BÀI DỰ THI :
“ TÌM HIỂU CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM – 80 NĂM, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ ”.
Câu 1: Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào ? Do ai sáng lập ?
Trả lời:
Ngày 28/07/1929, Ban Chấp hành TW lâm thời Đông Dương cộng sản Đảng đã quyết định triệu tập Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kì tại số nhà 15, phố Hàng Nón, Hà Nội.Tham dự Đại hội có Đại biểu các Tổng công hội đỏ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đông Triều, Mạo Khê. Đại hội đã bầu BCH TW lâm thời gồm 07 đồng chí do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên BCH TW lâm thời Đông Dương cộng sản Đảng đứng đầu. Đại hội thông qua chương trình, điều lệ Tổng Công hội đỏ Bắc kì đồng thời quyết định ra Báo lao động và tạp chí Công hội đỏ là cơ quan tuyên truyền và nghiên cứu lí luận của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V nhất trí lấy ngày 28/07/1929, ngày thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kì làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Tổ chức Công đoàn sơ khai của phong trào công nhân Việt Nam là tổ chức Công Hội đỏ Ba Son do Đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập năm 1920. Mặc dù chỉ tồn tại trong vòng 6 năm nhưng Công Hội đỏ Ba Son đã trở thành linh hồn của phong trào bãi công chống Thực dân Pháp.
Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn liền với tên tuổi và cuộc đời hoạt động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ vĩ đại của GCCN và dân tộc Việt Nam. Người đặt cơ sở lí luận và tổ chức cho việc thành lập Công đoàn cách mạnh Việt Nam.
Câu 2: Đồng chí hãy cho biết từ khi thành lập đến nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội? Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ Đại hội?
Trả lời:
Từ ngày thành lập Công đoàn Việt Nam cho đến nay đã trải qua 10 kỳ Đại hội:
+ Đại hội lần thứ nhất:
Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ nhất khai mạc vào sáng ngày 01 đến ngày 15 tháng 01 năm 1950 tại xã Cao Vân - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. Đại hội đã bầu BCH Tổng Liên đoàn gồm 21 uỷ viên chính thức, 4 uỷ viên dự khuyết, do đồng chí Hoàng Quốc Việt Ủy viên Thường vụ TW Đảng làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên làm Tổng Thư ký. Đại hội Công đoàn lần thứ nhất tiến hành kiểm điểm và tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam từ khi hình thành, nhất là từ sau Cách mạng tháng Tám thắng lợi đến thời điểm Đại hội.
Đại hội đề ra mục tiêu : “Động viên công nhân, viên chức cả nước, nhất là ngành quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi”
Nghị quyết lần thứ nhất là sự vận dụng đúng đắn, cụ thể, sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Dông Dương vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và hoạt động Công đoàn, là điều kiện rất thuận lợi cho giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng trong bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Đại hội lần thứ hai:
Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ hai họp từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 02 năm 1961 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã Quyết định lấy thư của BCH TW Đảng và Huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho phương hướng, nhiệm vụ công tác của Công đoàn Việt Nam.
Đại hội đề ra mục tiêu: “Động viên cán bộ, công nhân, viên chức thi đua lao động, sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc với tinh thần: Mỗi người làm việc bằng 2 vì miền Nam ruột thịt, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà”.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ hai khẳng định: “Sự nghiệp CNH xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quyết định rất lớn đối với sự phát triển thắng lợi của Cách mạng nước ta, đồng thời đảm bảo nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, của Đảng tiên phong và phát huy tác dụng tích cực của Công đoàn trong mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội”.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ hai đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam. Đồng thời nhất trí thông qua điều lệ Công đoàn Việt Nam gồm 10 chương và 45 điều trong đó qui định cụ thể nhiệm vụ, quyền
nguon VI OLET