vị trí kíp nổ và điều chỉnh kíp nổ hẹn giờ để đánh chìm tàu, hai người còn lại sau cùng mới rời tàu bơi vào bờ, nhưng mỗi người dạt ra mỗi hướng sau các gộp đá.

Trong khi đó, ngoài số thủy thủ đã hy sinh, số còn lại do Thuyền phó Đoàn Văn Nhi cùng dìu nhau luồn rừng để vượt qua vòng vây địch, tìm đến căn cứ ta ở Hòn Hèo. Sau khi Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và thủy thủ Ngô Văn Phú bơi được vào bờ nấp sau địa hình kín đáo, lúc gần 3 giờ sáng 1-3-1968, một ánh chớp từ trong lòng tàu 235 vụt lóe lên, kèm theo là một tiếng nổ long trời của khối thuốc nổ gần một tấn, với cột lửa khổng lồ, xé con tàu đứt đôi, một nửa chìm ngay dưới biển sâu, và nhiều mảnh lớn của nửa kia văng lên triền núi thuộc địa phận xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa (nay tại đây ta đã đặt bia tưởng niệm tàu 235 đã hy sinh ngày ấy). Sau giây phút kinh hoàng, máy bay trực thăng vũ trang và pháo tầm xa ngoài tàu chiến của địch tập trung xạ kích tới tấp vào bờ dọc ven biển để ngăn chặn đường rút lui, và cho quân tràn lên hòng bắt sống các chiến sĩ ta đã thoát lên bờ. Gần sáng, nhiều tốp lính thủy đánh bộ của địch đổ bộ vào bờ đã bị Nguyễn Phan Vinh và Ngô Văn Phú đánh trả quyết liệt bằng những băng đạn AK cuối cùng. Sau đó, cả hai anh đều hy sinh trước khi địch tới lục soát trận địa.

Với cuộc chiến đấu dũng cảm, hy sinh oanh liệt, nêu tấm gương tiêu biểu của người chỉ huy, ngày 28-8-1970, Thuyền trưởng liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

 

Câu 5: Bạn có suy nghĩ gì về con người, những chiến công và con đường huyền thoại  trên biển mang tên lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Gợi ý trả lời

- Đất nước Việt Nam tự hào về các anh, tên tuổi của các anh gắn liền với con tàu không số đã làm nên những chiến công hiển hách cho tổ quốc Việt Nam.

- Công lao của các anh có thể sánh với trời cao, biển rộng.

- Các anh là tấm gương sáng ngời về quan điểm số của minh về mọi người.

- Nếp sống của các anh vô cùng giản dị,gần gũi với cuộc sống nhân dân

- Các anh “hi sinh tất cả,chỉ quên mình”,lấy cống hiến cho đất nước làm niềm vui và hạnh phúc.

- Yêu mến,khâm phục và biết ơn sâu sắc những con ng­ười đã làm nên huyền thoại đường HỒ CHÍ MINH
- Các anh sống mãi với đất nước và dân tộc.

- Tên tuổi của các anh đã đem lại vinh quang cho dân tộc và đất nước VN

- Các thế hệ sau đang ra sức thực hịên tâm nguyện của các anh ,xây dựng Tổ quốc giàu mạnh,văn minh,sánh vai với các cường quốc năm châu.

 

 

 

