BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA- LỊCH SỬ ĐỒNG NAI
NĂM 2018
Họ và tên: NGUYỄN THỊ THỦY
Ngày tháng năm sinh: 1971
Chức vụ:GIÁO VIÊN
Đơn vị công tác: Trường TH Trịnh Hoài Đức-Xuân Hiệp-Xuân Lộc
- Đồng Nai

Bài làm
Câu 1:Trong 320 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, Nhân dân Đồng Nai đã trải qua những cuộc kháng chiến nào? Hày trình bảy cảm nhận của anh (chị) về truyền thống đấu tranh cách mạng của Nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai?
Đồng Nai - một dải đất nằm ven sông Đồng Nai thuộc phần đất của dinh Trấn Biên do nhà Nguyễn lập ra 1698. Đến đời Minh Mạng (1832), dinh Trấn Biên được đổi thành tỉnh Biên Hòa. Sau khi chiếm được Nam Kỳ, thực dân Pháp chia tỉnh Biên Hòa thành ba tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một. Thực dân Pháp vẫn giữ sự phân chia ấy cho đến khi ký kết Hiệp định Giơnevơ tháng 7 năm 1954. Đến thời kỳ Mỹ ngụy, năm 1957, hai tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa được chia thành bốn tỉnh: Biên Hòa, Phước Tuy, Long Khánh, Phước Long. Năm 1959, địch tổ chức thêm tỉnh Phước Thành, nhưng đến năm 1965 thì giải thể. Về phía ta, trong chống Pháp, do yêu cầu chỉ đạo chiến trường, tháng 5- 1951, tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một hợp thành tỉnh Thủ Biên; Bà Rịa và Chợ Lớn hợp thành tỉnh Bà Chợ. Trong thời chống Mỹ, các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh khi tách ra khi nhập lại hình thành các tỉnh với tên gọi: Thủ Biên, Bà Rịa – Long Khánh, Bà Biên, U1, Phân khu 4, Phân khu Bà Rịa, Phân khu Thủ Biên, Tân Phú.(1)
Cảm nhận của tôi: Là người dân địa phương, bản thân là giáo viên Tiểu học. Tôi luôn tự hào về truyền thống yêu nước của quê hương Đồng Nai, tôi cố gắng học hỏi tu dưỡng mình để đáp ứng kịp cho thời đại mới, luôn trau dồi về chuyên môn của mình bằng nhiều hình thức: tự học, học hỏi từ đồng nghiệp,sách báo...
Phục vụ bản thân và truyền lửa cho học sinh thân yêu, ngay từ những buổi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để sau này các em sẽ là những trụ cột của đất nước nói chung và quê hương tôi nói riêng.
Câu 2: Hãy cho biết và nêu cảm nhận về những tập quán, tín ngưỡng dân gian của người dân Biên Hòa - Đồng Nai; từ đó giới thiệu một hoạt động tập quán, tín ngưỡng dân gian gắn với cộng đồng xã hội mà anh (chị) từng biết hoặc tham gia? Để phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay anh (chị) sẽ làm gì ?
        -  Do nguồn gốc hình thành và những quan hệ tác động đến nó, sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt ở Đồng Nai bộc lộ nhiều đặc điểm sau:
1. Trước hết, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt ở Đồng Nai mang tính  hỗn dung, hay nói cách khác là đa hệ trong cơ cấu cũng như trong biểu hiện. Đây không phải là đặc tính riêng của cư dân Việt ở Đồng Nai, nhưng nó thể hiện ở Đồng Nai rất đậm nét. Cơ sở kinh tế - xã hội của nó là nền nông nghiệp đa hệ sinh thái: Biển – sông rạch - vườn ruộng – bán sơn địa  với nền thương nghiệp phắt triển khá sớm. Tất cả đều hướng lòng tin vào thần linh phù hợp với vị thế của tầng lớp mình rồi lại vươn đến hình ảnh chung  nhất của cộng đông. Từ đặc điểm này, có thể giải thích được tính quảng giáo, rộng mở, nhạy bén với cái mới nhưng không ở rời cội nguồn dân tộc của người việt ở Đồng Nai.
2. Sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt ở Đồng Nai ít thần bí, sự lý giải về thần linh thường dựa vào lôgich hiện thực hơn là trí tưởng tượng thần thoại.
3. Sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng dân gian của cư  dân Việt ở Đồng Nai thể hiện ý nghĩa nhân bản ở mức độ cao. Người Đồng Nai thành kính thờ phụng thần linh nhưng không lệ thuộc vào thần linh, càng không chịu đóng khung trong khuôn mẫu có sẵn.
4. Do hình thành muộn và bị đứt gãy bởi nhiều biến cố lịch sử, sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt ở Đồng Nai hiện tồn tại trong mâu thuẫn giữa niềm  tin và tri thức. 
5. Sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt ở Đồng Nai là một hiện tượng  thực tế không thể phủ nhận được. Nó đã từng là “ món ăn  tinh thần`` để người Việt ở Đồng Nai hình thành, phát triển, vượt qua gian
nguon VI OLET