Đơn vị : Trường THCS Trần Quốc Toản
Họ và tên: Lê Định Quyền



Đề : Bằng hiểu biết của đồng chí khi học tập chuyên đề “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân ” .Liên hệ thực tế , rèn luyện bản than về nội dung trên ?

Bài làm chi tiết Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân .

Qua học tập , nghiên cứu tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi xin trình bày những thu hoạch được về nhận thức và tự liên hệ việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” của bản thân như sau:
Hai năm qua , Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã được triển khai sâu rộng trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội, làm cho toàn Đảng, toàn dân ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị tinh thần to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả bước đầu của Cuộc vận động đã tạo ra những chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống trong mỗi chúng ta . Tiếp theo các chủ đề học chính trị hè năm học 2007, 2008, thực hiện theo kế hoạch số 03-KH/BTGTW ngày 14-5-2007 của Ban Chỉ đạo Trung ương, năm 2009, toàn Đảng, toàn dân toàn quân ta sẽ học tập chủ đề: Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn với Kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác ,nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
1. Về nhận thức:
I/ Về sự cần thiết “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay:
Trách nhiệm là phần việc được giao, nghĩa vụ phải làm tròn theo cương vị, chức trách của mình. Con người có bao nhiêu vị trí, vai trò, chức năng trong các mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu trách nhiệm. Đó là trách nhiệm thành viên của mỗi người trong quan hệ gia đình; trong cộng đồng, tổ chức, xã hội; trách nhiệm công dân trong quan hệ với đất nước; trách nhiệm phục vụ nhân dân, là công bộc của dân, của cán bộ, công nhân viên chức .
Trách nhiệm là một khái niệm kép, vừa thuộc phạm trù đạo đức, vừa thuộc phạm trù pháp luật. Có trách nhiệm chỉ chịu sự phán xét của dư luận, đạo đức. Có trách nhiệm ngoài sự phán xét của dư luận, đạo đức còn chịu sự xét xử của pháp luật. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, chịu sự phán xét của cả dư luận, đạo đức, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong đó việc nhận thức đúng đắn, tự giác thực hiện có vai trò quan trọng , ý thức trách nhiệm chính là sự nhận thức (nông, sâu, đầy đủ hay chưa đầy đủ) về nghĩa vụ phải hoàn thành trong mối quan hệ nhất định. Ngược lại với ý thức trách nhiệm là thái độ vô trách nhiệm. Bác Hồ chỉ rõ trách nhiệm của mỗi người trong các mối quan hệ, nhưng nhấn mạnh trước hết là trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân. Người thường nhắc nhở mỗi người có 3 trách nhiệm: trước Đảng, trước dân, trước công việc. Trong 3 trách nhiệm đó, trước hết cần có ý thức trách nhiệm cao trước công việc, trước nhân dân để làm thật tốt rồi mới đem kết quả đó mà báo cáo với cấp trên, với Đảng.
Mục đích của việc học tập là:
1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới
Trong phạm vi đạo đức, trách nhiệm mang tính bổn phận mà mỗi tổ chức, cá nhân đều phải tự giác, tự mình thực hiện.
- Dân tộc Việt Nam, với 54 dân tộc anh em hình thành và phát triển trên một miền đất có điều kiện tự nhiên vừa thuận lợi, vừa khắc nghiệt, gắn liền với nền văn minh lúa nước. Vì vậy, ngay từ rất sớm đã hình thành cộng đồng dân tộc thống nhất, dựa trên các cộng đồng làng xã phát triển và khá bền vững. Trong mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó qua nhiều đời đó
nguon VI OLET