Trả lời

“Vậy là chiều nay các anh lên đường, để lại cho mỗi người một nỗi nhớ mênh mông giữa khu rừng vắng vẻ. Các anh đi rồi nhưng tất cả nơi đây còn ghi lại bóng dáng các anh: những con đường đi, những chiếc ghế ngồi chơi xinh đẹp, những câu thơ thắm thiết yêu thương. Nghe anh Tuấn ra lệnh: “Tất cả ba lô lên đường!”. Những chiếc ba lô vụng về may bằng những tấm bao Mỹ đã gọn gàng trên vai, mọi người còn nấn ná đứng lại trước mình bắt tay chào mình một lần cuối. Bỗng dưng một nỗi nhớ thương kỳ lạ đối với miền Bắc trào lên trong lòng mình như mặt sông những ngày mưa lũ và… mình khóc ròng đến nỗi không thể đáp lại lời chào của mọi người. Thôi! Các anh đi đi, hẹn một ngày gặp lại trên miền Bắc thân yêu”. Đây là toàn văn ghi trong nhật ký của Anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm vào ngày 10-4-1968 đối với ông Trần Ngọc Tuấn (hiện đang sống tại nhà số 9A/1B, đường Đặng Tất, phường Vĩnh Hải - Nha Trang) và đồng đội trên “tàu không số” mang số hiệu 43, trong lần vận chuyển vũ khí vào Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Để đưa cách mạng miền Nam chuyển sang bước phát triển mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959) xác định: Con đường giải phóng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng; miền Nam cần phải nhận được sự chi viện sức người, sức của từ miền Bắc, miền Nam phải có nhiều vũ khí để đánh giặc. Tháng 5-1959, Bộ Chính trị giao Bộ Quốc phòng tổ chức "Đoàn công tác quân sự đặc biệt”, mang phiên hiệu Đoàn 559, mở đường Trường Sơn, chi viện chiến trường miền Nam. Tiếp đó, Bộ Chính trị quyết định mở tuyến chi viện chiến lược bằng đường biển vào Nam Bộ, không chờ tuyến vận chuyển đường bộ dọc theo dãy Trường Sơn hoàn thành.
Quá trình vận chuyển theo Đường Hồ Chí Minh trên biển, từ khảo sát nắm tình hình, tổ chức những chuyến đi thử nghiệm, trinh sát, đến việc xác định phương thức, phương tiện vận chuyển đã khó; việc tiếp tục sử dụng những con tàu không số bí mật theo con đường này càng khó khăn hơn, bởi trên biển không có vật che khuất như Đường Hồ Chí Minh trên bộ; địch tăng cường bao vây, phong tỏa, kiểm soát nghiêm ngặt và số tàu vận chuyển của ta cũng ngày một nhiều hơn so với lúc đầu. Vì thế, sau sự kiện Vũng Rô (tháng 2-1965), yếu tố bí mật, bất ngờ không còn, địch nắm được ý đồ của ta. Sau khi nghe báo cáo về tàu vào Vũng Rô bị lộ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ thị: Phải ngừng ngay việc vận chuyển bằng đường biển vào miền Nam, tổ chức rút kinh nghiệm và nghiên cứu hướng vận chuyển theo phương thức mới phù hợp. Trong giai đoạn vô cùng khó khăn, gian khổ (1965-1968), cán bộ, chiến sĩ ta phải chiến đấu nhiều trận rất quyết liệt và bị tổn thất, trong số 28 chuyến, chỉ có 7 chuyến vận chuyển vào được chiến trường. Những năm 1969-1972, ta tiếp tục phá thế phong tỏa của địch, đưa tàu ra xa tận vùng biển quốc tế, hòa vào các tuyến nhiều tàu thuyền các nước qua lại, vận chuyển khoảng 10 chuyến vào miền Nam. Tiếp đó, những năm 1973-1974, Quân chủng Hải quân sử dụng 380 lượt tàu vận chuyển hàng chục nghìn tấn vũ khí chi viện chiến trường. Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, quân chủng huy động 143 lần tàu, vận chuyển 8.721 tấn vũ khí cùng 50 xe tăng, pháo binh vào tham gia chiến đấu, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Đường Hồ Chí Minh trên biển là một nét độc đáo, đặc sắc, rất sáng tạo về chiến lược vận tải quân sự của chiến tranh cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Việc mở đường vận chuyển chi viện miền Nam và những chiến công về con đường biển mang tên Hồ Chí Minh thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với Đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh trên biển thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. So với Đường Hồ Chí Minh trên bộ, khối lượng vũ khí vận chuyển theo Đường Hồ Chí Minh trên biển ít hơn nhiều, nhưng chi viện kịp thời đến các vùng ven biển miền Trung và Tây Nam Bộ, những nơi vận tải bộ chưa vươn tới. Những chiến công của từng chuyến tàu không số chi viện chiến trường thể hiện lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, tinh thần mưu trí, sáng tạo, dũng cảm hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong mọi tình huống; thể hiện tình đoàn kết quân dân, giữa cán bộ, chiến sĩ hải quân với các đơn vị, cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương vùng ven biển, nơi các bến bãi tiếp nhận vũ khí. Đây là con đường của ý chí và sức sáng tạo, độc đáo Việt Nam; kế thừa truyền thống sông biển oanh liệt của dân tộc và phát triển lên tầm cao mới trong điều kiện chiến tranh gian khổ, ác liệt, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.

 

1

 

nguon VI OLET